I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

– Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị cơ sở (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.

– Đặc điểm cấu tạo:

+ Có kích thước và phân tử khối lớn.

+ Do nhiều mắt xích nối với nhau tạo thành mạch không phân nhánh, mạch phân nhánh và mạng không gian.

+ Nếu các mắt xích nối với nhau theo trật tự nhất định (chẳng hạn đầu nối với đuôi) thì polime có cấu tạo điều hòa, còn nếu các mắt xích nối với nhau không theo trật tự nhất định (chẳng hạn đầu nối với đầu) thì polime có cấu tạo không điều hòa. ..

– Tính chất vật lí chung:

Hầu hết các polime là những chất rắn không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định mà nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ khá rộng. Đa số polime khi nóng chảy, cho chất lỏng nhớt, để nguội sẽ rắn lại, chúng được gọi là chất nhiệt dẻo. Một số polime không nóng chảy mà bị phân hủy khi đun nóng, gọi là chất nhiệt rắn. Đa số polime không tan trong các dung môi thông thường, một số tan được trong dung môi thích hợp tạo ra dung dịch nhớt, ví dụ: cao su tan trong benzen, toluen,… Nhiều polime có tính dẻo (polietilen, polipropilen,…), một số khác có tính đàn hồi (cao su), số khác nữa có thể kéo thành sợi dai bền (nilon-6, nilon-6,6,…). Có polime trong suốt mà không giòn như: poli(metyl metacrylat), nhiều polime có tính cách điện, cách nhiệt (polietilen, poli(vinyl clorua),…) hoặc có tính bán dẫn (poliaxetilen, polithiophen,…).

– Tính chất hóa học:

+ Phản ứng giữ nguyên mạch: thường là phản ứng thế hay cộng.

+ Phản ứng giảm mạch: thường là phản ứng thủy phân hoặc giải trùng hợp hay đepolime hóa.

+ Phản ứng khâu mạch: thường là phản ứng nối các đoạn mạch không phân nhánh thành phân nhánh hoặc mạng không gian.

– Phương pháp điều chết được điều chế bằng phản ứng trùng hợp và trùng ngưng.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập Hóa Học lớp 12 Cơ bản-Chương 4. Polime và vật liệu Polime-Bài 13. Đại cương về polime
Đánh giá bài viết