HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được tái hiện trong tác phẩm:

– Trước hết là trong cuộc sống bình thường, họ là những người nông dân cần cù, giản dị, “côi cút làm ăn toan lo nghèo khó”, gắn bó với ruộng đồng, làng mạc, chưa bao giờ biết đến súng gươm, giáo mác.

– Khi thực dân Pháp xâm lược, với lòng căm thù giặc và quan điểm nhân sinh tiến bộ “Thác vinh còn hơn sống nhục”, họ đã tình nguyện tham gia chiến đấu vì nền độc lập của nước nhà.

– Trong cuộc chiến đấu đó, họ thực sự là những nghĩa sĩ dám hi sinh, dám xả thân vì dân vì nước. Họ không có áo giáp, chỉ với một manh áo vải và vũ khí thì rất thô sơ: “Rơm con cúi, dao phay, gậy tầm vông” nhưng không đợi phải thúc giục, họ “đạp rào lướt tới”, “xô cửa xông vào” coi giặc như không. Những hình ảnh đó đã tạo nên vẻ đẹp hào hùng, bi tráng của bức tượng đài nông dân nghĩa sĩ đánh Tây – một bức tượng đài sừng sững hiên ngang, sống mãi trong lòng dân tộc.

ĐỀ 83: Hình ảnh người nghĩa sĩ được tái hiện như thế nào trong bài văn tế? (chú ý hình ảnh của họ trong cuộc sống bình thường, những biến chuyển khi thực dân Pháp xâm lược, vẻ đẹp hào hùng của họ trong trận nghĩa đánh Tây).
Đánh giá bài viết