A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

  1. Định nghĩa

– Hiện tượng tán sắc của ánh sáng là hiện tượng mà ánh sáng khi qua lăng kính bị tách thành nhiều màu sắc khác nhau.

– Quang phổ của ánh sáng trắng 

Dải sáng gồm vô số màu liên tục kế tiếp nhau từ đó đến tím như màu cầu vồng thu được khi chiếu sáng trắng qua lăng kính gọi là quang phổ của ánh sáng trắng.

  1. Ánh sáng đơn sắc

– Định nghĩa: Ánh sáng vẫn như nguyên một màu của nó khi chiếu qua lăng kính gọi là ánh sáng đơn sắc.

– Đặc điểm:

Vẫn giữ nguyên một màu nhất định khi chiếu qua lăng kính hoặc mặt phân cách hai môi trường trong suốt.

Bị lệch về đáy lăng kính do tuân theo định luật khúc xạ khi chiếu qua lăng kính.

  1. Nguyên nhân của hiện tượng tán sắc

– Ánh sáng bao gồm vô số các ánh sáng đơn sắc. Ngay cả một số ánh sáng màu còn bao gồm nhiều ánh sáng đơn sắc.

– Chiết suất của các môi trường đối với ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau.

Nếu lấy bảy màu lần lượt từ đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím thì chiết suất của môi trường đối với ánh sáng từ đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím là khác nhau và chiết suất đó tăng dần từ đó đến tím.

– Kết luận: Trên đây là hai nguyên nhân cơ bản để gây nên hiện tượng tán sắc. 

B. TRẢ LỜI CÂU HỎI 

C1. Nêu vắn tắt thí nghiệm về sự tán sắc ánh sáng.

Trả lời 

Chiếu một chùm ánh sáng trắng vào lăng kính, chùm ánh sáng ló ra khỏi lăng kính sẽ bị lệch về phía đáy của lăng kính và bị phân tách thành dải ánh sáng màu đi từ đó đến tím (màu đỏ bị lệch ít, màu tím bị lệch nhiều). Dải ánh sáng này gồm nhiều màu: (đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím).

C2. Ánh sáng đơn sắc là gì? Thế nào là ánh sáng trắng?

Trả lời 

Ánh sáng đơn sắc là chùm ánh sáng có màu xác định.

– Ánh sáng đa sắc là tổng hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc khác nhau (đi từ đó đến tím) tạo thành ánh sáng trắng.

 C3. Giải thích sự tán sắc ánh sáng.

Trả lời 

– Ánh sáng trắng là tổng hợp của nhiều ánh sáng màu khác nhau đi từ đó đến tím.

– Trong cùng một môi trường, ánh sáng đơn sắc có tần số khác nhau sẽ truyền với vận tốc khác nhau, tương ứng với một chiết suất khác nhau. Do vậy ánh sáng đơn sắc dù có tới lăng kính với cùng một góc tới i, sẽ có tia khúc xạ khác nhau.

– Ánh sáng tím lại lệch nhiều hơn ánh sáng đỏ là do tần số của ánh sáng tím lớn hơn tần số của ánh sáng đỏ ⇒ Chiết suất môi trường đối với ánh sáng tím lớn hơn chiết suất môi trường đối với ánh sáng đỏ.

⇒Góc khúc xạ của ánh sáng tím lớn hơn góc khúc xạ của ánh sáng đỏ. 

C. GIẢI BÀI TẬP

B1. Hiện tượng tán sắc ánh sáng xảy ra: 

  1. Chỉ với lăng kính thủy tinh.
  2. Chỉ với lăng kính chất rắn hoặc chất lỏng. 
  3. Ở mặt phân cách hai môi trường chiết quang khác nhau.
  4. Ở mặt phân cách một môi trường rắn hoặc lỏng, với chân không (hoặc không khí).

Giải 

Chọn đáp án C. Hiện tượng tán sắc ánh sáng xảy ra ở mặt phân cách hai môi trường chiết quang khác nhau.

B2. Một chùm sáng đơn sắc, sau khi qua một lăng kính thủy tinh thì:

  1. Không bị lệch pha và không đổi màu. 
  2. Chỉ đổi màu mà không bị lệch. 
  3. Chỉ bị lệch mà không đổi màu. 
  4. Vừa bị lệch, vừa bị đổi màu.

Giải

Chọn đáp án C. Một chùm sáng đơn sắc, sau khi qua một lăng kính thủy tinh thì chỉ bị lệch mà không đổi màu.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập Vật lí lớp 12 nâng cao – Bài 35: Tán sắc ánh sáng
Đánh giá bài viết