HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

1. Xác định yêu cầu của đề bài

a) Yêu cầu về thao tác lập luận: Với đề bài này, anh/ chị nên sử dụng thao tác bình luận kết hợp với phương thức chứng minh và biểu cảm.

b) Yêu cầu về nội dung bàn luận: Để viết bài luận này, anh/ chị cần xác định rõ đối tượng cần bàn đến: Môi trường sống ở mọi quốc gia, vùng nhiều dạng ô nhiễm trầm trọng vì những hoạt động khai thác, sản xuất của con người trong xã hội hiện đại. Nạn ô nhiễm ảnh hưởng xấu đến các yếu tố trong môi trường sống của con người: đất, nước, không khí. Điều này dẫn đến tình trạng cạn kiệt tài nguyên, thực phẩm ô nhiễm, thiếu hụt. Các chất thải như khí độc, bụi bẩn, hóa chất, rác thải làm cho môi trường độc hại gây nhiều căn bệnh trầm trọng cho con người và sinh vật trên trái đất. Vì vậy, mỗi quốc gia, mỗi con người trong cộng đồng tin tham gia bảo vệ giữ gìn môi trường bằng hành động cụ thể.

2. Gợi ý lập dàn bài

Mở Bài

Nên chọn một cách diễn đạt thu hút sự chú ý của người đọc và bộc lộ quan điểm của bản thân về đề tài này. Có thể dẫn nhập từ các tiêu đề sau: Môi trường sống có còn “sống”? Ngôi nhà chung của chúng ta đang bị chính chúng ta phá hoại! Mới trường – điều đó tuỳ thuộc hành động của bạn!… Với dề tài này, nên vào bài trực tiếp để tập trung thông tin, bộc lộ thái độ rõ ràng.

Thân Bài

a) Trình bày vắn tắt về quan hệ không thể tách rời của con người với môi trường sống

Tất cả những gì con người có được đều là từ môi trường như thức ăn, nước uống, không khí, nhà ở, phương tiện làm việc,… Ngay cả những sản phẩm mà chúng ta gọi là “nhân tạo” thực chất cũng có nguồn gốc từ các nguyên tố trong tự nhiên: từ hạt muối, ngụm nước đến các nhà máy điện nguyên tử, vệ tinh nhân tạo, tàu vũ trụ… Môi trường là điều kiện để con người sinh tồn. Đồng thời, con người cũng là một phần trong quần thể sinh vật và thế giới tự nhiên phong phú ấy.

b) Trình bày vắn tắt về thực trạng môi trường trên trái đất hiện nay là nguyên nhân của thực trạng ấy  

Môi trường ngày càng xấu đi: Đất bị ô nhiễm trở thành đất chết, nước bị nhiễm độc và cạn kiệt, trở thành nguồn lây bệnh, núi rừng trơ trọi, bão lũ thất thường, bầu khí quyển đầy khí độc,… Có thể lấy ví dụ về thực trạng môi trường nơi anh/ chị đang sống: các vùng đất trở nên bị hoang hóa do công nghiệp hoá thiếu quy hoạch, các con sông lớn bị ô nhiễm và hoá chất và nước thải (sông Sài Gòn. sông Đáy, sông lồng,…), những cánh rừng phòng hộ như U Minh Hạ, Phú Quốc đang bị đe doạ thay đổi sinh thái, nhiều nhà máy xí nghiệp gây ô nhiễm nặng khiến nồng độ khí thải trong khí quyển tăng cao,… Nguyên nhân chính của tình trạng ấy: sự khai thác quá mức của con người, lối sống thiếu trách nhiệm với môi trường, xu thế công nghiệp hoá thiếu kế hoạch dài hạn…

– Những hậu quả cụ thể mà con người phải gánh chịu: thực phẩm bị ô nhiễm, an ninh lương thực bị đe dọa, nhiều bệnh nan y, dịch bệnh hoành hành (dịch tả, cúm gia cầm…), không khí nhiễm độc nguy hại đến con người, năng lượng và các nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt… Tất cả những điều ấy đe doạ tính mạng con người, trạng thái hòa bình, ổn định của đời sống xã hội.

– Trình bày vắn tắt về những giải pháp bảo vệ môi trường và trách nhiệm của mỗi cá nhân: các quốc gia, cộng đồng đã ý thức được tình trạng này và đã đưa ra những giải pháp vĩ mô: xử lí nước và rác thải, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, phát triển tài nguyên rừng, biển… Tuy nhiên, mỗi người cần ý thức được trách nhiệm của cá nhân: giữ gìn vệ sinh môi trường, tiết kiệm tiêu dùng để bảo vệ tài nguyên, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường cùng cộng đồng.

c) Sự trải nghiệm, thái độ và định hướng hành động của bản thân

– Thực trạng môi trường nơi anh / chị đang sống có điểm gì đáng chú ý?

– Anh/ chị có nhận xét gì về thái độ với môi trường của những cư dân nơi anh / chị sinh sống?

– Bản thân anh chị đã từng có thái độ ứng xử thế nào với môi trường? Thái độ và định hướng hành động của anh chị để bảo vệ môi trường ra sao?

Kết Bài

Có thể kết bài theo nhiều cách nhưng nên chốt lại bằng những thông điệp định hướng cho hành động bảo vệ môi trường: Đã đến lúc chấm dứt những hành động tàn phá môi trường và bắt tay để làm cho trái đất hồi sinh. Mỗi hành vi trong cách ứng xử với môi trường của chúng ta đều tác động đến sự bình yên của ngôi nhà chung…

ĐỀ 59: Ô nhiễm môi trường – trách nhiệm của toàn xã hội.
Đánh giá bài viết