DÀN Ý

1. Đặt vấn đề:

– Ca dao không chỉ là tiếng nói của tình yêu thương, không chỉ là tiếng hát than thân, ca dao còn là tiếng nói phản kháng mãnh liệt của con người đối với xã hội bất công, chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của con người.

– Tiếng nói phản kháng mãnh liệt ấy được thể hiện sâu sắc nhất qua những bài ca dao châm biếm.

2. Giải quyết vấn đề:

– Trước hết, những bài ca dao châm biếm cho ta thấy được sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ trong tâm hồn của những người bình dân.

– Ca dao châm biếm còn thể hiện khát khao về một cuộc sống vui tươi, tràn ngập tiếng cười hạnh phúc, thoải mái sau những phút giây lao . động cực nhọc.

– Ca dao châm biếm còn cho ta thấy sự mỉa mai, châm biếm, cho ta thấy tiếng cười trào lộng đánh trực diện vào bản chất của giai cấp thống trị và những bất công trong xã hội.

– Ca dao châm biếm còn cho ta thấy tâm hồn lạc quan, niềm tin, nghị lực và ý thức phản kháng của người dân lao động.

3. Kết thúc vấn đề:

– Những bài cao dao châm biếm cho ta thấy rõ sự thông minh, dí . dỏm, tinh thần lạc quan và ý thức phản kháng của người dân lao động…

– Qua đó giúp người đọc hiểu rõ hơn về quan niệm nhân sinh và những mơ ước, khát vọng của người dân lao động trong xã hội xưa.

BÀI LÀM

Ca dao dân ca là một loại hình của văn học dân gian Việt Nam. Ca dao bắt nguồn và nảy nở từ trong chính cuộc sống lao động của nhân dân, là sản phẩm tinh thần và trí tuệ của người bình dân. Ở kho tàng ca dao, nhiều lĩnh vực trong cuộc sống con người, đặc biệt là tình cảm, những cảnh sinh hoạt thường nhật của người lao động được khắc hoạ một cách chân thực, sâu sắc. Ca dao có rất nhiều chủ đề phong phú, được nhân dân khai thác triệt để như ca dao viết về tình cảm gia đình, ca dao than thân, ca dao về tình yêu quê hương đất nước. Trong đó, ca dao châm biếm không chỉ thể hiện tiếng cười mỉa mai, mua vui mà còn chứa đựng những bài học răn dạy, giáo huấn đạo đức cho con người.

Một văn bản văn học bao giờ cũng thể hiện những ý nghĩa riêng, buộc con người khi thưởng thức phải tìm hiểu, đánh giá, nhận xét và tìm ý nghĩa đặc biệt ấy. Ca dao châm biếm không chỉ khiến ta cười, mà sau tiếng cười ấy, ta nhận ra được nhiều điều lớn lao, có khi đơn thuần chỉ là lời nhắc nhở nhẹ nhàng trước một hiện tượng nào đó trong xã hội, nhưng cũng có khi là cả những giọt nước mắt xót xa, đau đớn hòa lẫn trong tiếng cười. Đối tượng của những bài ca dao châm biếm chủ yếu là người dân lao động. Các tác giá dân gian lên tiếng phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người đáng cười, những con người vô ý thức trong xã hội, hướng chúng ta đến những vẻ đẹp chân, thiện, mĩ của cuộc đời. Đặc biệt, họ không thể hiện những bài học luân lí ấy một cách thẳng thừng, mà tài tình trong sử dụng nghệ thuật, kết hợp hài hòa giữa các lớp nghĩa trong một bài ca dao châm biếm. Bên cạnh đó ca dao châm biếm còn thể hiện khát khao về một cuộc sống tươi vui, tràn ngập tiếng cười. Sau những giờ lao động mệt mỏi, họ sẽ ngồi lại bên nhau, để có với nhau những phút giây thoải mái, hạnh phúc. Ca dao hài hước, châm biếm có chủ đề phong phú và đa dạng. ..Bài ca dao sau viết về nhân vật chú Cuội:

“Bắc thang lên đến cung mây,

Hỏi sao Cuội phải ấp cây cả đời ?

Cuội nghe thấy nói,Cuội cười:

-Bởi hay nói dối, phải ngồi gốc cây.”

Hình ảnh chú Cuội trong bài ca dao này được giải thích khá bất ngờ. Đây không phải là chú Cuội ngồi gốc cây đa quen thuộc mà là chú Cuội “phải ấp cây cả đời”. Chú Cuội ngồi gốc cây đa gợi một sự tích xúc động, còn hình ảnh Cuội “phải ấp cây cả đời” thì gợi sự hài hước. Truyện dân gian kể về sự tích chú Cuội ngồi gốc cây đa hoàn toàn khác truyện kể về tài nói dối của Cuội. Trong truyện sau, không có chi tiết Cuội bay lên cung trăng ngồi dưới gốc cây đa. Song ở bài ca dao này, hình ảnh chú Cuội ngồi gốc cây đa đã được lồng ghép với hình ảnh chú Cuội hay nói dối. Bài ca dao như một cuộc đối thoại giữa tác giả dân gian với nhân vật Cuội. Cái cười và lời đáp của Cuội nói về tính cách hài hước, láu lỉnh vốn là bản chất nhân vật này. Cuội ý thức rõ tật hay nói dối của mình và chuyện “bị phạt” về tật ấy, ý thức này biểu hiện rất hồn nhiên, láu lỉnh. Hồn nhiên, láu lỉnh ngay cả khi bị “phạt”. Cái cười và lời đáp của Cuội không hề mảy may biểu hiện sự xấu hổ hay ân hận. Còn Cuội là còn sự nói dối để vang lên những tiếng cười hài hước. “Nói dối như Cuội” từ lâu đã là thành ngữ quen thuộc của nhân dân mỗi khi nói về những người hay nói dối, nói dối một cách láu lỉnh, nói một đằng làm một nẻo. Người ta thích cười với Cuội, cười cùng Cuội. Dân gian không ai ghét Cuội, nhưng cũng ít ai tin Cuội. Đó là bài học cho kẻ nói dối. Đánh mất niềm tin của mọi người là điều tồi tệ của con người. Giữa cộng đồng, chúng ta sống bằng niềm tin với những người xung quanh. Nhân dân đã thể hiện rõ ràng quan điểm của mình. Người hay nói dối sẽ không còn được mọi người tin tưởng. Từ câu trả lời tuy hài hước và có phần xúc động của Cuội, giúp ta hiểu được bài học sâu xa của bài ca dao trên.

Trong xã hội phong kiến, nhân dân còn thể hiện quan niệm của mình về chí làm trai. Quan niệm “Làm trai cho đáng nên trai”, “Làm trai cho đáng sức trai” của nhân dân hoàn toàn khác, trái ngược với những hiện tượng được nêu trong các bài ca dao châm biếm hài hước.

– “Làm trai cho đáng nên trai

Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào?

– “Làm trai cho đáng sức trai

Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng” .

– “Làm trai quyết chí tang bồng.

Sao cho tỏ mặt anh hùng với cam”

Quan niệm về người anh hùng của nhân dân cũng hoàn toàn khác. Người anh hùng phải là người có tài năng đặc biệt hoặc khí phách đặc biệt, làm nên những việc phi thường được mọi người kinh phục, yêu mến. Tiếng cười châm biếm được tạo nên bởi nhiều thủ pháp nghệ thuật. Đối lập tương phản một cách kì quặc giữa quan niệm “Làm trai cho đáng sức trai” và quan niệm về người anh hùng của nhân dân với những hiện tượng được nêu trong các bài ca dao. Sự đối lập này thể hiện giữa các câu thơ, ý thơ trong các bài. Ngoa dụ, phóng đại, cường điệu đế tô đậm các hiện tượng châm biếm. Thủ pháp chơi chữ thể hiện rõ và đặc sắc trong bài sau:

“Anh hùng là anh hùng rơm

Ta cho mỗi lửa dứt cơn anh hùng”

“Anh hùng rơm” là thành ngữ chế giễu những kẻ không có can đảm, tài năng nhưng lại hay khoe mẽ. Kiểu câu định nghĩa, sự sử dụng thành ngữ với sự kết hợp các hình ảnh “rởm”, “mỗi lứa” và cụm từ “cơn anh hùng” là những hình ảnh chơi chữ độc đáo. Các thủ pháp nghệ thuật nói trên kết hợp chặt chẽ với nhau, tạo nên cách nói mỉa dí dỏm, nhẹ nhàng nhưng ý nghĩa châm biếm lại sâu sắc, đế chế giễu những kẻ mang danh nam nhi mà hám ăn hoặc quá èo uột, yếu đuối, những kẻ hèn nhát và bất tài nhưng lại huênh hoang. Ca dao rất ngắn gọn. Đặc điểm này do nhiều nguyên nhân. Ca dao nảy sinh trong hoàn cảnh đối đáp, ứng tác trực tiếp. Mỗi bài chỉ biểu hiện một ý, một cảm xúc. Một nguyên nhân khác: thơ ca dân gian nói chung mang tính tự phát trực tiếp, mà theo Hê-ghen chính đặc tính này “đem lại cho dân ca một sự tươi mát và một sự chân thực,… nhưng nó cũng khiến cho dân ca có tính chất phiến đoạn, rời rạc, cô đúc, thậm chí … tối nghĩa. Tình cảm bị che giấu rất sâu, không thể và không muốn bộc lộ hoàn toàn”. Ca dao châm biếm, hài hước tuy ngắn gọn nhưng đã thể hiện được sâu sắc những quan niệm về cuộc sống, về con người và thế giới của con người. Những hiện tượng được miêu tả trong nhiều bài ca. dao đều phi lí, ngược đời, trái tự nhiên, chưa bao giờ và chẳng bao giờ có trong thực tế:

“Bao giờ cho đến tháng ba

Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng.

Hùm nằm cho lợn liếm lông,

Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi.

Nắm xôi nuốt trẻ lên mười,

Con gà, be rượu nuốt người lao đao.

Lươn nằm cho trúm bò vào,

Một đàn cào cào đuổi đàn cá rô.

Lúa mạ nhảy lên ăn bò,

Cỏ năn cỏ lác rình mò bắt trâu.

Gà con đuổi bắt diều hâu,

Chim ri đuổi đánh vỡ đầu bồ nông”.

Rắn ăn ếch, tha ếch, chứ không phải ngược lại. Cũng chẳng bao giờ có chuyện lợn dám liếm lông hùm, quả hồng, nắm xôi nuốt được con người, vv. Tương tự, rất vô lí là chuyện “Có năn cỏ lác rình mò bắt trâu”, “Gà con đuổi bắt diều hâu”, bồ nông bị chim ri đuổi đánh vỡ đầu, v.v. Rất nhiều hiện tượng trong bài ca dao không gắn với tháng ba. Tháng ba chưa có hồng, chưa có cào cào,… Mặt khác, nếu các hiện tượng như “Nắm xôi nuốt trẻ lên mười-Con gà, be rượu nuốt người lao đao”… là có thật thì chẳng cứ gì tháng ba mới có. Cách nói trong bài ca dao là nói ngược. Những hiện tượng được miêu tả trong bài ca dao, nếu nói xuôi thì chẳng có gì để nói. Nói ngược mới có chuyện, chuyện cuộc đời cũng như chuyện nghệ thuật. Cách nói ngược này rất phổ biến trong vè và ca dao. Chẳng hạn, nói ngược trong vò: “Lên núi đặt lờ, xuống sông bổ củi”,… Nói ngược trong ca dao:

“Bao giờ chạch đẻ ngọn da

Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình

Bao giờ cây cải làm đình

Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta”.

Cách nói trong bài ca dao này có ý nghĩa tạo nên tiếng cười hài hước, giải trí, mua vui. Tiếng cười như thế rất cần trong cuộc sống. Đồng thời chế giễu những hiện tượng phi lí, ngược đời.

Ca dao châm biếm, hài hước là một bộ phận quan trọng của ca dao dân ca Việt Nam. Cũng như truyện cười, ca dao hài hước là những bài ca dao cốt để giải trí và phê phán những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống. Cùng với truyện cười, và sinh hoạt, những bài ca dao ấy đã thể hiện tập trung các nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng Việt Nam, đặc biệt là các nét đặc sắc của nghệ thuật đối lập, phóng đại, chơi chữ, ngoa dụ. Những bài ca dao hài hước, châm biếm thêm một lần nữa chứng tỏ về sự thông minh, tinh thần đấu tranh và tinh thần lạc quan của con người Việt Nam trong cuộc sòng. Học ca dao, như nhà thơ Xuân Diệu nhận xét, là “học cái hiện thực của việc đời qua mấy nghìn năm trong đó, học các tương quan xã hội. học các tương quan nam nữ trong các chế độ cũ… học máu và mồ hôi, nước mắt … của những con người”, là học “thơ trong ca dao”.

Giaibai5s.com

Đề số 23: Vẻ đẹp tâm hồn của người bình dân qua những bài ca dao châm biếm – Văn mẫu lớp 7
5 (100%) 1 vote