Nguồn website giaibai5s.com

  1. Luyện đọc

a Giọng đọc: Giọng tả, chậm rãi, nhấn giọng các từ ngữ: bền chắc, không đụng sàn, không vướng mái, thờ thần làng, tiếp khách, ngủ tập trung,

b/ Cách ngắt nghỉ chỗ có dấu câu: nghỉ một nhịp chỗ có dấu phẩy. Các dấu còn lại nghỉ hai nhịp.

c/ Luyện đọc các từ ngữ khó: múa rồng chiêng, ngọn giáo, vướng mải, truyền lại, chiêng trống, trung tâm, tập trung, buôn làng,… II. Gợi ý trả lời câu hỏi về nội dung bài 1. Vì sao nhà rông phải chắc và cao?

(Nhà rông phải chắc để dùng được lâu dài và chịu được gió bão; chứa được nhiều người khi hội họp, nhảy múa. Sàn cao để vội đi qua không đụng sàn. Mái cao để khi múa giáo không đụng mái.) . 2. Gian đầu của nhà rông được trang trí như thế nào?

(Gian đầu là nơi thờ thần làng nên bài trí rất trang nghiêm. Một giỏ mây đựng hòn đá thần treo trên vách. Xung quanh hòn đá thần treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ, chiêng trống dùng khi cúng tế.) 3. Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông?

(Vì gian giữa là nơi có bếp lửa, nơi các già làng thường tụ họp để bàn các việc lớn, nơi tiếp khách của làng.) 4. Từ gian thứ ba dùng để làm gì?

(Là nơi ngủ tập trung của trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình để bảo vệ buôn làng.) 5. Em nghĩ gì về nhà rông của Tây Nguyên sau khi xem ảnh về nhà rộng và đọc bài Nhà rông ở Tây Nguyên?

(Các em có thể trả lời: – Nhà rông rất độc đáo. – Nhà rông rất thuận tiện cho người Tây Nguyên – Nhà rông thật đặc biệt, voi có thể đi qua mà không đụng sàn. .

  • Nhà rông thể hiện nét đẹp văn hóa của người Tây Nguyên.) III. Luyện tập
  1. Đọc lại bài tập đọc 3 lần.
  2. Luyện đọc và viết các từ ngữ sau: múa rồng chiêng, ngọn giáo, vướng mái, truyền lại, chiêng trống, trung tâm, tập trung, buôn làng,…
  1. Ghi nhớ nội dung bài: Bài văn nói về đặc điểm của nhà nông Tây Nguyên và những sinh hoạt cộng đồng của người dân Tây Nguyên gắn với nhà rông.
Giải bài tập Tiếng Việt 3 Tập 1-Tuần 15: Tập đọc: Nhà rông ở Tây Nguyên
Đánh giá bài viết