Chính tả

Chọn bài tập 1 hoặc 2:

Điền chữ cái thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây: 

1) r, d hoặc gi

Giữa cơn hoạn nạn Một chiếc thuyền ra đến giữa dòng sông thì bị rò. Chỉ trong nháy mắt, thuyền đã ngập nước.

 Hành khách nhốn nháo, hoảng hốt, ai nấy ra sức tát nước, cứu thuyền. Duy chỉ có một anh chàng vẫn thản nhiên, coi như không có chuyện gì xảy ra. Một người khách thấy vậy, không giấu nổi tức giận, bảo:

– Thuyền sắp chìm xuống đáy sông rồi, sao anh vẫn thản nhiên vậy?

Anh chàng nọ trả lời: 

– Việc gì phải lo nhỉ? Thuyền này đâu có phải của tôi!

2) o hoặc ô (thêm dấu thanh thích hợp)

Cánh rừng mùa đông 

Cánh rừng mùa đông trơ trụi. Những thân cây khẳng khiu vươn nhánh cành khô xác trên nền trời xám xịt. Trong hốc cây, mấy gia đình chim họa mi, chim gõ kiến ẩn náu. Con nào con nấy gầy xơ xác, ló đầu ra nhìn trời bằng những cặp mắt ngơ ngác buồn. Bác gấu đen nằm co quắp trong hang. Hồi cuối thu, bác ta béo núng nính, lông mượt, da căng tròn như một trái sim chín, vậy mà bây giờ teo tóp, lông lởm chởm trông thật tội nghiệp.

(Theo Trần Hoài Dương)

Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÔNG DÂN

1. Đánh dấu x vào ô trống trước dòng nêu đúng nghĩa của từ công dân:

Người làm việc trong cơ quan nhà nước

Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước.

Người lao động chân tay làm công ăn lương.

2. Xếp những từ có tiếng công cho dưới đây thành ba nhóm:

Công dân, công nhân, công bằng, công cộng, công lí, công nghiệp, công chúng, công minh, công tâm.

Công có nghĩa là “của nhà nước,  của chung” công dân, công cộng, công chúng
Công có nghĩa là “không thiên vị” công bằng, công lí, công minh
Công có nghĩa là “thợ, khéo tay” Công nhân, công nghiệp

3. Đánh dấu x vào ô trống trước những từ đồng nghĩa với từ công dân:

đồng bào                                              dân

nhân dân                                              nông dân

dân chúng                                           công chúng

dân tộc

4. Có thể thay từ công dân trong câu nói dưới đây của nhân vật Thành (Người Công dân số Một) bằng các từ đồng nghĩa với nó được không? Viết lời giải thích vào chỗ trống:

Làm thân nô lệ mà muốn xóa bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tỞ cho người ta…

Trong câu trên, không thể thay thế từ công dân bằng những từ đồng nghĩa (dân, dân chúng, nhân dân) được vì công dân chỉ người dân của một nước độc lập

Tập làm văn

TẢ NGƯỜI 

(Chuẩn bị cho bài kiểm tra viết)

Lập dàn ý chi tiết cho một trong ba đề bài sau: 

  1. Tả một ca sĩ đang biểu diễn. 
  2. Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.
  3. Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện em đã đọc.

Bài làm

I. Mở bài: Giới thiệu ca sĩ 

Ca sĩ Mỹ Tâm biểu diễn trên ti vi 

II. Thân bài: Tả ngoại hình

– Bước ra sân khấu chào khán giả. Khuôn mặt tươi vui, mắt long lanh, mái tóc dài ngang vai, màu vàng. Cô mặc một bộ đầm lộng lẫy, gắn nhiều kim tuyến óng ánh.

– Biểu diễn: – Giọng hát tươi vui, lúc trầm, lúc bổng, rất truyền cảm. Phong cách biểu diễn: Hai bàn tay đưa nhịp nhàng theo từng nhịp xoay người uyển chuyển, mái tóc tung bay… Rời sân khấu đi về phía khán giả, bắt tay, nhận hoa…

– Khán giả vỗ tay tán thưởng, các “phan” hâm mộ la hét cổ vũ.

III. Kết bài: Tiếng hát đem lại niềm vui, niềm tin yêu cho mọi người. Mong ước của em: ca sĩ Mỹ Tâm luôn luôn thành công trên lĩnh vực nghệ thuật.

Luyện từ và câu

NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ

I. Nhận xét

1. Gạch dưới các câu ghép có trong đoạn trích:

Trong hiệu cắt tóc, anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình/ thì cửa phòng lại mởi, một người nữa tiến vào… Một lát sau, I-va-nốp đứng dậy nói: Đồng chí Lê-nin, giờ đã đến lượt tôi. Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự, nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí. Đó là quyền của tôi.”

Mọi người đều cho là I-va-nốc nói rất đúng. Lê-nin không tiện từ chối, đồng chí cảm ơn I-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc.

(Theo Hồ Lãng)

2. Dùng dấu gạch xiên để xác định các vế câu trong từng câu ghép vừa tìm được. 

3. Cách nối các vế câu trong những câu ghép có gì khác nhau? ghi nhận xét vào bảng sau: 

Câu ghép Cách nối các vế câu
Câu số 1 Vế 1 và vế 2 nối với nhau bằng quan hệ từ thì: vế 2 và vế 3 nối với nhau trực tiếp (giữa 2 vế có dấu phẩy)
Câu số 2 vế 1 và vế 2 nối với nhau bằng cặp quan hệ từ tuy ... nhưng
Câu số 3 về 1 và vế 2 nối trực tiếp (giữa 2 vế có dấu phẩy)

1. Gạch dưới câu ghép trong đoạn văn sau. Dùng gạch xiên (/) để ngăn cách giữa các vế câu. Khoanh tròn cặp quan hệ từ nối các vế câu:

(Nếu) trong công tác, các cô, các chú được nhân dân ủng hộ, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu/ (thì) nhất định các cô, các chủ thành công. Muốn được như vậy, phải trau dồi đạo đức cách mạng.

(Hồ Chí Minh)

2. Hãy khôi phục những từ bị lược trong hai câu ghép ở cuối đoạn văn dưới đây:

Thái hậu ngạc nhiên nói:

– Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử?

Tô Hiến Thành tâu:

Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường. Còn Thái hậu hỏi người tài ba giúp nước thì thần xin cử Trần Trung Tả

3. Em tán thành hay không tán thành việc lược bớt từ của tác giả? Vì sao? Đánh dấu  vào trước ý em chọn:

Tán thành. Cần lược bớt từ để câu văn gọn gàng, không nặng nề.

Không tán thành. Bởi vì các quan hệ từ này giúp cho việc diễn đạt rõ nghĩa hơn.

4. Điền quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây:

a) Tấm chăm chỉ, hiền lành còn Cám thì lười biếng, độc ác.

b) Ông đã nhiều lần can giản nhưng vua không nghe.

c) Mình đến nhà bạn hay bạn đến nhà mình?

Tập làm văn

LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG 

  1. Đọc câu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể (sách Tiếng Việt 5, tập hai, trang 23 – 24) và điền nội dung trả lời vào bảng sau:

 2. Giả sử em là lớp trưởng trong câu chuyện trên, em hãy lập chương trình hoạt động của lớp để tổ chức buổi liên hoan văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11

Chú ý viết vắn tắt theo mẫu sau: 

 I- Mục đích 

II- Phân công chuẩn bị

 III- Chương trình cụ thể

CHƯƠNG TRÌNH LIÊN HOAN VĂN NGHỆ

CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 – 11

Lớp 5A 

I. Mục đích: Chúc mừng và bày tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo. 

II. Phân công chuẩn bị.

1. Bánh kẹo, hoa quả, nước uống, chén đĩa, hoa, lọ hoa (các bạn: Anh, Tú, Hoa)

2. Trang trí: Phúc, Lâm, Toàn 

3. Báo tường: Hân, Thắm, Nga và ban biên tập 

4. Tiết mục văn nghệ: 

+ Dẫn chương trình: Hân 

+ Đồng ca: Năm, Hải, Huynh, Đệ, Lâm

 + Kịch: Xuân, Thu, Đông 

+ Đàn: Uyên, Múa: tổ 3

5. Dọn dẹp sau buổi lễ: cả lớp 

III. Chương trình cụ thể: 

1. Giới thiệu chương trình, giới thiệu thầy cô. 

2. Phát biểu chúc mừng và dâng hoa tặng thầy cô.

3. Giới thiệu: 

+ Báo tường, thuyết minh về tờ báo 

+ Người dẫn chương trình: Hân 

+ Văn nghệ: Đồng ca, múa, đơn ca, kịch, đơn ca, ngâm thơ

 + Cô chủ nhiệm phát biểu. 

+ Lời cảm ơn của lớp trưởng- kết thúc 

IV. Dọn dẹp.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải vở bài tập Tiếng việt lớp 5 tập 2 – Tuần 20
Đánh giá bài viết