Tiết 1

1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Yêu cầu đọc thành tiếng, đọc lưu loát, trôi chảy các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 34 của lớp 4. Phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ / phút, biết ngừng nghỉ sau dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.

2. Lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Khám phá thế giới (hoặc Tình yêu cuộc sống). Nội dung trình bày: – Tên bài – Tác giả – Thể loại (văn xuôi, thơ, kịch) – Nội dung chính.

Trình bày như sau:

Khám phá thế giới

TT Tên bài Tác giả Thể loại Nội dung chính
1 Đường đi Sa Pa Nguyễn Phan Hách  Văn xuôi  Ca ngợi cảnh đẹp Sa Pa thể hiện tình cảm yêu đất nước.
2 Trăng ơi… từ đâu đến?
Trần Đăng Khoa Thơ Thể hiện tình yêu đối với trăng, với quê hương, đất nước.
3 Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất Hồ Diệu Tần

Đỗ Thái

 Văn xuôi  Ca ngợi Ma-gien-lăng cùng đoàn thủy thủ đã dũng cảm trong chuyến thám hiểm vòng quanh trái đất, khẳng định trái đất hình cầu. Phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
4 Dòng sông  mặc áo Nguyễn Trọng Thơ Ca ngợi dòng sông đẹp và  duyên dáng, luôn đổi sắc  màu trong một ngày
5 Ăng-co Vát Sách: Những kì quan thế giới Văn xuôi ăn Ca ngợi vẻ đẹp của khu đền Ăng-co Vát ở Cam-pu-chia
6 Con chuồn  Nguyễn Thế Hội Văn xuôi Tả vẻ đẹp của con chuồn chuồn nước, thể hiện tình chuồn nước yêu đối với quê hương.

Tình yêu cuộc sống

TT Tên bài Tác giả Thể loại Nội dung chính
1 Vương quốc vắng nụ cười (Phần 1)   Trần Đức Tiến Văn xuôi
Một vương quốc vắng tiếng cười, buồn chán, có nguy cơ tàn lụi
2 – Ngắm trăng

– Không đề

Hồ Chí Minh Thơ Ca ngợi tinh thần lạc quan, yêu đời của Bác dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.
3 Vương quốc vắng nụ cười (phần 2) Trần Đức Tiến Văn xuôi  Nhờ chú bé mà cả nhà vua và vương quốc biết cười, thoát khỏi cảnh buồn chán và nguy cơ tàn lụi.
4 Con chim chiền chiện Huy Cận Thơ  Hình ảnh con chim chiền chiện bay giữa bầu trời xanh, tự do ca hát là hình ảnh của cuộc sống ấm no hạnh phúc, gieo vào lòng người cảm giác yêu đời, yêu cuộc sống.
5 Tiếng cười là liều thuốc bổ Báo Giáo dục và Thời đại Văn xuôi Tiếng cười, tính hài hước làm con người khỏe mạnh sống lâu.
6 Ăn “mầm đá” Truyện dân gian Việt Nam Văn xuôi Ca ngợi sự thông minh của Trạng Quỳnh biết cách làm xuôi cho chúa ăn ngon vừa khéo rắn chúa.

Tiết 2

1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng (xem câu 1 ở tiết 1).

2. Lập bảng thống kê các từ đã học ở tiết Mở rộng vốn từ trong chủ điểm Khám phá thế giới (hoặc Tình yêu cuộc sống).

Tham khảo cách làm dưới đây:

Khám phá thế giới

Hoạt động du lịch Thống kê từ
Đồ dùng cần cho chuyến du lịch ba lô, va li, lều, trại, quần áo thể thao, quần áo bơi, phao, cần câu, thiết bị nghe nhạc, iện thoại di động, thức ăn, nước uống,….
Phương tiện giao thông xe đạp, xe máy, ô tô, tàu thủy, tàu hỏa, máy bay, vé tàu, vé xe,…
 Tổ chức nhân viên phục vụ, du lịch khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, hướng dẫn viên, tuyến du lịch, tua du lịch,…
Địa điểm tham quan, du lịch núi, biển, sông, hồ, thác, đền, chùa, di tích lịch sử, bảo tàng, phố cổ, nhà lưu niệm,…
Những câu tục ngữ – Đi một ngày đàng học một sàng khôn. 

 – Đi cho biết đó biết đây

Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.

Tinh yêu cuộc sống.

Những từ có tiếng lạc; (lạc có nghĩa là vui, mừng) lạc quan, lạc thú.
Những từ phức  chứa tiếng vui vui chơi, giúp vui, mua vui, vui thích, vui mừng, vui sướng, vui lòng, vui thú, vui vui, vui tính, vui nhộn, vui tươi, vui vẻ,..
 Từ miêu tả tiếng cười cười khanh khách, cười ha hả, cười hô hố, cười hí hí, cười lơ hớ, cười khành khạch, cười khúc khích, cười rúc rích, cười sằng sặc,…
Những câu tục ngữ – Sông có khúc, người có lúc

– Kiến tha lâu cũng đầy tổ

 3. Giải nghĩa một số từ vừa thống kê ở bài tập 2. Đặt câu với từ ấy.

  • Giải nghĩa từ:

– Vui vẻ: có vẻ ngoài lộ tâm trạng rất vui.

– Vui tươi: vui vẻ phấn khởi.

– Vui vầy: vui cùng nhau trong cảnh sum vầy.

– Vui tính: có tính vui vẻ.

– Vui thú: vui vẻ và hứng thú.

Vui thích: vui vẻ và thích thú.

– Vui sướng: vui vẻ và sung sướng.

– Vui nhộn: vui một cách ồn ào, sôi động.

– Giúp vui: góp sức mình làm cho mọi người thêm vui.

• Các em tự đặt câu.

Tiết 3

1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng (xem câu 1 ở tiết 1).

2. Dưới đây là một đoạn văn về cây xương rồng trong sách phổ biến khoa học.

Dựa vào những chi tiết mà đoạn văn cung cấp (SGK trang 164) và quan sát riêng của mình, em hãy viết đoạn văn khác miêu tả cây xương rồng mà em thấy.

Đoạn văn tham khảo

Trong nhiều loại cây cảnh mà ba tôi mua về, ba thích nhất là chậu xương rồng. 

Đây là loại xương rồng ba cạnh, cao ngang bụng tôi. Toàn thân cành và lá đều như mọng nước và khi bẻ ra có mủ màu trắng giống sữa. Đoạn thân gần gốc hình trụ hơi ngả sang màu gỗ vì năm tháng đã qua. Cành xương rồng có từ ba đến sáu cạnh lồi màu xanh thẫm. Lá xương rồng ít và nhỏ, dày và tròn ở đầu, thuôn dần ở gần cuống, giống như lá hoa sứ Thái. Cuống lá xương rồng rất ngắn, mọc trên cạnh lồi của cành. Khi rụng, lá để lại vết thành gai cứng và nhọn có màu nâu sẫm. Hoa mọc thành tán từ chỗ lõm của mép cành. Cụm hoa hình chén, màu đỏ lịm. Quả xương rồng màu xanh, tròn nho nhỏ. Nhựa xương rồng rất độc, cho nên khi hái hoa tránh để nhựa bắn vào mắt.

Mỗi độ xuân về, ba tôi thường đặt chậu xương rồng này trước sân để chưng Tết. Ba nói: “Hoa xương rồng rất ưa nắng, nắng càng to hoa càng nhuận sắc.”.

Mỗi lần đi học về, tôi thường theo ba ra vườn chăm sóc cho cây. Cây lá rung rinh như thầm cảm ơn tôi. Mỗi lần tưới nước cho cây tôi đều nói: “Hãy lớn lên và ra hoa đẹp vào nhé! Chị yêu các em lắm!”

Tiết 4

1. Đọc truyện sau: (Truyện Có một lần – Học sinh đọc SGK trang 165).

2. Tìm trong bài đọc trên (Có một lần):

– Một câu hỏi:Đó là câu: Răng em đau phải không?

– Câu cảm: Đó là các câu:

• Ôi, răng đau quá!

• Bộng răng sưng của bạn ấy chuyển sang má khác rồi!

Câu khiến: Đó là các câu:

• Em về nhà đi!

• Nhìn kìa!

– Câu kể: Các câu còn lại trong bài.

Ví dụ:

• Có một lần, trong giờ tập đọc, tôi nhét tờ giấy thấm vào mồm.

• Thế là má sưng phồng lên

Tôi cố tình làm như thế để khỏi phải đọc bài. 

• Cô giáo và các bạn, ai cũng thương tôi và lo lắng.

3. Bài tập đọc trên (Có một lần) có những trạng ngữ nào chỉ thời gian, chỉ nơi chốn?

 Câu có trạng ngữ chỉ thời gian:

• Có một lần, trong giờ tập đọc, tôi nhét tờ giấy thấm vào mồm.

• Chuyện xảy ra đã lâu.

– Câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn:

Ngồi trong lớp, tôi lấy lưỡi đẩy đi đẩy lại cục giấy thấm trong mồm.

– Câu có trạng ngữ chỉ mục đích:

• Tôi cố tình làm thế để khỏi phải đọc bài.

• Nhưng dù sao cũng phải nói ra để không bao giờ mắc lỗi như vậy nữa.

– Câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Thực tình, tôi chẳng muốn kể vì thấy ngượng quá.

Tiết 5

1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng (xem câu 1 ở tiết 1).

2. Chính tả (Nghe – viết): (Bài Nói với em SGK trang 166)

– Đọc bài chính tả Nói với em, hiểu nội dung bài viết: Trẻ em sống giữa thế giới thiên nhiên, thế giới của những câu chuyện cổ tích và giữa tình yêu thương đùm bọc của cha mẹ.

– Viết đúng các từ: nhắm mắt, vườn lộng gió, tiếng chim, lích rích, vừa hát vừa bay, vất vả,… 

– Trình bày bài thơ sạch đẹp. Viết thẳng hàng và viết hoa các chữ đầu dòng thơ. Thụt vào lề 1 ô. Sau mỗi khổ thơ bỏ một hàng viết tiếp khổ 2, khổ 3 tương tự.

Tiết 6

1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng (xem câu 1 ở tiết 1).

2. Đoạn văn dưới đây (SGK trang 167) trích từ một cuốn sách phổ biến khoa học. Dựa vào những chi tiết mà đoạn văn cung cấp và dựa vào quan sát riêng của mình, em hãy viết một đoạn văn khác miêu tả hoạt động của chim bồ câu.

Đoạn văn tham khảo

Ba em nuôi rất nhiều chim bồ câu. Mỗi buổi sáng, chim từ trong tổ bay ra. Sau một hồi lượn vòng trong không trung, chim đậu xuống mặt đất rồi tha thẩn đi đi, lại lại với cái đầu cứ lắc la, lắc lư. 

Có lần em hỏi ba: “Ba ơi vì sao bồ câu cứ lắc đầu liên tục mà không bị hoa mắt?” Ba tôi giải thích:

– Con thấy đấy, thân bồ câu so với đầu thì rất to, mặt khác chân bồ câu lại ngắn nên khi đi thân mình chúng đảo qua đảo lại, cái cổ ngắn cũng đung đưa, khiến người ta lầm tưởng là đầu chim bồ câu cũng lắc lư.” Bây giờ em mới hiểu.

Tiết 7

BÀI LUYỆN TẬP

A. Đọc thầm bài: Gu-li-vơ ở xứ sở,tí hon (SGK trang 167 – 168).

B. Dựa vào nội dung bài đọc (Gu-li-vơ ở xứ sở tí hon), chọn ý trả lời đúng.

1. Nhân vật chính trong đoạn trích tên là gì?

Câu trả lời đúng: ý b) Gu-li-vơ.

2. Có những nước tí hon nào trong đoạn trích này?

Câu trả lời đúng: ý c) Li-li-pút, Bli-phút.

3. Nước nào định đem quân xâm lược nước láng giềng?

Câu trả lời đúng: ý b) Bli-phút.

4. Vì sao khi trồng thủy Gu-li-vơ quân địch “phát khiếp”?

Câu trả lời đúng: ý b) Vì trông thấy Gu-li-lơ quá to lớn.

5. Vì sao Gu-li-vơ khuyên vua nước Li-li-pít từ bỏ ý định biến nước Bli-phút thành một tỉnh của Li-li-pít?

Câu trả lời đúng: ý a) Vì Gu-li-xơ ghét chiến tranh xâm lược, yêu hòa bình.

6. Nghĩa của chữ hòa trong hòa ước giống nghĩa của chữ hòa nào dưới đây?

Câu trả lời đúng: ý c) Hòa bình.

7. Câu Nhà vua lệnh cho tôi đánh tan hạm đội địch là loại câu gì?

Câu trả lời đúng: ý a) Câu kể.

8. Trong câu quân trên tàu trông thấy tôi, phát khiếp, bộ phận nào là chủ ngữ?

Câu trả lời đúng: ý b) Quân trên tàu

Tiết 8

A. Chính tả (Nghe – viết) (Bài Trăng lên SGK trang 170).

Đọc bài Trăng lên trong SGK trang 170. – Hiểu nội dung bài viết: Tả cảnh đẹp khi trăng lên.

– Viết đúng các từ: trăng, rặng tre, vắt ngang, mảnh dần, đứt hẳn, quãng đồng, thoang thoáng, thơm ngát,…

B. Tập làm văn.

Viết một đoạn văn miêu tả ngoại hình của một con vật mà em yêu thích.

Đoạn văn tham khảo

Tả con lợn (heo).

Ut it! ụt ịt! Đó là tiếng kêu của chú lợn nhà tôi.

Chú đã gần năm tháng tuổi, thuộc giống lợn lai, rất to con, dài đòn, mập cân đối. Toàn thân chú phủ bằng lớp lông trắng có vài đốm đen ở lưng và tai. Đầu chú to gần bằng cái chậu sành đựng cám. Hai tai chú thẳng và dựng đứng trông như hai lá mít. Mắt chú hí hí, lim dim. Hai má núng nính và cái mõm dài. Mỗi khi mẹ cho ăn, cái mõm sục vào cám “tập, tập”, hai má dường như chuyển động. Chân của lợn rất ngắn nhưng to và khỏe. Đặc biệt móng chân của lợn rất cứng màu trắng sữa xòe ra giúp cho chú bước đi vững chắc. Cái đuôi của lợn luôn quăn tít lại, phía cuối lơ thơ một chùm lông giống như một cây chổi nhỏ…

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập Tiếng việt lớp 4 tập 2 – Tuần 35: Ôn tập cuối học kì II
3.8 (76.67%) 6 votes