TẬP ĐỌC

“Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi 

1. Bạch Thái Bưởi mồ côi cha từ thuở nhỏ, được họ Bạch nhận làm con nuôi.

Đầu tiên ông làm thư kí cho một hãng buộn. Sau đó ông tự kinh doanh đủ nghề: buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ. Có lúc bị trắng tay, nhưng ông không nản chí.

2. Bạch Thái Bưởi đã biết vận động lòng tự hào dân tộc của người

Việt: Ông kêu gọi hành khách với khẩu hiệu “Người ta đi tàu ta”. Vì vậy khách đi tàu ông ngày càng đông. Chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông. Ông lập xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư trông nom. Vì vậy ông đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu nước ngoài.

3. Bạch Thái Bưởi đã thành công nhờ có nghị lực, ý chí vươn lên, không ngã lòng khi thất bại.

Mặt khác, ông biết cách đánh trúng vào lòng tự hào dân tộc của người Việt, khiến người Việt ủng hộ chủ tàu Việt Nam. Ngoài ra ông còn biết tổ chức công việc kinh doanh. Ông thật là “Một bậc anh hùng kinh tế”.

 

CHÍNH TẢ 

1. Nghe – viết

NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC

– Học sinh tự làm.

2. a. Điền vào chỗ trống tr hay ch

Lần lượt điền các từ sau vào chỗ trống thích hợp:

trung, chín, trái, chắn, chê, chết, cháu, chắt, truyền, chẳng, trời, trái.

b. Điền vào chỗ trống từ có vần ươn hay ương:

lươn, chường, trường, trương, đường, vượng.

 

 LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Mở rộng vốn từ: Ý chí – Nghị lực

1. Xếp các từ có tiếng chí dưới đây vào hai nhóm trong bảng sau: chí phải, ý chí, chí lí, chí thân, chí khí, chí tình, chí hướng, chí công, quyết chí, chí tôn.

Chí có nghĩa: rất, hết sức (biểu thị mức độ cao nhất). chí phải, chí lí, chí thân, chí tình, chí công.
Chí có nghĩa: ý muốn bền bỉ, theo đuổi một mục đích tốt đẹp. ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí.

2. Dòng b: Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước mọi khó khăn đã nêu đúng nghĩa của từ nghị lực. 

3. Các em điền vào chỗ trống những từ thích hợp (nghị lực, quyết tâm, nản chí, quyết chí, kiên nhẫn, nguyện vọng).

M: Nguyễn Ngọc Ký là một thiếu niên giàu nghị lực. 

4. Các câu tục ngữ đã nêu có cả nghĩa đen và nghĩa bóng, chúng ta thấy đây là những lời khuyên rất thiết thực.

a. Lửa thử vàng: muốn biết vàng thật hay vàng giả phải đem thử lửa,

Lửa thử vàng, gian nan thử sức: Trong cuộc sống đừng sợ vất vả, gian nan vì đó là những thử thách để con người rèn luyện vững vàng, bền bỉ hơn.

b. Nước lã mà vã nên hồ: Chỉ có nước lã (tay không, không có vật liệu gì) mà xây dựng nên cơ đồ.

 Nước lã mà vã nên hồ / Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan. Không sợ bắt đầu bằng hai bàn tay trắng. Tay trắng mà làm nên sự nghiệp, cơ đồ mới là tài giỏi, đáng khâm phục.

c. Cầm tàn che cho: phải là con người thành đạt mới có người tôn trọng, phục vụ

Có vất vả mới thanh nhàn. Không dưng ai dễ cầm tàn che cho: Phải có lúc vất vả mới có lúc thanh nhàn. Phải có cơ đồ sự nghiệp mới có người kính trọng, phục vụ.

KỂ CHUYỆN 

Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Đề bài:

Hãy kể một câu chuyện đã được đọc hay được nghe về những người có nghị lực, có ý chí vượt mọi khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.

Bài làm

Chú Bản là thương binh loại một của thời kì chống Mĩ. Trong chiến đấu chú bị mất một cánh tay phải và một chân trái. Khi em ngồi nghe chú kể chuyện, chú cười rất tươi bảo:

– Cũng may là mỗi bên mất đi một cái, thành ra nó cho chú cái thế cân bằng khi đi lại, sinh hoạt.

Chú nói chuyện rất có duyên. Em tò mò muốn biết hiện nay chú gặp những khó khăn gì trong đời sống hằng ngày. Chú lại cười rất to rồi nói:

– Quên rồi có gì đáng nói đâu!

Em hỏi gặng mãi chú mới vui vẻ kể rằng từ ngày rời khỏi trại thương binh đến nay chú gặp ba khó khăn chính, phải khắc phục:

Trước hết là phải luyện viết tay trái cho quen, còn viết thư cho bạn bè, người thân. Tiếp đến là phải luyện đi qua cái cầu khỉ chỉ bắc bằng một cây tre sao cho khỏi ngã xuống sông…

– Cháu biết không? Luyện viết tay trái thì dễ thôi, lúc đầu chữ xấu, nhưng sau đó đẹp ra phết… Nhưng rèn luyện bò hoặc đi một chân, một tay khó khăn lắm. Đã mấy lần chú ngã xuống sông rồi đấy! – Thế làm sao chú bơi được vào bờ?

– Đây là cái khó thứ ba… Em tròn mắt nhìn khi chú nói bị ngã xuống sông… Thương chú quá, nếu không cẩn thận sẽ có ngày “toi mạng”.

– Chú làm thế nào mà bơi được ạ?

– Khó khăn vất vả lắm, nhưng không phải không khắc phục được. Ai cũng bảo đừng đi qua cầu, ngã xuống sông là nguy hiểm. Nhưng cái “máu” của chú thích đi chơi, vào xóm thăm bà con… Chú hiểu rằng có ngày mình sẽ ngã xuống sông, nên chiều chiều chú dò xuống sông tập bơi, tập lặn làm sao cho người lúc nào cũng nổi lên… Có lúc bị sặc nước, uống nước no cả bụng, thế rồi chú bơi được từ bờ bên này sang bên kia.

– Thế rồi làm sao chú đi được qua cầu?

– Phải mất đến một tháng chú mới qua được cầu. Chú kể: “Lúc đầu phải bò, bò thì cánh tay và bàn tay vừa phải nắm chắc cây cầu vừa phải giữ thăng bằng, vì vậy mấy ngày đầu cánh tay đau mỏi ê ẩm Tất cả ngủ… Sau tập đi bằng chân, nhảy từng bước rất gian khổ… nhưng rồi cũng đi qua được”.

Thế là cả ba điều khó khăn chú đều khắc phục được. Từ đó, trong xóm có một thầy giáo thương binh kèm cặp các em học tập. Em là một trong số đó. Em học tập ở chú lòng dũng cảm, hi sinh ở trong chiến đấu, kiên trì nhẫn nại khắc phục những khó khăn trong cuộc sống. Và khi đã vươn lên được trong cuộc sống, con người sẽ lạc quan tin tưởng ở mình. Trước mắt họ không có khó khăn nào là không thể vượt qua được.

 

TẬP ĐỌC

Vẽ trứng

1. Những ngày đầu đi học Lê-ô-nác-đô tỏ ra chán ngán, vì suốt mấy ngày cậu phải vẽ đi vẽ lại rất nhiều trứng.

2. Thầy Vê-rô-ki-ô cho học trò vẽ trứng để biết cách quan sát sự vật một cách tỉ mỉ, miêu tả một cách chính xác. Theo thầy, vẽ trứng không dễ, vì ngàn quả trứng không có lấy hai quả giống nhau.

3. Theo em, những nguyên nhân khiến cho Lê-ô-nác-đô la Vin-xi trở thành hoạ sĩ nổi tiếng là:

– Lê-ô-nác-đô là người có tài bẩm sinh.

– Lê-ô-nác-đô gặp được thầy dạy giỏi.

– Lê-ô-nác-đô khổ luyện nhiều năm.

Tất cả ba nguyên nhân trên tạo nên tài năng của nhà hoạ sĩ này, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là khổ công rèn luyện người ta nói thiên tài được tạo ra thì năng khiếu bẩm sinh chỉ có 1%, còn 99% là do khổ công luyện tập).

 

 TẬP LÀM VĂN

Kết bài trong bài văn kể chuyện

I. NHẬN XÉT

1. Đọc lại truyện Ông Trạng thả diều.

2. Tìm đoạn kết bài của truyện:

Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có 13 tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất nước Nam ta”.

3. Thêm vào cuối truyện một lời đánh giá, nhận xét làm đoạn kết bài.

“Câu chuyện này làm em thấm thía lời dạy của cha ông: “Có chí thì nên”. Trạng Hiền đã nêu một tấm gương sáng về một người sống có nghị lực”.

4. So sánh hai cách kết bài:

– Kết bài theo truyện Ông Trạng thả diều:

“Thế rồi vua mở khoa thi…”

– Cách kết bài khác:

“Câu chuyện này giúp em thấm thía…”

Cách kết bài thứ hai hay hơn.

II. GHI NHỚ:

Các em đọc kĩ phần này.

III. LUYỆN TẬP

1. Đọc một số kết bài của truyện Thỏ và Rùa

a: Kết bài tự nhiên, không mở rộng.

b, c, d, e: Kết bài mở rộng.

2. Tìm phần kết bài của truyện sau. Cho biết đó là những kết ba! theo cách nào

a. Tô Hiến Thành tâu: Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi tii thần xin cử Vũ Tán Đường… (kết bài không mở rộng).

b. Nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy, cả đêm đó em ngồi nức nở dưới cây táo do tay ông vun trồng… (kết bài không mở rộng).

3. Viết kết bài của truyện Một người chính trực hay Nỗi lần vặt các An-đrây-ca theo cách kết bài mở rộng.

“Câu chuyện kể về lòng chính trực của Tô Hiến Thành sau này được lưu truyền mãi mãi. Những người như ông làm cho cuộc sống của chúng ta thêm tươi đẹp”.

 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tính từ

(tiếp theo)

I. NHẬN XÉT

1. Sự khác nhau về đặc điểm của các sự vật được miêu tả là:

a. Tờ giấy này trắng: mức độ trung bình

– Từ đơn trắng.

b. Tờ giấy này trăng trắng: mức độ thấp.

– Từ láy trăng trắng.

c. Tờ giấy này trắng tinh: mức độ cao.

– Từ ghép trắng tinh.

2. Trong các câu dưới, ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng những cách:

– Thêm vào trước tính từ trắng từ rất – rất trắng.

– Hoặc thêm vào sau tính từ trắng từ hơn, nhất – trắng hơn, trắng nhất.

II. GHI NHỚ

Học sinh tự học.

III. LUYỆN TẬP

1. Gạch chân những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm sự vật trong đoạn văn sau:

Hoa cà phê thơm đậmngọt nên mùi hương thường theo gió bay đi xa. Nhà thơ Xuân Diệu chỉ một lần đến đây ngắm và đẹp của cà phế cà phải thốt lên:

Hoa cà phê thơm lắm em ơi

Hoa cùng một điệu với hoa nhài

Trong ngà trắng ngọc, xinh và sáng

Như miệng em cười đâu đây thôi.

Các em gạch chân tiếp câu còn lại.

2. Những từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm sau: đỏ, cao, vui.

– Đỏ: đo đỏ, đỏ rực, đỏ hồng, đỏ tím, đỏ tía…

– Cao: cao cao, cao vút, cao chót vót…

– Vui: rất vui, vui vẻ, vui sướng, vui quá… 

3. Đặt câu với mỗi từ ngữ vừa tìm được:

– Quả đu đủ chín đo đỏ.

– Cây hoa hồng đỏ rực những hoa.

– Đầy mình đỏ tím như hoa gấm (trích Ghẻ lở, Hồ Chí Minh).

– Ngôi nhà cao cao ở bờ sông.

– Giọng hát cao vút lên.

– Quả thị cao chót vót trên cành cây.

– Ngày khai giảng em rất vui vì được gặp thầy, cô và bạn bè.

– Mẹ em vui vẻ khi em ngoan ngoãn.

– Em vui sướng vô cùng vì bài Tập làm văn được 9 điểm.

– Đêm trung thu vui quá!

 

TẬP LÀM VĂN

Kể chuyện (Kiểm tra viết)

ĐỀ BÀI GỢI Ý

Đề 1:

Kể một câu chuyện em đã lược nghe hoặc được đọc về một người có tâm lòng nhân hậu.

Tìm hiểu đề bài Đề bài yêu cầu kể một câu chuyện em đã được nghe (ng: vi khác kế ạ) hay lược học trên SGK và sách báo khác) và một người có tấm lòng nhân hậu.

– Người có tấm lòng nhân hậu là người thể hiện những cử chỉ, hành động như thương người ốm đau, bệnh tật hoặc bị áp bức, bóc lột.

– Lòng nhân hậu có thể biểu hiện giữa người với người nhưng cũng có thể thể hiện giữa người với các loài vật nuôi (trâu, bò, lợn, gà) hay với các loài chim muông (ví dụ em cứu một con chim bị gãy cánh không đi tìm mồi được). Dế Mèn bênh vực kẻ yếu là bài học về lòng nhân hậu của Dé Mèn.

– Tóm lại, câu chuyện kể phải thể hiện được tấm lòng yêu thương, che chở, đùm bọc, giúp đỡ những đối tượng cần cưu mang.

Dàn ý

– Em đã đọc hoặc nghe một truyện kể về lòng nhân ái, nhân hậu ở đâu? (sách, báo nào?)

– Điều gì khiến em xúc động và nhớ cốt truyện?

– Em đã kể lại truyện này với ai? Thái độ của họ ra sao sau khi nghe câu chuyện?

– Câu chuyện giúp em liên hệ với bản thân và học tập được điều gì ở đó?

Bài làm

Chị em mua tuần báo “Mực Tím” hằng tháng nên lúc nào rảnh rỗi là em tranh thủ đọc dù em chưa ở tuổi “mực tím”. Mỗi lần cầm tờ báo lên là em tìm ngay các mục vui nhộn, tranh biếm hoạ… Nhưng hôm nay em phải đọc ngay bài “Lên xứ hoa đào” của Sa-tô. Đọc đi đọc lại hai, ba lần em vẫn thích câu chuyện nói về tình thương của người Nhật đối với trẻ em khuyết tật của Việt Nam.

Từ khi còn ở Nhật, Sa-tô đã luôn quan tâm đến trẻ khuyết tật. Năm 1998, khi sang Việt Nam, cô phải sống một cuộc sống nhà thuê, cơm hàng cháo chợ, lội bộ khắp ngõ ngách ở Sài Gòn để tìm hiểu cuộc sống của trẻ em khuyết tật ở Việt Nam. Ba năm ở đây cô dạy kèm tiếng Nhật và học tiếng Việt để bập bẹ chia sẻ cùng các em khuyết tật bằng những từ ngữ tiếng Việt đầu tiên. Khi phát hiện thấy trẻ em khuyết tật Việt Nam có thể lao động để chóng hoà nhập với xã hội, Sa-tô đã thuyết phục được mọi người ở Nhật và ở Việt Nam mở quán “Hoa Anh Đào” để dạy các em biết cách mời nước, cảm ơn, cầm li bằng hai tay, buộc tạp dề, biết cách bán trái cây. Sa-tô ăn chung, uống chung cùng các bạn, từ nhỏ đến lớn các em ai cũng thích được ngồi vào lòng Sa- tô để nhũng nhẽo như với mẹ hay chị hiền của mình.

Lần nào về thăm nhà Sa-tô cũng điện thoại cho các em. Sa-tô khóc, các em thì nói: Tô về đi, tại sao Tô cứ đi hoài? Các em nhớ thương quá, các em khóc.

Thế là 7 năm trời ở Việt Nam, Sa-tô đã để lại một tình thương, một lòng nhân hậu bao la.

Em nghĩ rằng niềm vui sướng nhất ở Sa-tô là người đi để lại nỗi nhớ thương, mong mỏi cho đàn em ở lại.

Đề 2: Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca bằng lời kể của cậu bé An-đrây-ca.

Tìm hiểu đề bài

– Đề bài yêu cầu kể chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca bằng lời của cậu bé An-đrây-ca.

– Muốn thực hiện được đề bài này các em phải thay lời kể của tác giả sang lời kể trực tiếp của An-đrây-ca (lời nói trực tiếp của ông và mẹ của An-đrây-ca chuyển sang lời kể gián tiếp của An-đrây-ca).

– Cần chọn từ ngữ trong bài văn kể chuyện và miêu tả cho thích hợp.

Dàn ý

– An-đrây-ca kể lại lí do mẹ cậu sai mua thuốc cho ông.

– Câu đi ngay, nhưng trên đường đi lại han chơi, nên tham gia đá boilg với các bạn,

– Chơi một lúc, cậu mới sực nhớ lời mẹ dặn. Cậu chạy đi mua thuốc rồi mang về nhà.

– Bước vào phòng, An-đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên Vì big đã qua đời.

– An-đrây-ca ân hận cho rằng tại mình ham chơi nên để ông chết dù mẹ cậu không nói như vậy.

– Cả đêm đó. An-đrây-ca ngồi khóc nức nở dưới gốc cây tác do tay ông Yin trồng. Bao nhiêu năm sau nữa, An-đrây-ca cứ tự nình dằn vặt mãi.

Bài làm

Năm lên 9 tuổi, tôi sống với ông ngoại và mẹ. Có một buổi chiều ông tôi hi và 16 tôi rằng: “Bố khó thở lắm”. Mẹ tôi liền bảo tôi mua thuốc cho ông.

Tôi nhanh nhẹn chạy vụt đi, nhưng trên đường đi tôi thấy mấy thằng bạn đang chơi đá bóng bên lề đường. Thấy quả bóng lăn dưới chân các bạn sao mà hấp dẫn thú vị thế, tôi phải nhảy vào đá một vài cú sút cho thật hay mới được…

Chơi được một lúc, tôi bỗng nhớ đến lời mẹ dặn đi mua thuốc cho ông. Tôi chạy vội đến cửa hàng mua thuốc rồi về ngay nhà.

Nhưng trời ơi, bước vào nhà, tôi thấy mẹ tôi đang khóc vật vã, còn ông tôi thì nằm im. Người đã qua đời! Lòng tôi bỗng trào lên nỗi dằn vặt, xót xa. Tôi ân hận vì mình mải chơi, đưa thuốc về muộn nên ông mới mất. Tôi khóc và kể lại cho mẹ nghe về cái tội ham chơi đá bóng của mình. Mẹ tôi bảo: “Ông mất là do bệnh đã quá nặng. Ông đã ra đi ngay từ khi con mới ra khỏi nhà, không phải tại con đâu!”.

Mặc dầu vậy, tôi vẫn thương ông và ân hận về sự ham chơi bóng đá của mình. Tôi nghĩ có thể mẹ tôi nói cho tôi đỡ đau xót… cho nên đêm hôm đó tôi ngồi dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng mà khóc… Cho đến bây giờ đã mấy năm trôi qua, tôi vẫn tự dằn vặt mình: “Giá mình mua thuốc kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa”.

Tôi muốn nói điều này với các bạn trẻ: Nhiều khi ham một cuộc vui chơi nào đó có thể làm hỏng một việc, khiến ta dằn vặt qua bao năm tháng không nguôi.

Đề 3: Kể lại câu chuyện “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi bằng lời kể của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa,

Tìm hiểu đề bài

– Câu chuyện “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi là câu chuyện khó kệ. vì ta phải hình dung ra một chủ tàu người Pháp hay người Hoa cạnh tranh chở khách đường thuỷ với Bạch Thái Bưởi.

– Để có thể làm bài tập làm văn này, các em cần đọc kĩ các chi tiết chính trong bài tập đọc, khi kể lại chỉ đi vào các chi tiết đó.

Dàn ý 

– Mượn lời người chủ tàu Pháp hay Hoa kể lại cuộc sống thuở nhỏ của Bạch Thái Bưởi (Thử hình dung người chủ tàu là người Hoa hay người Pháp đã sang Việt Nam từ lâu, mở việc kinh doanh bằng vận tải đường thuỷ trên sông Hồng, hay sông Đào – Nam Định).

– Từ năm 21 tuổi ông đã bước vào đời với nghề buôn…

– Khi mở công ty vận tải đường thuỷ, Bạch Thái Bưởi phải cạnh tranh rất khốc liệt. Ông nghĩ ra các biện pháp để thắng địch thủ bằng cách nêu cao tinh thần dân tộc, vận động lòng tự hào dân tộc của người Việt.

– Chính bản thân Bạch Thái Bưởi cũng là người hùng trong giới kinh doanh và là người có đầu óc tổ chức, có tinh thần dân tộc, tôn trọng lịch sử.

Bài làm

Người Hoa chúng tôi sang Việt Nam làm ăn sinh sống từ mấy thế kỉ trước. Chúng tôi làm đủ nghề từ buôn bán đến lập đồn điền và mở các hãng kinh doanh về vận tải.

Năm ấy, hãng tàu thuỷ của tôi chở khách chạy trên sông Hồng, từ Hà Nội đi về Nam Định. Hãng tàu của tôi đang ăn khách, các bến sông rất nhiều khách đi lại, buôn bán sầm uất.

Bỗng nhiên có chiếc tàu thuỷ lạ của một người Việt Nam tên là Bạch Thái Bưởi cạnh tranh khách đi tàu với chúng tôi.

Tôi chú ý tìm hiểu xem Bạch Thái Bưởi là ai thì biết rằng: Bưởi là đứa bé mồ côi cha từ nhỏ, theo mẹ bán hàng rong. Thấy anh ta khôi ngô, có vẻ thông minh, nhà họ Bạch nhận làm con nuôi và cho ăn học.

Năm 21 tuổi bước vào đời, Bưởi làm đủ các nghề làm thuê cho hãng buôn rồi tự buôn gỗ, buôn thực phẩm, mở hiệu cầm đồ, khai thác mỏ. Ở lĩnh vực nào anh ta cũng tỏ ra là người chịu khó suy nghĩ và rất có nghị lực. Có lúc anh ta bị thua lỗ trắng tay nhưng không nản. Anh tìm cách cạnh tranh với chúng tôi bằng cách nêu cao tinh thần dân tộc của khách ủi tàu.

Khẩu hiệu “Người ta thì đi tàu ta” anh ta đưa ra đã được đóng bào của anh ta ủng hộ. Họ đã giúp đỡ anh bỏ tiền vào gây vốn cho anh. Kết quả, hãng tàu của tôi và người Pháp phải bán tàu cho anh ta vì khách không đi tàu chúng tôi nữa.

Lúc thịnh vượng nhất, công ty vận tải của anh có tới 30 chiếc tàu lớn nhỏ. Anh còn biết cách thể hiện tinh thần dân tộc bằng cách đặt tên cho các con tàu mang những tên có ý nghĩa lịch sử: Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Trắc, Trưng Nhị…

Chỉ trong vòng 10 năm, công ty của Bạch Thái Bưởi đã trở thành một hãng vận tải đường thuỷ lớn. Ông còn được người đương thời mệnh danh  là “một bậc anh hùng kinh tế”.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập SGK Tiếng việt 4 Tập 1 – Tuần 12
5 (100%) 4 votes