Nguồn website giaibai5s.com

  1. QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DÂN Ở CÁC

NƯỚC ĐÔNG NAM Á. Câu hỏi: Em hãy giới thiệu đôi nét về khu vực Đông Nam Á. |

Trả lời câu hỏi Đông Nam Á là một khu vực khá rộng, bao gồm nhiều nước trên lục địa và hải đảo, diện tích khoảng 4,5 triệu km?, ngày nay có số dân hơn 500 triệu người: các dân tộc có nền văn hóa truyền thống rực rỡ. Đông Nam Á nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Đây là khu vực giàu tài nguyên: lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khoáng sản…, có nguồn nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ lớn. . . Câu hỏi: Nhìn trên lược đồ hình 46 SGK (trang 64) xác định tên

các nước trong khu vực Đông Nam Á và các nước thực dân phương Tây xâm lược đối với khu vực này?

Trả lời câu hỏi + Vào nửa sau thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đã đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa ở vùng Đông Nam Á.

+ Thực dân Anh xâm chiếm Mã Lai, Miến Điện. + Thực dân Pháp chiếm Việt Nam, Cam-pu- chia, Lào. . + Tây Ban Nha rồi Mĩ chiếm Phi-líp-pin. + Hà Lan và Bồ Đào Nha thôn tính In-đô-nê-xi-a. •

+ Anh, Pháp chia nhau “khu vực ảnh hưởng” ở Xiêm. II. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Câu hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến phong trào đấu tranh ở Đông : Nam Á?

Trả lời câu hỏi Do sự thống trị, bóc lột của chủ nghĩa thực dân đã chà đạp lên quyền dân tộc thiêng liêng của nhân dân Đông Nam Á làm cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển ở các nước Đông Nam Á.

Câu hỏi: Vì sao các cuộc đấu tranh chống thực dân của nhân dân Đông Nam Á trong thời kì này đều bị thất bại?

Trả lời câu hỏi Các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc của các nước Đông Nam Á cuối .. cùng lần lượt đều bị thất bại vì lực lượng của bọn xâm lược mạnh, chính . ..

quyền phong kiến ở nhiều nước đầu hàng, làm tay sai; cuộc đấu tranh • của nhân dân thiếu tổ chức và thiếu lãnh đạo chặt chẽ. . Câu hỏi: Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có những điểm chung nào nổi bật:

Trả lời câu hỏi + Sau khi thôn tính và biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa, . thực dân phương Tây đã tiến hành những chính sách cai trị hà khắc: vợ vét, đàn áp, chia để trị.

+ Tùy tình hình cụ thể mà mỗi nước thực dân có chính sách cai trị, . .. bóc lột khác nhau, song nhìn chung là vơ vét tài nguyên đưa về chính

quốc, không mở mang công nghiệp ở thuộc địa, tăng các loại thuế, mở đồn điền, bắt lính, đàn áp phong trào yêu nước. Câu hỏi: Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở In-đô-nê-xi-a | vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX diễn ra như thế nào?

Trả lời câu hỏi + Ở In-đô-nê-xi-a, vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, nhiều tổ chức yêu nước trí thức tự sản tiến bộ ra đời, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. . + Từ sau năm 1905, nhiều tổ chức công đoàn được thành lập và bước đầu truyền bá chủ nghĩa Mác vào In-đô-nê-xi-a.

+ Năm 1905, công đoàn đầu tiên của công nhân xe lửa được thành lập. Năm 1908, Hội liên hiệp công nhân In-đô-nê-xi-a ra đời.

+ Tháng 5 – 1920, Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a thành lập. Câu hỏi: Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Phi-líp-pin vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX diễn ra như thế nào?

… Trả lời câu hỏi hi-líp-pin, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha diễn ra quyết liệt. Cuộc Cách mạng 1896 1898 bùng nổ, dẫn tới sự ra đời nước Cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính. • • Câu hỏi: Mĩ tiến hành xâm lược Phi-líp-pin như thế nào?

| Trả lời câu hỏi Mượn cớ “giúp đỡ” nhân dân Phi-líp-pin chống Tây Ban Nha, Mĩ gây ra cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha và sau đó thôn tính nước này. Nhân dân Phi-líp-pin tiếp tục kháng chiến chống Mĩ, song thất bại.

Mĩ đưa 70.000 quân đàn áp cuộc đấu tranh của nhân dân Phi-líp-pin, giết hại hơn 60.000 người yêu nước. Câu hỏi: Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở ba nước Đông

Dương vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX diễn ra như thế nào?

Trả lời câu hỏi Ở Cam-pu-chia, ngay sau khi vua Nô-rô-đôm kí hiệp ước thừa nhận nền đô hộ của Pháp năm 1863, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra. Điển hình là cuộc khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta Keo (1863 1866) và cuộc khởi nghĩa dưới sự chỉ huy của nhà sư Pu-com-bô ở Cra-chê (1866 -1867).

Ở Lào, đầu thế kỉ XX, nhân dân đã nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa chống Pháp. Năm 1901, nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu | tranh vũ trang dưới sự lãnh đạo của Pha-ca-đuốc. Cũng năm đó, một cuộc khởi nghĩa khác đã nổ ra ở cao nguyên Bô-lô-ven, lan sang Việt Nam và kéo dài đến năm 1907 mới dập tắt.

+ Ở Việt Nam, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra liên tục và quyết liệt. Bên cạnh phong trào Cần vương, làn sóng đấu tranh chống Pháp diễn ra ở khắp nơi, tiêu biểu là phong trào nông dân Yên Thế (1884 -1913).

+ Vào đầu thế kỉ XX, do*những biến chuyển sâu sắc trong xã hội, phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam mang màu sắc mới. Câu hỏi: Sự đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân Việt Nam, Lào, và

Cam-pu-chia trong phong trào kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX được biểu hiện như thế nào? .

| Trả lời câu hỏi | + Ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia nằm trên bán đảo Đông Dương, từ lâu đã có mối quan hệ lịch sử gắn bó. Khi thực dân Pháp xâm lược nhân dân ba nước đã có sự liên minh đoàn kết chiến đấu cùng chống một kẻ thù chung.

+ Khởi nghĩa của Acha Xoa là cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân

n-pu-chia (1863 1866). A-cha Xoa đã lấy vùng Châu Đốc, Việt Nam làm căn cứ chống Pháp. Tại đây nghĩa quân A-cha Xoa đã tìm cách liên minh với nghĩa quân Thiên hộ Dương cùng nhau đánh Pháp.

+ Năm 1866, khởi nghĩa Pu-côm-bô đã bùng nổ ở Cam-pu-chia. Nhà sư Pu-com-bô, thủ lĩnh của nghĩa quân đã lấy Tây Ninh (Việt Nam) làm nơi xây dựng căn cứ chống Pháp, liên kết với nghĩa quân Trương Quyền, Thiên Hộ Dương, được nhân dân Việt Nam giúp đỡ, đã đánh thắng quân Pháp nhiều trận. .

+ Tinh thần đoàn kết chiến đấu giữa hai nước Việt, Lào cũng đã dần hình thành. Cuộc khởi nghĩa của Pa-chay, người đứng đầu bản Lào xung

Mường Sơn (Tỉnh Sầm Nưa) để tập hợp người Lào xủng, người Mèo ở Tây Bắc (Việt Nam) đứng lên chống Pháp. Câu hỏi: Tại sao phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân

ba nước Đông Dương vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đều thất bại . . . .

Trả lời câu hỏi Các cuộc kháng chiến lần lượt thất bại vì: + Các phong trào này đều mang tính tự phát. – + Thiếu đường lối đúng và thiếu tổ chức vững mạnh. Câu hỏi: Phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân ba nước

Đông Dương vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

. Trả lời câu hỏi . Phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân ba nước Đông Dương vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất vì độc lập tự do của mỗi dân tộc và thể hiện tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương chống kẻ thù chung đã sớm hình thành. Câu hỏi: Nhận xét về tình hình chung ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?

” Trả lời câu hỏi . + Đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, từ Xiêm (Thái Lan), các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa hay nửa thuộc địa của các nước đế quốc.

+ Các nước đế quốc đều thi hành những chính sách cai trị hà khắc, khai thác, bóc lột thuộc địa dã man.

. + Nhân dân ở khu vực này đã liên tiếp nổi dậy đấu tranh dưới nhiều hình thức chống thực dân, phong kiến, giành độc lập dân tộc.

+ Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cuối thế kỉ XIX – đầu * . thế kỉ XX đều thất bại, song phong trào vẫn tiếp tục làm cơ sở cho sự

phát triển tiếp theo ở những giai đoạn sau này. . . Câu hỏi: Lập niên biểu về cuộc đấu tranh của nhân dân Đông | Nam Á vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX theo mẫu sau:

Tên nước | Thời gian Các cuộc đấu tranh tiêu biểu | In-đô-nê-xi-a • Phi-líp-pin

| Căm-pu-chia

Lào, Việt Nam Miến Điện

Trả lời câu hỏi Tên nước Thời gian Các cuộc đấu tranh tiêu biểu In-đô-nê-xi-a 1905 1908 | Thành lập công đoàn xe lửa

Thành lập Hội liên hiệp công nhân Phi-líp-pin | 1896 1898 | Cách mạng 1896 bùng nổ

Căm-pu-chia | 1863 1868 Khởi nghĩa ở Ta-keo, khởi nghĩa ở Cra-chê Lào . 1901 1907 | Đấu tranh vũ trang ở Xa-van-na-khét

Khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven Việt Nam | 1885 -1896 Phong trào Cần vương

184 -1913 | Khởi nghĩa Yên Thế Miến Điện | 1885

Kháng chiến chống Anh

Phần I. Lịch sử thế giới-Lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)-Chương III. Châu Á thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XX-Bài 11. Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
Đánh giá bài viết