A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Dao động nhanh, chậm. Tần số:

– Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là Hec (Hz)

2. Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm)?

– Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn.

– Âm phát ra càng thấp (càng trầm). Khi tần số dao động càng nhỏ.

B. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI TRONG SÁCH GIÁO KHOA

C1. Hãy quan sát và đếm số dao động của từng con lắc trong 10 giây và ghi kết quả vào bảng sau:

Con lắc Con lắc nào dao động mạnh?

Con lắc nào dao động chậm?

Số dao động trong 10 giây Số dao động trong 1 giây
a
b

Giải

Bảng kết quả thí nghiệm:

Con lắc Con lắc nào dao động mạnh?

Con lắc nào dao động chậm?

Số dao động trong 10 giây Số dao động trong 1 giây
a Dao động chậm hơn Tùy thí nghiệm cụ thể. Giả sử: 8 0,8
b Dao động nhanh hơn Tùy thí nghiệm cụ thể. Giả sử: 12 1,2

C2. Từ bảng trên, hãy cho biết con lắc nào có tần số dao động lớn hơn?

Giải

Con lắc b (có chiều dài dây ngắn hơn) có tần số dao động lớn hơn. Nhận xét: Dao động càng nhanh (chậm), tần số dao động càng lớn (nhỏ).

C3. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Phần tự do của thước dài dao động ……….., âm phát ra …….

Phần tự do của thước ngắn dao động ………….., âm phát ra………

Giải

Phần tự do của thước dài dao động chậm, âm phát ra thấp.

Phần tự do của thước ngắn dao động nhanh, âm phát ra cao.

C4. Hãy lắng nghe âm phát ra và điền từ thích hợp trong khung vào chỗ trống:

Khi đĩa quay chậm, âm phát ra ….

Khi đĩa quay nhanh, âm phát ra ……..

Giải

Khi đĩa quay chậm, góc miếng bìa dao động chậm, âm phát ra thấp. Khi đĩa quay nhanh, góc miếng bìa dao động nhanh, âm phát ra cao. Kết luận: dao động càng nhanh (chậm), tần số dao động càng lớn (nhỏ) âm phát ra càng cao (thấp).

C5. Một vật dao động phát ra âm có tần số 50Hz và một vật khác dao động phát ra âm có tần số 70Hz. Vật nào dao động nhanh hơn? Vật nào phát ra âm thấp hơn?

Giải

Vật có tần số 70Hz dao động nhanh hơn.

Vật có tần số 50Hz phát ra âm thấp hơn.

C6. Hãy tìm hiểu xem khi vặn cho dây đàn càng nhiều, càng ít thì âm phát ra sẽ cao, thấp như thế nào? Và tần số lớn, nhỏ ra sao?

Giải

Khi vặn cho dây đàn càng ít (dây chùng) thì âm phát ra thấp (trầm), tần số nhỏ. Khi vặn cho dây đàn càng nhiều thì âm phát ra cao (bổng), tần số dao động lớn.

C7. Trong thí nghiệm ở hình 11.3,SGK em hãy lần lượt chạm góc miếng bìa vào một hàng lỗ ở gần vành đĩa và vào một hàng lỗ ở gần tâm đĩa (hình 11.4.SGK). Trong trường hợp nào âm phát ra cao hơn? Hãy giải thích.

Giải

Âm phát ra cao hơn khi chạm góc miếng bìa vào hàng lỗ ở gần vành đĩa. Có thể giải thích thêm như sau: số lỗ trên hàng ở gần vành đĩa nhiều hơn số lỗ trên hàng ở gần tâm đĩa. Do đó, miếng bìa dao động nhanh hơn khi va chạm vào hàng lỗ gần vành đĩa và phát ra âm cao hơn so với khi va chạm vào hàng lỗ gần tâm đĩa.

C. BÀI TẬP VẬN DỤNG

1. Một vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng:

A. Trầm.

B. Bổng.

C. Nhanh.

D. Chậm.

Giải

Chọn B. Vì vật dao động nhanh thì tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng bổng.

2. Tần số là gì?

A. Tần số là số dao động trong một giờ.

B. Tần số là số dao động trong một phút.

C. Tần số là số dao động trong một giây.

D. Tần số là số dao động trong một thời gian nhất định.

Giải

Chọn C. Tần số là số dao động trong một giây.

3. Chỉ ra kết luận đúng trong các kết luận sau:

A. Âm phát ra càng bổng khi tần số dao động càng chậm.

B. Âm phát ra càng cao khi tần số dao động càng lớn.

C. Âm phát ra càng trầm khi tần số dao động càng cao.

D. Âm phát ra càng thấp khi tần số dao động càng nhanh.

Giải

Chọn B. Âm phát ra càng cao khi tần số dao động càng lớn hay nguồn âm dao động càng nhanh.

4. Tại sao ta nghe tiếng “vo vo” của ong mà không nghe tiếng vỗ cánh của chim?

Giải

Chim vỗ cánh chậm nên dao động do cánh chim phát ra là hạ âm có tần số rất thấp tai ta không nghe được.

5. Con muỗi và con ong, con nào vỗ cánh nhiều hơn?

Giải

Muỗi vỗ cánh nhiều hơn vì tiếng “o o” do muỗi phát ra nghe cao hơn.

6. Đàn bầu hay còn gọi là đàn độc huyền chỉ có một dây đàn. Làm thế nào mà người nghệ sĩ khi đánh vẫn tạo ra các âm thanh trầm bổng khác nhau?

Giải

Trong cấu tạo của đàn bầu còn có một bộ phận gọi là cần đàn, người nghệ sĩ khi gảy đàn, muốn tạo ra các âm thanh trầm bổng khác nhau thì vừa gảy vừa phải điều chỉnh độ dài và độ căng của dây đàn bằng chính cần đàn đó. Như vậy, ở mỗi vị trí khác nhau của cần đàn, dây đàn lại dao động khác nhau và phát ra âm thanh khác nhau.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập Vật lí 7 – Bài 11: Độ cao của âm
5 (100%) 1 vote