DÀN Ý:

1. Đặt vấn đề:

– Ca dao không là tiếng nói về tình cảm gia đình đằm thắm mà còn là tiếng nói chân thành tha thiết về tình làng nghĩa xóm, về tình yêu dành cho đất nước, quê hương.

– Trong ca dao, tình yêu đất nước quê hương được thể hiện qua nhiều trạng thái, nhiều cung bậc, cho ta thấy tình cảm hồn hậu chân thành của người dân quê dành cho quê hương, đất nước của mình.

2. Giải quyết vấn đề:

– Tình yêu quê hương đất nước được thể hiện qua niềm tự hào của con người đối với vẻ đẹp của núi sông, của thiên nhiên đất nước.

– Tình yêu quê hương đất nước được thể hiện trong sự gắn bó với gia đình, với tình làng nghĩa xóm, với tình cảm ân nghĩa, thủy chung của con người khi xa quê.

– Tình yêu quê hương đất nước được thể hiện tình cảm gắn bó với con người, trong niềm thương nỗi nhớ của con người với những con người thôn quê.

3. Kết thúc vấn đề:

– Tình yêu quê hương đất nước là một đề tài muôn thuở của văn chương, là một trong những mạch ngâm xuyên suốt lịch sử văn học dân tộc.

– Tình yêu quê hương đất nước được thể hiện trong ca dao vẫn có vẻ đẹp thuần khiết nguyên sơ và sức hấp dẫn riêng của nó.

BÀI LÀM

Với bất kì một nền văn học nào, một quốc gia, một dân tộc nào, văn học dân gian cũng là một công trình sáng tạo để đời. Lê-nin, thầy vĩ đại của giai cấp vô sản thế giới đã cho rằng, trong văn học dân gian có sự tìm hiểu thế giới quan, những mong ước khát vọng của quần chúng, tâm hồn của nhân dân và xem nó là một hình thức biểu hiện của những tư tưởng triết học. Lòng yêu nước- ấy là chủ đề bao trùm, là điểm nổi bật trong văn học dân gian và chi phối lấn át những tình cảm khác. Tình yêu quê hương đất nước trong văn học truyền miệng đã trải qua một thời kì lâu dài từ thuở thời đại của cây kiếm sắt và cũng là của cái cày, cái rìu cho đến tận ngày nay, nhưng có lẽ sâu sắc nhất, rõ nét nhất là qua những câu ca dao ngọt ngào, mềm mại mà theo Xuân Diệu đó là : một loại thơ riêng biệt. Lòng yêu nước được diễn tả qua những nét đẹp bình dị nguyên vẹn của quê hương, tất cả đều mang hơi ấm thời đại, hơi ấm dân tộc.

Trong mọi tình cảm của con người thì tình yêu quê hương đất nước là tình cảm quan trọng nhất bởi dường như đó là tình cảm nguyên thuỷ, sơ khai ban đầu làm nên những tình cảm khác. Ngay từ khi nhận dân ta chưa có chữ viết, chưa có cái vỏ vật chất trực tiếp của tư duy thì văn học dân gian, đặc biệt là ca dao, đã diễn tả lại tình yêu quê hương đó của con người. Đã có ý kiến cho rằng, nói lòng yêu nước trong văn học, về cơ bản là nói lòng yêu nước trong văn học dân gian. Tình yêu quê hương trong ca dao, ấy là những tìn! cảm bình dị, gắn với những sự vật quen thuộc của con người và khi văn học viết ra đời, nó đã phát triển những tình cảm ban đầu ấy cao hơn, sâu sắc hơn.

Trong văn học dân gian mà đặc biệt là ca dao, tình yêu quê hương đất nước không bao giờ tách biệt hẳn với những tình cảm khác. Yêu quê hương vì ở đó có tình cảm với những người thân thiết và nhớ người thương bao nhiêu lại yêu quê hương bấy nhiêu. Câu ca dao sau đà thế hiện rất rõ điều đó:

“Đồng Đăng co phố Kì Lừa

Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh”

Đồng Đăng là một thị trấn địa đầu tổ quốc với những tên núi, tên phố, tên chùa nổi tiếng xưa nay! Sự xuất hiện liên tiếp ba lần từ “có” cùng nhịp thơ dồn dập, khẩn trương đã phản ánh rất rõ niềm tự hào hứng khởi của chàng trai xứ Lạng khi giới thiệu quê hương mình. Phải yêu quê lắm, tự hào lắm mới có sự nhiệt tình như thế. Đâu phải chỉ nói rõ quê hương như thế nào mới là yêu nơi chôn rau cắt rốn! Một lời giới, thiệu hấp dẫn cũng đã diễn tả hết tất cả. Chắc chắn lí do của lời nói như tiếng reo vui khấp khởi này là vì cảnh đẹp tuyệt vời của quê hương đất nước và tình yêu từng nắm đất quê hương thắm thiết của chàng trai. Từ .. sự tự hào vẻ đẹp quê hương, chàng trai đã không ngần ngại mà đưa ra  lời mời tế nhị kín đáo và khó mà từ chối: .

Ai lên xứ Lạng cùng anh

Bõ công bác mẹ sinh thành ra em

Nếu như sau này trong dòng văn học viết, Đỗ Trung Quân nói “Quê hương là chùm khế ngọt” thì trong văn học dân gian, quê hương là hình ảnh gắn liền với ruộng đồng bát ngát, với những cô thiếu nữ thôn quê xinh đẹp, hiền thảo.

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông

– Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

Bài ca dao- hay bức tranh quê hương hiện lên với hai vẻ đẹp: Đẹp cánh đồng và đẹp ở cô gái thăm đồng. Hình ảnh cô gái hiện lên với tất cả dáng điệu của một con người tháo vát, chịu khó. Hai câu thơ đầu dùng phép đảo ngữ rất cân xứng như làm nên đây chủ thể lên. Đứng bên “ ni đồng” rồi lại bên “tê đồng” để ngắm nhìn, để quan sát cánh đồng từ nhiều phía, dường như cô muốn thâu tóm, nắm bắt tất cả cái mênh mông bát ngát của đồng lúa quê hương. Dẫu đứng ở đâu, dẫu quan sát ở góc độ nào thì cô gái đều thấy sự rộng lớn mênh mông khôn cùng của đồng ruộng. Cái bao la ấy phải chăng là sự trù phú giàu có của hương, của đất nước? Đẹp biết bao hình ảnh những cánh đồng bát ngát thẳng cánh cò bay, thơm biết bao hương vị của lúa chín uốn câu, để những người đi xa còn nhớ mãi! Có lẽ những con người bình dân thời xưa, yêu quê hương từ chính những điều giản dị đó. Từ việc phóng tầm mắt nhìn bao quát toàn bộ cánh đồng lúa giờ đây cô lại tập trung quan sát, đặc tả riêng một” chẽn lúa đòng đòng”. Hai câu thơ rõ ràng không phải là sự than thân. Đây là hai câu thơ miêu tả hồn nhiên vẻ đẹp của cô gái thanh mảnh đã ở tuổi dậy thì càng tràn sức sống. Dường như cô , đang góp phần mình, là một nét đẹp tự nhiên như chẽn lúa, để đến một ngày dâng cho đời những gì tinh túy nhất.

Nhưng dường như tình yêu quê hương trong ca dao lại được thế hiện hay nhất, sâu sắc nhất trong bốn câu ca dao nói về nỗi nhớ xa nhà của một chàng trai:

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao! 

Câu thơ đầu có sự xuất hiện của chủ thể anh. Anh bày tỏ trực tiếp tình yêu quê nhà. Trong xã hội xưa con người ta gắn chặt cuộc đời mình với cây lúa, đất đai, mồ mả tổ tiên ở quê nhà. Tất cả những gì thân thuộc, mang khí vị quê hương những tình cảm của con người đều chất chứa và bó buộc sau luỹ tre làng. Người ta ít khi dời khỏi mảnh đất ấy lắm, trừ khi có chuyện hệ trọng và vì lẽ đó, anh mới nhớ. Và có lẽ, đó cũng là tình cảm rất đỗi bình thường, hợp quy luật tâm lí của con người kể cả người xưa. Bao nhiêu cái, ở gần thấy giản dị, khi đi xa “đã hoá tâm hồn” (Chế Lan Viên). Câu thơ nói nhớ mà dường như chưa rõ, muốn dừng một phần hai chừng để người nghe tự cảm thấy nhớ gì, nhớ thế nào?. Và đế rồi câu thơ thứ hai là sự cụ thể hoá nỗi niềm nhớ thơ ấy: “Nhớ canh rau muống, cà dầm tương”, hai thức kết hợp lại với nhau, thanh đạm nhưng mặn mà, hệt như tấm lòng trung hậu của người dân. Hai món ăn này gắn liền với sự lao động, là cây nhà lá vườn thuần phác do người dân tự làm ra: rau muống dưới ao, cà đĩa trong vườn. Dường như nói canh rau muống, cà dầm tưởng là hợp lí vì có lẽ nó đã thu được hết cái nghèo, cái thanh đạm hồn hậu mặn mà của vùng quê vào trong đó.

Tác giả dân gian gợi lên mùi vị để rồi kéo theo sự nhớ nhung và thế giới mùi vị cả nỗi nhớ những sự vật trong lòng người. Nhân một cái vô hạn để rồi sống dậy cả một thời vô hạn:

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Là sự vất vả nhọc nhằn, cuộc đời lao động khốn khó của nhân dân. “Ai” ở đây là đại từ phiếm chỉ có thể là tất cả người dân ở quê nhà trong đó có người thân, cha mẹ bà con. Tình cảm của chàng trai khi xa quê dẫu là vô hạn nhưng cũng có cái lô-gic của nó. Từ cái nhớ rất chung: nhớ quê nhà để rồi đến cái nhớ cụ thể: nhớ canh muống, nhớ cà dầm tương và lan tới người nói chung của quê hương. “Nắng sương” dường như không còn là chỉ nói đến lao động khó nhọc nữa mà còn tiêu biểu cho một cái gì cao hơn, thiêng liêng hơn: “quê hương”.

Cũng là mùi vị quê hương, nhưng sương nắng mới thật sự thấm đượm cuộc đời nghèo khổ nơi thôn quê dân dã- cái nghèo khô kết lại hàng ngàn đời như nhà thơ Trần Đăng Khoa đã viết:

Mái tranh ơi hỡi mái tranh

Thẩm bao mưa nắng mà thành quê hương

Câu thơ thứ tư, dường như chỉ để nói một người riêng, người yêu mà thôi: “Nhớ ai tát nước…” Tát nước đó là công việc bình dị hàng ngày như bao việc nghề nông khác. Mà đã là nghề nông thì đâu có gì nhẹ nhàng dễ chịu để mà da diết nhớ đến việc tát nước và cũng duy việc đó thôi vì công việc ấy gợi lên những động tác mềm mại, uyển chuyển. Không phải vô ý mà tát nước đã gắn lên với hình ảnh “ múc ánh trăng” nên thơ, kì diệu. “Hôm nao” ấy, một hôm không nhớ rõ mà chỉ còn kí ức của hoạt động, của động tác là in đậm trong tâm trí anh khiến anh xúc động mà ghi nhớ đến giờ. Và không biết có phải tất cả những cái đó đã là cầu nối cho tình cảm anh với một người và cả quê hương vì bóng hình người ấy vẫn trên mảnh đất thôn quê.

Khi đi xa cái tình của người ta thường gửi lại nơi quê nhà. Nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống, cà tương, cha mẹ dãi nắng dầm sương là nhớ vì quý vì thương, vì biết ơn trọng. Đằng sau bát canh đĩa cà là cả sự săn sóc của cha mẹ anh chị với mình, đó là nỗi nhớ thường tình. Còn lỗi Đau đớn nhất là người phụ nữ luôn luôn bị ghẻ lạnh trong gia đình nhà chồng. Gạt sang bên cạnh cuộc hôn nhân không tình yêu, nhưng dù cố gắng thế nào họ vẫn bị đối xử tệ bạc, từ mẹ chồng thì không cần nói, nhưng chính sự xua đuổi của người chồng mới khiến họ quặn thắt nhói đau. Họ đang có gia đình bỗng nhiên đến ở một nơi lạ hoắc lạ – huơ, không người thân, không chỗ dựa.

Làm chi thiết phận hồng nhan …

Năm canh gối phụng màn loan lạnh lùng.

Lấy chồng mà có cũng như không. Vậy thì đời người phụ nữ còn cứu vớt lại được gì? Trốn chẳng được, chết chăng xong. Tâm hồn người phụ nữ chết lịm trong phân làn dâu, vô hồn, vô cảm với những lời chửi mắng, những trận đòn đau, những ghen tuông ghi bị giận hờn vô cớ. Họ nuốt đắng cay để sống và khi chết đi vẫn mang theo oan trái không bao giờ được rửa sạch.

Tạm gác lại số phận người phụ nữ trong các mối quan hệ gia đình, ta hãy đến với những tâm sự của họ trong đời thường. Họ than với trời với đất về cuộc đời bị lệ thuộc, long đong: con đường dẫn đến tương lai cứ mịt mờ tăm tối. Mọi thứ đều bị kìm hãm bởi thân phận hèn kém: sinh ra do sự không may, cả đời vất vả vẫn là trắng tay!

Trong ca dao xuất hiện một loạt câu bắt đầu bằng hai tiếng “Thân em”. Hiện tượng ấy chứng tỏ nỗi đau cứ chất chuồng, dai dẳng đeo bán, và chắc chắn sẽ không dứt ra khỏi cuộc đời người phụ nữ cho đến khi nào một tư tưởng mới đến được với những bộ óc phong kiến tài nhẫn, bất công.

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

Cuộc đời người phụ nữ ngắn ngủi như giá trị sử dụng của một món hàng tầm thường, rẻ mạt. Ai cũng có thể mua, cũng có thể tranh giành, xâu xé. Phụ nữ không có quyền nắm giữ vận mệnh, quyền định đoạt nằm trong tay kẻ khác. Biết làm gì hơn ngoài việc cam chịu, phản kháng chỉ còn đường chết mà thôi.

Phụ nữ không những bị lệ thuộc, nhà còn bị dẫm đạp, vùi dập. Chế độ phong kiến đối xử với người phụ nữ như tên chủ bất nhân đè đầu cưỡi cô con vật đang ngày đêm oằn lưng hầu hạ. Người phụ nữ là điều tệ hại nhất trong vô số những điều tệ hại, bị người đời khinh bỉ, cợt nhả:

Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân

Em như con hạc đầu đình

Muốn bay không nhấc nổi mình mà bay

– Thân em như lá đài bị

Ngày thì dãi nắng đêm thì dầm sương

Nhưng ít ra số phận cũng không quá phũ phàng nghiệt ngã. Những người phụ nữ vẫn giữ được nhiều phẩm chất đáng được trân trọng ngợi ca. Họ không bị thân phận và cuộc đời cơ cực làm cho hèn mọn giống như những kẻ đang ngày đêm đẫm đạp lên họ. Vẻ đẹp của họ không thể làm bừng sáng cả hiện thực tăm tối, không thể thức tỉnh suy nghĩ sai lầm nông cạn của chế độ trọng nam khinh nữ, nhưng đã làm cho trái tim của người thời nay rung động, yêu mến.

Vì bị ép duyên, vì chẳng bao giờ những người phụ nữ có cơ hội tìm .. đến với tình yêu đích thực của đời mình, nên tự trong sâu thẳm trái tim họ luôn nhem nhóm một ngọn lửa khao khát tình yêu. Họ an ủi lòng mình bằng niềm khao khát ấy. Biết là không thực hiện được nhưng vẫn ước mơ, vẫn hi vọng:

Ước gì anh hóa ra gương

Để cho em cứ ngày thường em soi

Ước gì anh hóa ra cơi

Để cho em đựng cau tươi trầu vàng

Khao khát tình yêu mãnh liệt đến mức hóa thành ước mong thầm | lặng. Sống với một tình yêu xa vời nhưng luôn hiện hữu trong tim còn | hơn chỉ có một mình với nỗi đau bao trùm. Ước mơ giản đơn của người phụ nữ, là có một gia đình êm ấm, gắn bó, chứ không phải hiện thực mà họ đang phải trải qua.

Còn những cô thôn nữ chưa phải nếm mùi vị cay đắng do lễ giáo phong kiến đem lại, thì vẫn hân hoan trong tình yêu. Sự chủ động là một nét mới ở họ:

Ai lên nhắn nhủ lời lên

Lời chung thăm thây mẹ lời riêng thăm chàng

Một lời tỏ tình tế nhị mà dễ thương, ai mà không yêu cho được. . . Tình cảm của người phụ nữ luôn “sâu sắc như cơi đựng trầu”, chứ không nông cạn dễ đổi thay như đàn ông. Chỉ có điều trong xã hội ngày xưa thì biển tình cảm mênh mông ấy ít có dịp được thể hiện vì những rào cản vô lí và oan nghiệt.

Những người phụ nữ luôn tự ý thức được vẻ đẹp của mình. Có gì trong “tấm lụa đào”, “giếng”, “lá đài bi”? Người con gái như tấm lụa đào hây hây má phấn, dịu dàng, mềm mại, với tấm lòng trắng trong mát lành như nước giếng, và cũng phải kiêu hãnh mạnh mẽ lắm mới so sánh mình với lá đài bi. Rõ ràng là vẻ đẹp và nỗi đau luôn song hành. “Đẹp” ở đây là về nhân cách, phẩm chất chứ không phải vẻ bề ngoài. Sự thật luôn luôn cho thấy, đâu phải chỉ mỗi hồng nhan là mệnh bạc?

Thân em như thể trăng rằm

Mây đen có phủ chẳng làm giá trong.

Bắt đầu bằng “Thân em”, nhưng không còn là lời than sầu não nữa, mà là một lời tự ngợi ca vẻ đẹp. Rạng ngời như ánh trăng đêm rằm. Dù bao tai ương hiểm họa có ập đến, thì vẻ đẹp vẫn trường tồn, và không thế lực hắc ám nào có thể xóa mờ. Mặt trăng là duy nhất, dù tròn hay khuyết thì trăng vẫn sáng một màu ngọt lịm làm say mê làng người. Đêm đen nhường chỗ cho ánh sáng tỏa ra từ nhân cách con người: đó là giá trị đích thực và cũng là niềm mơ ước của những người phụ nữ.

Dù bị đối xử tệ bạc, nhưng lòng thủy chung, đức hi sinh, tình yêu thương của người phụ nữ không bao giờ thay đổi, từ xưa đến nay. Đó là lòng thờ kính mẹ cha:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau .

Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều

Con gái về nhà chồng là con của người ta, nhưng chẳng có người con hiếu thảo nào đi xa lại không nhớ về quê mẹ. Dù mẹ bán con, thì suốt đời vẫn là mẹ nuôi dưỡng mình khôn lớn. Người con gái luôn giữ trọn đạo hiếu với mẹ cha, lo không biết mẹ cha khỏe mạnh hay đau yếu, trách phận mình không thể về thăm nhà. Gia đình vẫn quan trọng đối với mỗi người phụ nữ, họ không hề oán hận dù chính những người ruột thịt đã gián tiếp đây họ vào tân khổ đau

Em buôn bán nuôi ai dầm sương phản mại

Em buôn bán nuôi cha mẹ già nào nại tấm thân…

Đó là những đứa con. Còn tấm lòng của người mẹ?

Con ơi con nín đi con

Cha con vui thú nước non quê người

Đôi nơi kẻ khóc người cười

Chẳng qua thân mẹ như đời thờn bơn

Nỗi đau của những người phụ nữ xa chồng còm cõi nuôi con một mình, đi cả vào tiếng ru. Than với con thơ thì nỗi đau càng đầy, vì nó đâu hay biết, nhìn gương mặt bé bỏng ngủ say mà chỉ càng thấy thương mình, thương con.

Ca dao không chỉ thể hiện vẻ đẹp của những người phụ nữ thuở. xưa, mà người phụ nữ này cũng được ngợi ca. Bà mẹ cổ hủ phong kiến không còn nữa, thay vào đó là hình ảnh người mẹ tần tảo, cần mẫn đưa nôi ru con vào giấc ngủ:

Gió mùa thu mẹ ru con ngủ

Năm canh chảy thức đủ năm canh

Ru con a hả a hà

Con nín mẹ hả, con la mẹ buồn

Tình yêu thương của người phụ nữ không đại dương nào chứa được, và cũng không bút nào viết hết. Sau thương cha mẹ, thương con, là tình nghĩa son sắt thủy chung với chồng. Dường như người phụ nữ được sinh ra để yêu thương. Giá như tình yêu với chồng của người phụ nữ được thấu hiểu, được đền đáp thì hay biết mấy!

Chàng ơi chớ bực sầu tư

Khi xưa có mẹ, bây chừ có em .

Chồng ta áo rách ta thương

Chồng người áo gấm xông hương mặc người

Người phụ nữ, cùng với lòng yêu thương không bao giờ vơi cạn, sẵn sàng là chỗ dựa, niềm an ủi cho người chồng. Hạnh phúc là được cùng nhau san sẻ gánh nặng, nghèo đói có nhau, “đắng cay cũng chịu, mặn nồng cũng vui”. Thương chồng bắt nguồn từ chịu đựng gian khổ để nuôi chồng:

Vì chàng thiếp phải bắt cua

Những như thân thiệp thì mua mấy đồng

và cao hơn nữa là chấp nhận hi sinh để níu giữ tình cảm gia đình:

Tép đồng ăn với rau mưng

Chồng ăn vợ nhịn xin đừng bỏ nhau.

Người phụ nữ mãi giữ một tấm lòng son sắt thủy chung, dù cuộc đời có đến ba bảy lần chồng. Dù bao nhiêu biến cố có ập đến, thì tấm lòng người phụ nữ vẫn vẹn nguyên không đổi:

Vái trời cho động vuông tròn

Trăm năm giữ vẹn lòng son cùng chàng.

Đâu đó bên cạnh những gia đình đầm ấm, là những cuộc chia li đầy nước mắt. Chồng đi thi bám đuổi công danh sự nghiệp, người vợ một

ông sống trong đợi chờ nhớ mong, hi vọng có ngày vinh hiển, để chẳng khổ công những ngày “đĩa dầu hao thiếp rót, ngọn đèn mờ thiếp khêu”:

Khuyên chàng học lấy chữ nho

Chín trăng em đợi mười thu em chờ

Người chồng đi lính, người phụ nữ cô đơn đối chiếu lạnh, ngày ngày bồng con ngóng trông cùng nỗi lo lắng khôn nguôi. Rồi những giây phút chia li ập đến mà hạnh phúc thì chưa thấy đâu:

Cái cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non

Nàng về nuôi cái cùng con

Cho anh đi trẩy nước non Cao Bằng…

Trong ca dao, ta tìm thấy tất cả, hiện thực xã hội thối nát bất công, số phận nghiệt ngã của những người phụ nữ, và cuộc đấu tranh thầm lặng của họ đằng sau cuộc sống đầy mưu mẹo lừa lọc để bảo vệ vẻ đẹp vĩnh cửu, tình yêu và niềm khát khao được sống.

Ca dao vẫn tồn tại đến ngày nay, nhưng ngày nay thì không ai viết nên ca dao nữa. Xã hội đổi mới tốt đẹp hơn không khiến nhiều người phụ nữ phải than thân như trước, nhưng phụ nữ của thời đại mới vẫn giữ trọn vẹn vẻ đẹp truyền thống. Và sự thật là, chính phụ nữ lại là những người làm nên lịch sử…

giaibai5s.com

Đề số 22: Tình yêu quê hương, đất nước thể hiện trong cao dao – Văn mẫu lớp 7
5 (100%) 2 votes