HƯỚNG DẪN

Gió theo lối gió, mây đường mây  
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay 
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó    
Có chở trăng về kịp tối nay?            

Bốn câu thơ gợi lên bốn hình ảnh gió, mây, sông, trăng vốn là những thi liệu quen thuộc. Đặc biệt trong Thơ mới lúc bấy giờ. Chỉ có điều, ở đây, thi sĩ không tả một phong cảnh có gió, mây, sông, trăng mà dùng những hình ảnh đó để nói lên tâm trạng của con người. Nếu để ý, sẽ thấy sự liên hệ nội tại của bốn câu thơ là sự liên hệ của logic tâm trạng chứ không phải sự liên hệ của logic miêu tả. Và ở đây chính là tâm trạng xót đau, tuyệt vọng của nhà thơ trong một mối tình xa xăm, vô vọng:

Gió theo lối gió, mây đường mây.

Gió, mây đã đi ngược lại với quy luật của thiên nhiên: câu thơ bộc lộ rõ cái ý đoạn tuyệt, vĩnh quyết “anh đi đường anh, tôi đường tôi”! Vì thế mà “dòng nước buồn thiu” – nỗi buồn cô đơn của tác giả. Trong tâm trạng đó nhà thơ đã tìm đến thiên nhiên, tìm đến trăng để cứu rỗi cho lòng mình:

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?       

Hi vọng vẫn còn những hoài nghi đã lấn át cả hi vọng. Câu hỏi tu từ vang lên một chữ “kịp” đầy khắc khoải lo âu. Mới biết trong nỗi đau, trong sự bất lực của mối tình vô vọng vẫn là một tấm lòng tha thiết của nhà thơ với cuộc sống và con người.

ĐỀ 212: Phân tích khổ thơ thứ hai bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử
Đánh giá bài viết