I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

A. Chất dẻo

1. Khái niệm

– Nếu hơ nóng một số đồ dùng bằng nhựa như: dép, vỏ bút bi,… và uốn cong đi, rồi để nguội thì chúng vẫn giữ nguyên dạng uốn cong đó. Nếu uốn một thanh kim loại, tự nó không thắng lại được. Tính chất đó được gọi là tính dẻo. Vậy, tính dẻo của vật liệu là tính bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, của áp lực bên ngoài và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng.

– Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo.

– Thành phần cơ bản của chất dẻo là polime. Ngoài ra còn có các thành phần phụ thêm: chất dẻo hóa, chất độn để tăng khối lượng của chất dẻo, chất màu, chất ổn định,…

2. Một số polime dùng làm chất dẻo

– Polietilen (PE);

– Poli(vinyl clorua) (PVC);

– Poli(metyl metacrylat);

– Poli(phenol-fomanđehit) (PPF).

3. Khái niệm về vật liệu compozit

– Khi tổ hợp polime với chất độn thích hợp có thể thu được một vật liệu niới có tính chất của polime và của chất độn nhưng độ bền, độ chịu nhiệt,… của vật liệu tăng lên rất nhiều so với polime thành phần. Vật liệu ấy gọi là vật liệu compozit. Vật liệu compozit là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất hai thành phần phân tán vào nhau mà không tan vào nhau.

– Thành phần của vật liệu compozit gồm chất nền (polime) và chất độn, ngoài ra còn các chất phụ gia khác. Chất độn phân tán vào chất nền nhưng chúng không hòa tan vào nhau.

   Các chất nền có thể là nhựa nhiệt dẻo hay nhựa nhiệt rắn. Chất độn có thể là chất sợi (bông, đay, sợi poliamit, amiăng, sợi thủy tinh,…) hoặc chất bột (silicat, bột nhẹ (CaCO3), bột tan (3MgO.4SiO2.2H2O)),… Trong vật liệu compozit, polirne và chất độn tương hợp tốt với nhau làm tăng tính rắn, bền, chịu nhiệt của vật liệu.

B. Tơ

1. Khái niệm

– Tơ là những vật liệu polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định.

– Trong tơ, những phân tử polime có mạch không phân nhánh, sắp xếp song song với nhau. Polime đó tương đối rắn, tương đối bền với nhiệt, với các dung môi thông thường, mềm, dai, không độc và có khả năng nhuộm màu.

2. Phân loại 

   Tơ được chia thành 2 loại:

a. Từ thiên nhiên (sẵn có trong thiên nhiên) như: bông, len, tơ tằm.

b. Tơ hóa học (chế tạo bằng phương pháp hóa học): được chia làm hai nhóm:

– Tơ tổng hợp (chế tạo từ các polime tổng hợp) như các tơ poliamit (nilon, | capron), tơ vinylic thế (vinilon, nitron,…).

– Tơ bán tổng hợp hay tơ nhân tạo (xuất phát từ polime thiên nhiên nhưng được chế biến thêm bằng phương pháp hóa học) như tơ visco, tơ xenlulozơ axetat,…

3. Một số loại tơ tổng hợp thường gặp

a. To nilon-6,6

b. To lapsan

   Tơ lapsan thuộc loại tơ polieste được tổng hợp từ axit terephtalic và etylen glicol. Tơ lapsan rất bền về mặt cơ học, bền đối với nhiệt, axit, kiềm hơn | nilon, được dùng để dệt vải may mặc.

c. To nitron (hay olon) .

C. Cao su

1. Khái niệm

– Kéo căng sợi dây cao su rồi buông tay ra, sợi dây trở lại với kích thước cũ, người ta nói: cao su có tính đàn hồi. Tính đàn hồi là tính biến dạng khi chịu lực tác dụng bên ngoài và trở lại dạng ban đầu khi lực đó thôi tác dụng.

– Cao su là loại vật liệu polime có tính đàn hồi.

2. Phân loại

– Có hai loại cao su: cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp.

+ Cao su thiên nhiên: Cao su thiên nhiên lấy từ mủ cây cao su. Cây cao su có tên khoa học là Heveabrasiliensis, có nguồn gốc từ Nam Mĩ, được trồng ở nhiều nơi trên thế giới và nhiều tỉnh ở nước ta.

+ Cao su tổng hợp: Cao su tổng hợp là loại vật liệu polime tương tự cao su thiên nhiên, thường được điều chế từ các ankađien bằng phản ứng trùng hợp.

   Có nhiều loại cao su tổng hợp, trong đó có một số loại thông dụng sau đây:

* Cao su buna;

* Cao su buna-S và buna-N.

D. Keo dán tổng hợp

1. Khái niệm 

   Keo dán là loại vật liệu có khả năng kết dính hai mảnh vật liệu rắn giống | hoặc khác nhau mà không làm biến đổi bản chất của các vật liệu được kết dính.

   Bản chất của keo dán là có thể tạo ra màng hết sức mỏng, bền vững (kết dính nội) và bám chắc vào hai mảnh vật liệu được dán (kết dính ngoại).

2. Một số loại keo dán tổng hợp thông dụng

– Nhựa vá săm;

– Keo dán epoxi;

– Keo dán ure-fomanđehit.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập Hóa Học lớp 12 Cơ bản-Chương 4. Polime và vật liệu Polime-Bài 14. Vật liệu polime
Đánh giá bài viết