HƯỚNG DẪN 

Hình tượng trung tâm trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát là hình tượng bãi cát dài và người đi trên bãi cát. Hình tượng này vừa mang ý nghĩa thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng.

– Hình ảnh bãi cát dài lại bãi cát dài và hình ảnh người đi trên bãi cát là hình ảnh có thể tác giả đã từng chứng kiến, từng trải qua trên đường đi thi. Năm 1831 Cao Bá Quát đỗ cử nhân tại Hà Nội. Sau đó để thi tiến sĩ ông đã ba lần đến kinh đô Huế dự thi lội. Hành trình từ Hà Nội vào Huế phải qua các tỉnh miền Trung như Quảng Bình, Quảng Trị. Đây là dải đất hẹp, có nhiều bãi cát trắng mênh mông. Hình ảnh người đi trên cát đi một bước như lùi một bước là một hình ảnh rất chân thực, vì lúc đi trên cát, cát trôi nên cứ bước về phía trước thì chấn lại thụt về phía sau. Khi đi qua vùng đất hẹp miền Trung với nhiều bãi cát trắng, có thể nhìn thấy một phía là dãy núi Trường Sơn, một phía là biển Đông. Vì vậy hình ảnh bãi cát dài (Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng – Phía nam núi Nam, sóng dào dạt) là những hình ảnh có thực trong bài thơ.

– Tuy nhiên hình ảnh bãi cát dài và hình ảnh người đi trên bãi cát với con đường gian hai mù mịt, bế tắc lại mang ý nghĩa biểu tượng. 

+ Con đường là hình ảnh khá phổ biến trong thơ ca trung đại nhưng nghĩa của môi trường hợp cụ thể lại khác nhau. Ở thơ Lý Bạch, chữ lộ thường chỉ đường đời gian nan nói chung: Đường khó đi, đường khó đi – Nhiều ngã ba, ngã tư giờ đang ở nơi nào (Hành lộ nan, hành lộ nan – Đa kỳ lộ, kim an tại). (Hành lộ nan – Đường khó đi)

Thơ Nguyễn Du nhiều lần nói đến cùng đồ (con đường cùng) nhưng không mang ý nghĩa chỉ đường đời nói chung mà thường gắn với một hoàn cảnh cụ thể của nhà thơ trong “mười năm gió bụi” trốn tránh, bất hợp tác với Tây Sơn: Cùng đồ lên dữ dao tương kiến (Lúc đường cùng thương ta cùng trăng nhìn nhau từ xa – Quỳnh Hải nguyên tiêu); Nhân đạo cùng đồ cô hảo mộng (Người đến bước đường cùng không có mộng đẹp – Trệ khác).

+ Trong thơ Cao Bá Quát, hình ảnh con đường thường là con đường đi thi, làm quan, con đường đời của người trí thức:

Rầu rầu lìa chốn cũ,

Man mác bước đường xa.

[…]

Nhớ từ chuyến đi trước,
Dã bị phù danh lùa,
Chuyện này lại lẽo đẽo,
Việc cũ như còn mơ.
(Đi thi lội, ra đến cổng làng từ biệt các học trò – bản dịch chữ Hán)

Biển như cuốn núi, núi sừng sững
Non Bắc, non Nam ngàn bạt ngàn 
Mũ lọng mình đi bước lếch thếch
Công danh dương ấy mấy ai nhàn.”>
(Bài ca đứng trên núi Hoành Sơn nhìn ra bể – bản dịch chữ Hán)

Hình ảnh bãi cát dài và con đường trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát là nằm trong hệ thống chủ đề, hệ thống hình tượng này của thơ Cao Bá Quát.

+ Hình ảnh người đi trên bãi cát hiện lên vừa vất vả, nhọc nhằn, vừa bị phẫn, vừa mạnh mẽ, quyết tâm, vừa bế tắc, tuyệt vọng. Đối với người trí thức nho sĩ thuở xưa, con đường của họ là học – thi – làm quan. Đó là con đường đầy gian nan vất vả: 

Bãi cát dài lại bãi cát dài      
Đi một bước như lùi một bước

Nho sĩ trong buổi cuối mùa của Nho học thì việc thi cử, bên cạnh nỗi cơ cực còn là sự nhọc nhằn:

Lữ khách trên đường nước mắt rơi

Người đi đường vất vả như vậy là vì danh lợi. Xưa nay phường danh lợi – Tất tả trên đường đời – Đầu gió hơi men thơm quán rượu – Người say vô số, tỉnh bao người? Danh lợi cũng là một thứ rượu cám dỗ người đời, để làm say người, khiến con người phải tất tả, bon chen đến thảm hại. Người đi đường mang tâm trạng bị phần:

Không học được tiên ông phép ngủ
Trèo non lội suối giận khôn nơi!     

“Giận khôn vơi” bởi vì mình “tỉnh” chứ không làm được như ông “tiên ngủ” vậy mà vẫn chưa tìm được con đường nào khác ngoài con đường đi thi, làm quan, gắn liền với danh lợi.

Tuy nhiên, dù chưa tìm được con đường mới, nhưng người đi đường đó nhận thấy không thể cứ đi mãi trên con đường cũ. Cần phải thoát khỏi cơn say danh lợi. Người đi đường tự vấn đồng thời cũng tự thức tỉnh bản thân trước con đường thi cử đã lỗi thời, con đường danh lợi đầy cám dỗ: Anh đứng làm chi trên bãi cát?. Người đi đường đã nhận ra sự vô nghĩa nếu cứ tiếp tục đi trên con đường cũ.

Từ một con người mạnh mẽ, quyết tâm (trèo non lội suối; mặt trời đã lặn, chưa dừng được), người đi đường lâm vào hoàn cảnh bế tắc, tuyệt vọng. Trước cảnh Đường bằng thì mờ mịt – Đường ghê sợ còn nhiều, người đi đã phải ca lên khúc “đường cùng”. Hình tượng người đi trên bãi cát vừa nhỏ bé, cô độc, vừa hết sức mạnh mẽ, vừa bị phẫn vừa hào hùng nhưng cuối cùng vẫn lâm vào bế tắc, tuyệt vọng. Đó là hình ảnh tiêu biểu cho bi kịch của người trí thức đã nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ, khao khát sống có ích, muốn tìm con đường đi mới cho cuộc đời nhưng bế tắc.

ĐỀ 73: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người đi trên bãi cát.
Đánh giá bài viết