HƯỚNG DẪN

– Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật của chuối đời và lợi ích thiết thực của nhân dân, giữa mơ ước sáng tạo với điều kiện thực tế cuộc sống thể hiện ở hồi V của vở kịch được thể hiện vô cùng sâu sắc. Cách đặt ra mâu thuẫn và cách giải quyết mâu thuẫn kịch của Nguyễn Huy Tưởng để lại nhiều dư vị, nhiều hướng suy nghĩ không giống nhau.

– Mâu thuẫn trên không thể giải thích dứt khoát vì chân lí vừa thuộc về Vũ Như Tô mà vừa thuộc về nhân dân (dù tác giả đã để cho Vũ Như Tô đã bị giết, Cửu Trùng Đài bị đốt nhưng Vũ Như Tô cho đến lúc chết vẫn chân thành tin rằng mình vô tội, vẫn ảo vọng về tác phẩm cao siêu “đời ta không gì quý bằng Cửu Trùng Đài”). Như vậy qua mâu thuẫn kịch, biểu tượng Cửu Trùng Đài, nỗi đau và bi kịch của nhân vật, nhà văn muốn khẳng định sâu hơn chủ đề của tác phẩm: Cái Đẹp cao siêu, thuần tuý sẽ không thể dung hợp với hoàn cảnh cuộc sống hiểu nó xung đột với lợi ích thiết thực, trước mắt của nhân dân. Đó cũng là một bi kịch lớn mà người nghệ sĩ tài hoa thường vấp phải. Đồng thời nhà văn cùng bày tỏ nỗi đau đớn trước những ngộ nhận, trái ngang của cuộc đời; lên án, chống lại những thế lực tàn bạo, huỷ hoại cái đẹp, huy hoại giá trị con người.

– Nên giải quyết mâu thuẫn ấy như thế nào? Bi kịch không có cách giải quyết êm đẹp và có hậu (như vậy, sẽ hết bi kịch). Cách giải quyết của Nguyễn Huy Tưởng không phải là sự bế tắc của chính ông mà là ý đồ nghệ thuật của tác giả thông qua hệ thống nghệ thuật tác phẩm.

ĐỀ 120: Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần tuý của muôn đời và lợi ích thiết thân của nhân dân chưa được tác giả giải quyết dứt khoát. Điều đó được thể hiện như thế nào ở hồi cuối cùng của vở kịch? Theo anh (chị), nên giải quyết mâu thuẫn ấy như thế nào?
Đánh giá bài viết