HƯỚNG DẪN

I. NỘI DUNG 

Bài Lưu biệt khi xuất dương được sáng tác vào năm 1905 khi Phan Bội Châu từ giã các đồng chí để xuất dương cứu nước.

Bài thơ là khúc ca, thể hiện tư thế quyết tâm, hăm hở, những ý nghĩ mới mẻ của chí sĩ Phan Bội Châu trong buổi đầu xuất dương.

1. Vẻ đẹp của chí làm trai 

– Lí tưởng sống cao cả

Làm trai trong trời đất phải làm nên chuyện lạ để lại hữu ích cho đời, chứ không thể sống tầm thường, nhất là trong hoàn cảnh đất nước đang có giặc ngoại xâm, nhân dân phải sống kiếp đời nô lệ: Làm trai phải lạ ở trên đời – Há để càn khôn tự chuyển dời.

Người làm trai phải xoay chuyển trời đất chứ không để trời đất xoay chuyển mình. Đây là quan điểm tiến bộ thể hiện con người ở tư thế làm chủ vũ trụ.

– Ý thức trách nhiệm với cuộc sống

Ý thức được cái tôi trách nhiệm: Trong khoảng trăm năm cần có tớ, đó là vai trò cá nhân đối với đất nước, sẵn sàng gánh vác trách nhiệm khi lịch sử giao phó, thể hiện mềm tin, niềm tự hào của một con người có bản lĩnh, có trách nhiệm và muốn được lưu danh thiên cổ. 

Chính vì ý thức trách nhiệm cũng như lí tưởng sống cao đẹp của người làm trai mà Phan Bội Châu đã hăm hở vượt đại dương ra đi. Cũng vì lí tưởng đó mà trong rất nhiều bài thơ tuyên truyền cổ động của mình, Phan Bội Châu đã kêu gọi tầng lớp thanh niên: Đi cho êm, đứng cho vững, trụ cho gan; Lấy máu nóng rửa vết thương nô lệ… 

2. Quan niệm về công danh

Là một người yêu nước, Phan Bội Châu ý thức rất rõ hoàn cảnh nô lệ, thảm cảnh mất nước mà nhân dân ta đang gánh chịu. Đó là một nỗi nhục.

Ý thức được nỗi nhục mất nước, Phan Bội Châu luôn nung nấu tìm ra đường đi mới đưa dân tộc thoát khỏi lầm than. Ông đã có những suy nghĩ rất mới mẻ, táo bạo: từ bỏ sách thánh hiền. Hiền thánh còn đâu học cũng hoài. Phan Bội Châu xuất thân từ cửa Khổng, sân Trình, ông không phủ nhận tư tưởng của Nho gia nhưng trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng của quốc gia lúc bấy giờ thì việc chăm chú học sách vở từ chương xem như là vô dụng. Triều đình lơ láo, bù nhìn, thực dân Pháp đã chiếm quyền thì học để đỗ đạt, ra làm quan và sẽ làm được gì, giúp ích được gì cho nhân dân, cho đất nước đây? Rõ ràng, Phan Bội Châu có cái nhìn rất táo bạo mà rất hợp lí: Nền học vấn cũ không cần thiết nữa khi nước mất nhà tan. Những người có tâm với đất nước phải tìm ra con đường đi mới, phải có hành động thiết thực cho phù hợp với hoàn cảnh.

II. NGHỆ THUẬT

Lưu biệt khi xuất dương là một bài thơ tuyên truyền cách mạng tràn đầy chất trữ tình.

– Giọng thơ mạnh mẽ, dứt khoát đầy tâm huyết sâu lắng mà sôi sục, hào hùng.

ĐỀ 188: Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu).
Đánh giá bài viết