HƯỚNG DẪN

I. NỘI DUNG

 

1. Hình ảnh bãi cát

 

– Đi trên cát là việc khó nhọc, xét về hoàn cảnh trong bài thơ lại càng khó khăn hơn. Không gian thì đường xa hút mắt, xung quanh lại bị vây bởi núi, sóng, biển nhập ghềnh, hiểm trở; thời gian thì mặt trời đã lặn mà vẫn tất tả đi (bình thường, khi mặt trời lặn, con người và vạn vật đều tìm chốn nghỉ ngơi. Chẳng hạn: Chim hôm thoi thót về rừng (Ca dao): Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ (Mộ – Hồ Chí Minh).

– Nghĩa biểu trưng: Người đời tất tả đi trên bãi cát để làm gì? Bãi cát tượng trưng cho con đường danh lợi. Như vậy, mọi người đổ xô trên đó là vì danh lợi, bất chấp cả những nhọc nhằn khó khăn: Đi một bước như lùi một bước, đường ghê sợ còn nhiều, đường bằng mờ mịt… bất chấp nó là một con đường cùng. (Danh lợi là từ được nhà nho xưa dùng chỉ việc làm quan. Ngày xưa, người ta phải học hành, thi cử để đạt tới một vị trí trong chốn quan trường). Cái mồi danh lợi, bả công danh lôi kéo làm cho con người mê muội.

2. Tâm tư tưởng của Cao Bá Quát Cát 

– Biết bao trí thức nho sĩ phải đi theo con đường khoa cử, ra làm quân để vào đời. Riêng Cao Bá Quát nhận thấy con đường danh lợi dây nhọc nhằn, đầy chông gai, giống như việc đi trên bãi cát: Đi một bước như lùi một bước; Đường ghê sợ còn nhiều đâu ít. Tuy chưa thể tìm ra một con đường đi nào khác, song ông đã nhận thấy không thể cứ đi mãi trên bãi cát danh lợi đó: Anh đứng làm chi trên bãi cát.

– Hai câu thơ Không học được tiên ông phép ngủ – Trèo non, lội suối giận không nguôi thể hiện nỗi chán nản của tác giả vì tự mình phải hành hạ thân xác của mình để theo đuổi công danh.

– Bốn câu thơ Xưa nay, phường danh lợi – Tất tả trên đường đời – Dầu gió hơi men thơm quán rượu – Người say vô số tỉnh bao người nói về sự cám dỗ của bả công danh đối với người đời. Nhận định mang tính khái quát về những kẻ ham danh lợi đều phải chạy ngược chạy xuôi nhọc nhằn được nhà thơ minh hoạ bằng hình ảnh người đời thấy ở đâu có quán rượu ngon đều đổ xô tìm đến, mấy ai tỉnh táo thoát khỏi sự cám dỗ của rượu. Danh lợi cũng là một thứ rượu dễ làm say người.

– Từ những suy nghĩ về hình ảnh kẻ say, người tỉnh và bãi cát công danh,… dẫn tác giả đi đến kết luận: cần phải thoát ra khỏi cơn say danh lợi vô nghĩa. Tâm tư tưởng cao rộng của Cao Bá Quát là ở việc đã nhận thấy rõ tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ. Trong hoàn cảnh thực tại của đất nước ta thời đó, triều đình thì mục ruỗng, làm quan có ích gì? Bước trên con đường công danh lúc ấy cũng giống như bước trên con đường cùng. Ý thức của một nhà nho chân chính là vậy.

– Bài thơ thể hiện mâu thuẫn giữa khát vọng sống cao đẹp với hiện thực đen tối, mờ mịt: mâu thuẫn giữa tinh thần xông pha, hỉ xả vì lí tưởng của kẻ sĩ với thói cầu an hưởng lạc của những con người tầm thường.

II. NGHỆ THUẬT

Bài ca ngắn đi trên bãi cát là bài thơ cổ thể, tự do về kết cấu, vần, nhịp điệu. Nhịp điệu của bài thơ được tạo nên chủ yếu nhờ sự thay đổi độ dài các câu thơ cũng như sự khác nhau trong cách ngắt nhịp của mỗi câu, mang lại khả năng diễn đạt hết sức phong phú. Có các cặp đối xứng với số lượng chứ không dắt nhau: 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ. Cách ngắt nhịp cũng rất phong phú: 2/3 (trường sa / phục trường sa), 3/5 (Quân bất học 7 tiên gia mỹ thụy ông) 4/3 (phong tiền tửu điếm / hữu mĩ tửu). Câu cuối như một câu hỏi đầy ám ảnh. Nhịp điệu bài thơ góp phần diễn đạt được sự gập ghềnh, trúc trắc của những bước đi trên bãi cát dài. Tượng trưng cho con đường công danh mịt mờ, gập ghềnh, đầy hiểm nguy.

– Hình ảnh bãi cát trong bài thơ có ý nghĩa nghệ thuật độc đáo, mang tính sáng tạo, xuất phát từ việc quan sát hiện thực. Thông qua hình ảnh thực đó. Tác giả đã khái quát lên tầng nghĩa ẩn bên trong: bãi cát – con đường danh lợi, những khó khăn của việc vượt qua bãi cát – những khó khăn trên con đường danh lợi lắm bon chen.

ĐỀ 72: Cảm nhận bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca – Cao Bá Quát).
Đánh giá bài viết