CHÍNH TẢ

(1) Tìm những chữ đó để hoàn chỉnh các đoạn văn dưới đây.

Biết rằng:

a) Những chữ đó bắt đầu bằng l hoặc n

   Hưng vẫn hí hoáy tự tìm lời giải thích cho bài toán mặc dù em có thể nhìn bài của bạn Dũng ngồi ngay bên cạnh. Ba tiếng trống báo hiệu hết giờ, Hưng nộp bài cho cô giáo. Em buồn, VÌ bài kiểm tra lần này có thể làm em mất danh hiệu học sinh tiên tiến mà lâu nay em vẫn giữ vững. Nhưng em thấy lòng thanh thản vì đã trung thực, tự trọng khi làm bài

b) Những chữ bị bỏ trống có vần en hoặc eng

   Ngày hội, người người chen chân, Lan len qua đám đông để về nhà. Tiếng xe điện leng keng. Lan lên xe, thấy ngay một chiếc ví nhỏ màu nâu rơi ra từ chiếc túi của một bà cụ mặc áo len ấm, choàng khăn nhung màu đen. Cụ già không hề hay biết. Lan nhặt ví đưa cho cụ. Cụ mừng rỡ cầm ví, khen em ngoan.

(2) Giải những câu đố sau:

a) Tên con vật chứa tiếng bắt đầu bằng In

           Mẹ thì sống ở trên bờ

     Con sinh ra lại sống nhờ dưới ao.

           Có đuôi bơi lội lao xao

     Mất đuôi tức khắc nhảy nhao lên bờ.

                                                                 Là con nòng nọc

b) Tên con vật chứa tiếng có vần en hoặc eng

          Chim gì liệng tựa con thoi

   Báo mùa xuân đẹp giữa trời say sưa.

                                                 Là con chim én

LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG

1. Tìm những từ cùng nghĩa và những từ trái nghĩa với trung thực:

2. Đặt câu với một từ cùng nghĩa với trung thực hoặc một từ trái nghĩa với trung thực:

– Từ cùng nghĩa:

Bạn Huy là người rất thẳng tính.

– Từ trái nghĩa:

Cha mẹ và thầy cô ở trường vẫn dạy em rằng: cần phải sống trung thực, không nên gian dối.

3. Đặt dấu x vào dưới dòng nêu đúng nghĩa của từ tự trọng:

TẬP LÀM VĂN
VIẾT THƯ

Chọn viết một lá thư theo một trong những đề bài gợi ý sau:

1. Nhân dịp năm mới, em viết thư cho một người thân (ông bà, cô giáo cũ, bạn cũ, … ) để thăm hỏi và chúc mừng năm mới.

2. Nhân dịp sinh nhật của một người thân đang ở xa, em viết thư thăm hỏi và chúc mừng người thân đó.

3. Nghe tin gia đình một người thân ở xa có chuyện buồn (có người đau ốm, người mới mất hoặc mới gặp tai nạn …), em viết thư thăm hỏi và động viên người thân đó.

Bài làm

Nha Trang, ngày 20 tháng 10 năm 2013

   Thím Bốn kính yêu của con!

   Đã lâu lắm rồi, con không được gặp thím Bốn. Con nhớ thím Bốn nhiều lắm! Hôm nay, con cố gắng học bài xong thật sớm để viết thư thăm hỏi thím Bốn.

   Thím Bốn của con!

   Dạo này thím có khỏe không? Công việc của thím vẫn tốt chứ ạ? Hôm trước con nghe ba mẹ con nói thím bị bệnh. Bây giờ thím đã khỏe chưa? Thím Bốn ơi, thím nhớ giữ gìn sức khỏe nha thím!

   Thưa thím Bốn, ba mẹ con dạo này vẫn khỏe, em Mina ngoan hơn trước, ít khóc nhè hơn trước và con cũng đã tăng được 1kg so với hồi thím Bốn ghé nhà con, mẹ còn bảo con đã cao hơn nhiều nữa.

   Thím Bốn ơi, thứ tư tuần sau là sinh nhật của thím Bốn rồi! Thím Bốn đã có dự định gì chưa? Riêng con, con xin chúc mừng trước nha thím Bốn! Con chúc thím Bốn mãi mạnh khỏe, công việc luôn tiến triển tốt đẹp. Thím Bốn sẽ luôn gặp thật nhiều niềm vui và may mắn trong cuộc sống, con còn chúc thím Bốn của con mãi xinh đẹp! Con cầu mong những điều tốt lành nhất sẽ đến với thím Bốn.

   Thư con viết chưa dài nhưng con xin dừng bút. Cuối thư, con chúc thím Bốn luôn mạnh khỏe. Con mong sớm được gặp lại thím Bốn.

   Nhận được thư con, thím Bốn nhớ hồi âm sớm cho con nghe thím! Con mong thím nhiều lắm.

   Con chào thím.

                                                                            Cháu của thím

                                                                             Phương Trinh

LUYỆN TỪ VÀ CÂU
DANH TỪ

I – Nhận xét

1. Gạch dưới các từ chỉ sự vật trong đoạn thơ sau:

                         Mang theo truyện cổ tôi đi.

                Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa

                        Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

               Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi 

                       Đời cha ông với đời tôi

               Như con sông với chân trời đã xa

                      Chỉ còn truyện cổ thiết tha

              Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.

2. Xếp các từ em mới tìm được ở bài tập 1 vào nhóm thích hợp:

– Từ chỉ người
– Từ chỉ vật
– Từ chỉ hiện tượng
ông cha, cha ông
sông, dừa, chân trời
mưa, nắng, tiếng

II – Luyện tập

1. Xếp những từ sau thành hai nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm: sách, cô giáo, bút, mẹ, cha, vở, anh chị, quần áo, bộ đội, khăn đỏ.

– Nhóm 1: Từ chỉ người. Nhóm 2: Từ chỉ vật.
– Các từ: cô giáo, mẹ, cha, anh bộ đội. – Các từ: sách, bút, vở, quần áo, chị, khăn đỏ. 

2. Viết tiếp vào chỗ trống năm từ ngữ chỉ người theo nghề nghiệp:

giáo viên, thợ xây, bác sĩ, họa sĩ, kĩ sư, công nhân, tài xế, y tá.

TẬP LÀM VĂN
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN

I – Nhận xét

1. Hãy nêu những sự việc tạo thành cốt truyện Những hạt thóc giống. Cho biết mỗi sự việc ấy được kể trong đoạn văn nào.

a) Những sự việc tạo thành cốt truyện Những hạt thóc giống:

– Sự việc 1: Nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi báu, bèn nghĩ ra kế luộc chín thóc giống rồi giao cho dân chúng, giao hẹn: ai thu hoạch được nhiều thóc thì sẽ truyền ngôi cho.

– Sự việc 2: Chú bé Chôm dốc công chăm sóc nhưng thóc chẳng nảy mầm.

– Sự việc 3: Chôm lo lắng tâu với nhà vua, trước sự ngạc nhiên của mọi người.

– Sự việc 4: Nhà vua khen ngợi Chôm trung thực dũng cảm và quyết định truyền ngôi cho Chôm.

b) Mỗi sự việc kể được trong đoạn văn nào?

– Sự việc 1: được kể trong đoạn 1 (3 dòng đầu)

– Sự việc 2: đoạn 2 (từ Có chú bé mồ côi đến nảy mầm.)

– Sự việc 3: đoạn 3 (từ Đến vụ thu hoạch đến thóc giống của tay

– Sự việc 4: đoạn 4 (từ Rồi vua đến ông vua hiên minh.)

2. Dấu hiệu giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc của đoạn văn là gì?

– Chỗ mở đầu đoạn văn: chỗ đầu dòng của đoạn (thụt vào một ô).

– Chỗ kết thúc đoạn văn: chỗ chấm xuống dòng.

3. Từ hai bài tập trên, hãy cho biết:

a) Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể điều gì?

Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện nêu một sự việc trong một chuỗi những sự kiện làm nòng cốt cho diễn biến của câu chuyện.

b) Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu nào?

Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu chấm khi hết một đoạn văn cần chấm xuống dòng.

II – Luyện tập

   Dưới đây là ba đoạn văn được viết theo cốt truyện Hai mẹ con và bà tiên. Trong đó có hai đoạn đã hoàn chỉnh, còn một đoạn mới chỉ có phần mở đầu và phần kết thúc. Hãy viết tiếp phần còn thiếu:

a) Ngày xưa, ở làng kia, có hai mẹ con cô bé sống trong một túp lều. Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn.

b) Một hôm, người mẹ không may bị bệnh nặng. Cô bé ngày đêm chăm sóc mẹ. Nhưng bệnh mẹ mỗi ngày một nặng thêm. Có người mách:

– Ở vùng bên có ông thầy thuốc giỏi chữa được bệnh này.

– Cô bé nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ, ngay hôm ấy lên đường.

c) Vừa đi, cô bé hiếu thảo vừa lo mấy đồng bạc mang theo không đủ trả tiền thuốc cho mẹ. Bỗng cô thấy bên đường có vật gì như chiếc tay nải ai bỏ quên.

Cô bé nhặt tay nải lên – Miệng túi để lộ ra nhiều vàng bạc. Nhìn lên, cô chợt thấy phía trước có bóng một bà cụ lưng còng đang đi chầm chậm. Cô bé đoán chiếc tay nải của bà cụ đánh rơi, bèn chạy đuổi theo bà cụ, vừa đi vừa gọi.

– Bà ơi, bà. Bà đánh rơi tay nải rồi!

 Nghe tiếng gọi, bà cụ bèn dừng lại. Cô bé tới nơi hổn hển nói.

– Bà ơi, có phải bà làm rơi tay nải ở đằng kia không ạ? Bà lão cười hiền hậu:

– Khen cho con đã hiếu thảo lại thật thà. Ta chính là tiên thử lòng con đấy thôi. Con thật đáng được giúp đỡ. Hãy đưa ta về nhà chữa bệnh cho mẹ con.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải vở bài tập Tiếng Việt 4 Tập 1-Tuần 5
Đánh giá bài viết