Chính tả

1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: 

Vậy là việc đã quyết định rồi. Nhụ đi và sau đó cả nhà sẽ đi. Đã có một làng Bạch Đằng Giang do những người dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu. Hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó ở mãi phía chân trời…. 

a) Gạch dưới các danh từ riêng là tên người, tên địa lí trong đoạn văn. b) Ghi lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam (đã học ở lớp 4):

Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên.

2. Viết một số tên người, tên địa lí mà em biết:

Luyện từ và câu

NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ

I. Nhận xét

Đọc 2 câu ghép sau. Cách nối và cách sắp xếp các vế câu trong hai câu ghép có gì khác nhau? Viết câu trả lời vào bảng ở dưới:

a) Nếu trời trở rét thì con phải mặc thật ấm.

b) Con phải mặc ấm, nếu trời rét.

Câu ghép Cách nối các vế câu  Cách sắp xếp các vế câu
a  Hai vế được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ nếu… thì vế 1: chỉ điều kiện

về 2: Chỉ kết quả 

b Hai vế nối với nhau bằng quan hệ từ nếu… về 1: Chỉ kết quả

về 2: chỉ điều kiện

II. Luyện tập

1. Đọc các câu ghép sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

a) (Nếu) ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được bao nhiều bước (thì) tôi sẽ nói cho ông biết trâu của tôi cày một ngày được mấy đường. 

b) (Nếu) là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng

(Nếu) là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương

(Nếu) là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm

Là người, tôi sẽ chết cho quê hương

– Gạch một gạch dưới vế câu chỉ điều kiện (giả thiết), gạch hai gạch dưới vế câu chỉ kết quả.

– Khoanh tròn các quan hệ từ nối các vế câu.

2. Điển quan hệ từ thích hợp vào mỗi chỗ trống để tạo ra những câu ghép chỉ điều kiện – kết quả hoặc giả thiết – kết quả:

a) Nếu chủ nhật này trời đẹp thì chúng ta sẽ đi cắm trại.

b) Hễ bạn Nam phát biểu ý kiến thì cả lớp lại trầm trồ khen ngợi.

c) Nếu ta chiếm được điểm cao này thì trận đánh sẽ rất thuận lợi

3. Viết thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ điều kiện – kết quả hoặc giả thiết – kết quả:

a) Hỗ em được điểm tốt thì mẹ em sẽ thưởng quà.

b) Nếu chúng ta chủ quan thì việc này khó thành công.

c) Giá như Hồng chăm chỉ hơn thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập.

Tập làm văn

ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN

1. Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 4, em hãy trả lời các câu hỏi sau:

2. Đọc câu chuyện đi giỏi nhất? (sách Tiếng Việt 5, tập hai, trang 42 – 43), trả lời các câu hỏi bằng cách ghi dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng nhất

a) Câu chuyện trên có mấy nhân vật?

 Hai                                  Ba                                       Bốn

b) Tính cách của các nhân vật được thể hiện qua những mặt nào? 

Lời nói

Hành động

Cả lời nói và hành động

c) Ý nghĩa của câu chuyện trên là gì?

Khen ngợi Sóc thông minh và có tài trồng cây, gieo hạt.

Khuyên người ta tiết kiệm, phòng lúc khó khăn.

Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc.

Luyện từ và cấu

NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ 

I. Nhận xét 

1. Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.

(Tuy) bốn mùa là vậy/, (nhưng) mỗi mùa HạLong lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá mực. Mùa hè của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biến và tôm he…

– Gạch dưới câu ghép có trong hai đoạn văn.

– Đánh dấu gạch chéo giữa các vế câu trong câu ghép. Khoanh tròn những từ nối các vế câu ghép.

2. Đặt một câu ghép, trong đó hai vế câu có quan hệ tương phản:

 Tuy sức khỏe yếu nhưng bạn Hân học rất giỏi.

II. Luyện tập 

1. Phân tích cấu tạo của hai câu ghép sau bằng cách thực hiện các yêu cầu ở dưới:

a) (Mặc dù) giặc Tây hung tàn/, nhưng chúng không thể ngăn cản các cháu học tập, vui tươi, đoàn kết, tiến bộ.

b) (Tuy) rét vẫn kéo dài/, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. 

– Dùng gạch xiên (/) ngăn cách các vế câu trong từng câu ghép.

 – Khoanh tròn quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ nối các vế câu.

– Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ trong từng vế câu.

2. Viết thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản:

a) Tuy hạn hán kéo dài nhưng ruộng lúa làng em vẫn có đủ nước.

b) Mặc dù trời đang nắng gắt nhưng các cô vẫn miệt mài trên đồng ruộng.

 3. Đọc mẩu chuyện vui sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

Chủ ngữ ở đâu?

Cô giáo viết lên bảng một câu ghép:

(Mặc dù) tên cướp rất hung hãn, gian xảo (nhưng) cuối cùng hắn vẫn phải đưa hai tay vào còng số 8.

Rồi cô hỏi:

– Em nào cho cô biết chủ ngữ của câu trên ở đâu?

Hùng nhanh nhảu:

– Thưa cô, chủ ngữ đang ở trong nhà giam ạ.

a) Dùng gạch xiên (/) ngăn cách các vế của câu ghép trong mẩu  chuyện vui trên.

b) Khoanh tròn cặp quan hệ từ nối các vế câu.

c) Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ trong từng vế câu.

Tập làm văn

KỂ CHUYỆN

(Chuẩn bị cho bài kiểm tra viết)

Lập dàn ý chi tiết cho một trong ba đề bài sau:

  1. Hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn. 
  2. Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học.
  3. Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó.

Bài làm

Kể chuyện Cây khế theo lời kể của người em.

Sau khi ba mẹ tôi chết, vợ chồng anh hai tôi đã chiếm hết gia tài, cho tôi một mảnh đất cuối vườn, trên đó có một cây khế. Thương anh đã có gia đình nên tôi ra góc vườn dựng một túp lều tranh để ở và chăm sóc cây khế. Đến mùa khế chín đầu tiên, tôi mừng lắm, tôi hái khế đem ra chợ bán đổi lấy gạo nuôi thân. Chẳng biết từ đâu, một con chim đại bàng bay đến tìm khế để ăn. Thấy nó ăn tôi xót ruột nói: “Chim đi ăn ít ít thôi nhé, để ngày mai ta bán mua gạo đó nghe”. Bỗng nhiên tôi nghe tiếng chim nói: “Ăn một quả trả cục vàng, may túi ba gang mà đựng”. Tôi tưởng mình nghe nhầm nhưng sau đó chim lại nói như thế. Tôi làm y lời chim dặn. Thế là sau đó chim chở tôi đi lấy vàng. Tôi trở nên giàu có. Người ta đồn đãi đến tai anh trai tôi. Thế là hai anh chị bàn nhau đổi gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi nhường lại. Khi khế chín, anh chị thấy chim và nói như tôi nói. Chim cũng dặn anh như dặn tôi. Nhưng anh tôi tham quá, may túi sáu gang nên đại bàng nặng quá bay không nổi, nghiêng cánh và anh tôi rớt xuống biển.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải vở bài tập Tiếng việt lớp 5 tập 2 – Tuần 22
3.8 (76%) 10 votes