Đề 1. Thời gian làm bài 90 phút

A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm, mỗi câu 0,25 điểm):

1. Bốn câu thơ:

                      Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

                      Trợ cái hồng nhan với nước non.

                      Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

                      Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

thể hiện tâm trạng gì của tác giả Hồ Xuân Hương?

A. Vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận.

B. Uất ức trước những bất công của xã hội phong kiến đối với người phụ nữ.

C. Bâng khuâng, da diết trước cảnh vật hữu tình.

D. Vừa nhớ nhung người yêu, vừa thương xót cho thân phận của mình.

2. “Đọc bài thơ, chúng ta có thể cảm nhận được sự chuyển động của không gian thu, nhìn thấy màu sắc, hình ảnh, nghe thấy âm thanh của mùa thu”. Câu trên nói về bài thơ nào?

A. Bài ca phong cảnh Hương Sơn của Chu Mạnh Trinh.

B. Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến.

C. Vịnh khoa thi lương của Trần Tế Xương.

D. Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ.

3. lại câu nào trong bài thơ Khóc Dương Khuê không nói về nỗi trống vắng của Nguyễn Khuyến khi hay tin bạn qua đời?

A. Buổi chương cửu cùng nhau loạn nạn,
    Phấn đấu thăng chẳng dám tham trời.

B. Rượu ngon không có bạn hiền,
    Không mua không phải không tiền không mua.

C. Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,
    Viết đưa ai, ai biết mà đưa.

D. Giường kia treo cũng hững hờ,
    Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.

4. Trong số những tác phẩm dưới đây, tác phẩm nào được viết theo thể hát nói?

A. Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát.

B. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.

C. Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ.

D. Vịnh khoa thi Ilương của Trần Tế Xương.

5. Nguyễn Đình Chiểu viết Truyện Lục Vân Tiên theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn bát cú Đường luật.

B. Lục bát.

C. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

D. Ngũ ngôn bát cú Đường luật.

6. Trong bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn, Chu Mạnh Trinh đã miêu tả cảnh sắc lương Sơn dưới những góc độ nào?

A. Không gian, màu sắc, âm thanh.

B. Bầu trời, cảnh Bụt, con người.

C. Dòng suối, cây cối, con người.

D. Con người, không gian, gió mây.

7. Mục đích chủ yếu của Nguyễn Đình Chiểu khi viết tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên là gì?

A. Lên án hành động xâm lược cua thực lân Pháp.

B. Ca ngợi chế độ phong kiến.

C. Truyền bá đạo lí làm người.

D. Nêu gương những anh hùng dân tộc.

8. Đầu thế kỉ XX, thay đổi lớn nào trong chữ viết ở nước ta có ảnh hưởng đến văn học?

A. Chữ Quốc ngữ ra đời và tồn tại song song với chữ Hán, chữ Nôm. 

B. Chữ Quốc ngữ đã thay thế chữ Hán, chữ Nôm trong nhiều lĩnh vực, từ hành chính đến văn chương nghệ thuật.

C. Chữ Quốc ngữ ra đời nhưng chưa có ảnh hưởng đáng kể đến văn chương nghệ thuật. 

D. Chữ Hán và chữ Nôm tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong văn chương nghệ thuật.

9. Nội dung chủ yếu trong các sáng tác thuộc xu hướng văn học hiện thực là gì?

A. Phản ánh cuộc đấu tranh gian khổ của nhân dân chống ách áp bức bóc lột của chính quyền thuộc địa và tay sai.

B. Miêu tả hình ảnh bất khuất, hiên ngang của người chiến sĩ cách mạng trong chốn lao tù.

C. Tố cáo tội ác tày trời của chế độ thực dân và bọn phong kiến tay sai đối với nhân dân ta.

D. Phơi bày thực trạng bất công của chế độ phong kiến thuộc địa, phản ánh tình cảnh khốn khổ của các tầng lớp nhân dân bị áp bức bóc lột.

10. Giá trị nghệ thuật trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân thể hiện ở điểm nào?

A. Tình huống truyện được tạo dựng độc đáo.

B. Nghệ thuật dựng cảnh và khắc họa tính cách nhân vật độc đáo, tạo không khí cổ kính, trang trọng.

C. Sử dụng thành công thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình.

D. Tất cả các câu A, B, C đều đúng.

11. Trong các tác phẩm của Nam Cao, tấn bi kịch tinh thần mà những trí thức nghèo trong xã hội cũ gặp phải là gì?

A. Có khát khao một lẽ sống lớn, khát khao một cuộc sống sâu sắc, có ích và thực sự có ý nghĩa nhưng lại bị hoàn cảnh xã hội ngột ngạt làm cho chết mòn, phải sống như một kẻ vô ích, một người thừa.

B. Ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm, có hoài bão, có tâm huyết và tài năng, muốn xây dựng một sự nghiệp tinh thần cao quý, nhưng lại bị gánh nặng cơm áo và hoàn cảnh xã hội ngột ngạt làm cho chết mòn, phải sống như một kẻ vô ích, một người thừa.

C. Ước mơ có một sự nghiệp văn chương, sự nghiệp giáo dục to lớn nhưng bị bối cảnh xã hội chèn ép không thể thực hiện được, đành phải sống như một kẻ vô ích, một người thừa.

D. Có giá trị nhân phẩm và bản chất lương thiện, nhưng đã bị cái xã hội tàn bạo hủy diệt mất nhân tính, mất đi bản chất hiền lành để rơi vào tình trạng tha hóa, lưu manh hóa.

12. Nguyễn Ái Quốc viết tác phẩm Vi hành nhằm lột tả bản chất của đối tượng nào?

A. Quan lại phong kiến triều Nguyễn.            C. Viên Toàn quyền Pháp.

B. Bọn tay sai của chính quyền thực dân.     D. Vua Khải Định.

13. Việc sử dụng thành ngữ trong diễn đạt có tác dụng gì cho việc diễn đạt?

A. Giàu hình ảnh và cảm xúc hơn.

B. Lời văn hàm súc.

C. Giản dị, gần gũi với người lao động hơn.

D. Tất cả các câu A, B, C đều đúng.

14. Trong hai câu thơ:

                  Mõ thảm không thua mà cũng cốc,

                  Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?

có hiện tượng sử dụng từ ngữ theo phương thức chuyển nghĩa: 

A. Ẩn dụ.       B. So sánh.        C. Hoán dụ.        D. Nhân hóa.

15. Trong hai câu thơ:

                       Giường kia treo cũng hững hờ,

                       Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.

tác giả có sử dụng:

A. Thành ngữ.                                       C. Điển cố.

B. Thành phần phụ chú.                        D. Trạng ngữ.

16. Thành ngữ Gót chân A-sin dùng để chỉ:

A. Vẻ đẹp của một người thiếu nữ.

B. Điểm yếu của một người.

C. Con đường có nhiều người qua lại.

D. Gót chân có một vết thẹo.

B. TỰ LUẬN (6 điểm). Chọn một trong hai đề sau:

1. Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ lại có điểm khác nhau. Hãy làm rõ suy nghĩ của mình về nhận định trên qua thơ của hai tác giả.

2. Phân tích nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

Đề 2. Thời gian làm bài 90 phút

TRẮC NGHIỆM (4 điểm, mỗi câu 0,25 điểm)

1. Tác phẩm Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác tập trung chủ yếu vào vấn đề gì?

A. Ghi chép lại quá trình làm nghề y, đồng thời tập hợp những bài thuốc hay mà tác giả sáng tạo ra.

B. Miêu tả cuộc sống xa hoa của quan lại Đàng Trong và nỗi thống khổ của nhân dân Đàng Ngoài.

C. Miêu tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy, thế lực nhà chúa.

D. Khắc họa bức tranh thiên nhiên sinh động của kinh đô Thăng Long và cuộc sống sung túc của người dân nơi đây.

2. Tác phẩm nào dưới đây nói về sự hi sinh thầm lặng vì chồng con của người phụ nữ?

A. Tự tình của Hồ Xuân Hương. 

B. Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến.

C. Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.

D. Thương vợ của Trần Tế Xương.

3. Khung cảnh trường thi được thể hiện như thế nào qua bài thơ Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương?

A. Hết sức sinh động và nhộn nhịp.

B. Hết sức nhốn nháo và ô hợp.

C. Hết sức vắng vẻ và đìu hiu.

D. Hết sức quy mô và hoành tráng.

4. Bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát thể hiện thái độ của Cao Bá Quát như thế nào?

A. Phê phán những bất công trong xã hội triều Nguyễn, đồng thời thể hiện khát vọng thay đổi thực tại.

B. Bất bình trước hiện tượng các nho sĩ suốt ngày dùi mài kinh sử để hi vọng đỗ đạt.

C. Cảm thông, chia sẻ với chí hướng của những trí thức nho học đương thời. 

D. Chán ghét con đường danh lợi tầm thường đương thời và khát khao thay đổi cuộc sống hiện tại.

5. Câu nào dưới đây đánh giá đúng về bài thơ Chạy giặc của tác giả Nguyễn Đình Chiểu?

A. Là một trong những tác phẩm đầu tiên của văn học yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.

B. Là tác phẩm đầu tiên của Nguyễn Đình Chiểu viết về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.

C. Là tác phẩm đầu tiên của nền văn học yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.

D. Là tác phẩm hay nhất viết về đề tài chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.

6. Người viết văn bản Chiếu cầu hiền là:

A. Quang Trung                                         C. Nguyễn Thiếp

B. Ngô Thì Nhậm                                       D. Nguyễn Bỉnh Khiêm

7. Những tác phẩm nào dưới đây không thuộc xu hướng văn học lãng mạn trong giai đoạn sau năm 1930?

A. Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh.

B. Tiểu thuyết của nhóm Tự lực văn đoàn.

C. Truyện ngắn trữ tình của Thạch Lam.

D. Các bài thơ thuộc phong trào Thơ mới.

8. Nét đặc sắc về mặt nội dung trong truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam là gì?

A. Miêu tả cảnh phố chợ ở một huyện vào buổi chiều tà.

B. Khắc họa được sự nghèo khó của người dân phố thị, đồng thời bộc lộ niềm thương cảm của tác giả.

C. Có sự hòa quyện giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình.

D. Miêu tả chân thực cuộc sống nghèo khổ của người dân.

9. Trong văn học hiện đại, căn cứ vào đâu để phân biệt thành truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài

A. Quy mô văn bản và dung lượng hiện thực.

B. Số lượng nhân vật trong tác phẩm.

C. Phạm vi phản ánh của tác phẩm.

D. Số lượng tác giả tham gia viết truyện.

10. Câu nào dưới đây nói đúng về hoàn cảnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao?

A. Là tay sai đắc lực của Bá Kiến.

B. Là kẻ chuyên đâm thuê chém mướn.

C. Là một đứa trẻ bị bỏ rơi và bị đẩy vào bước đường cùng.

D. Là tay sai của bạn quan lại địa phương.

11. Tác giả Nguyễn Công Hoan viết truyện ngắn Tinh thần thể dục nhằm mục đích gì?

A. Ca ngợi tính chất tiến bộ trong phong trào thể dục thể thao mà thanh niên ta tiến hành.

B. Vạch rõ tính chất bịp bợm của phong trào thể dục thể thao đương thời mà thực dân Pháp cổ động để đánh lạc hướng thanh niên.

C. Cổ vũ tinh thần thể dục của nhân dân.

D. Đề cao tinh thần thể dục thể thao của các quan đứng đầu địa phương.

12. Vấn đề đặt ra trong tác phẩm Vũ Như Tô của tác giả Nguyễn Huy Tưởng là gì?

A. Mối quan hệ giữa tài năng và đạo đức, giữa lí tưởng cao siêu với khả  năng đáp ứng của thực tế.

B. Mối quan hệ giữa quyền lợi của giai cấp thống trị với cuộc sống hàng ngày của người dân.

C. Mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân.

D. Khẳng định sự sống còn của chế độ phong kiến có liên quan mật thiết đến quyền lợi của người dân.

13. Trong bốn câu thơ:

                      Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

                      Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

                      Một duyên hai nợ âu đành phận,

                      Năm nắng mười mưa dám quản công.

có mấy thành ngữ 

A. Hai                   B. Ba                   C. Bốn                    D. Năm 

14. Thành phần câu nào dưới đây có tác dụng liên kết ý trong văn bản?

A. Chủ ngữ trong câu bị động.

B. Khởi ngữ.

C. Trạng ngữ chỉ tình huống.

D. Cả ba thành phần trên.

15. Từ thu trong hai câu thơ:

                    Sầu đông càng lúc càng đây,

                    Ba thu dồn lại một ngày dài ghê.

                                             (Nguyễn Du, Truyện Kiều)

được chuyển nghĩa theo phương thức:

A. Hoán dụ        B. So sánh           C. Ẩn dụ             D. Nhân hóa

16. Từ nào trong câu sau là từ mới được tạo ra trong thời gian gần dây?

Gái miệt vườn giỏi gián, làm trăm công nghìn việc không biết mệt.

                                                                                  (Minh Tuyền)

A. Miệt vườn        B. Giỏi giắn      C. Trăm công        D. Nghìn việc

TỰ LUẬN (6 điểm). Chọn một trong hai đề sau:

1. Phân tích vẻ đẹp hình tượng của người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.

2. Hãy trình bày cảm nhận về nét riêng độc đáo trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương.

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Ngữ Văn 11-Bài 18. Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
3 (60%) 1 vote