BÀI LÀM

Buổi tối cuối tuần, xem thời sự, tôi chợt giật mình bởi những tin báo động về môi trường nghe được: lọc sinh ở trường tiểu học bị ngộ độc do ăn phải thức ăn có hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật cao, dịch tả hoành hành do môi trường quá ô nhiễm. Nội thành Hà Nội mỗi năm có 626 người chết và 1547 người bị bệnh hô hấp do khí thải : vượt quá tiêu chuẩn, mỗi ngày có 500.000m3 nước thải đổ vào bốn dòng sông chết của Hà Nội. Nghe thời sự, tôi lại sực nhớ đến chính quê nội của mình. Vài năm trước, tôi về quê, mọi nhà đun bếp rơm, cứ chiều chiều, khắp xóm làng thơm nồng mùi khói bếp. Mỗi năm, về thăm nội, tôi thỏa sức nhấm nháp lúa non ngoài đồng, hái dưa ăn ngay tại bãi. Nay về quê, nhà nhà đun bếp “kho”, chính là bếp đun than chưa đóng thành viên, khắp nơi khói than sặc sụa, nhức đầu. Trước khi ra đồng, ra bãi, nội dặn: “chớ ăn lung tung mà ngộ độc nghe con, giờ thứ gì cũng phun thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hết cả”. Còn đâu sáng sáng đến trường hít căng lồng ngực mùi ban mai tinh khiết? Còn đâu bầu trời trong xanh, tán cây rợn ngợp, chim hót líu lo trong thành phố. Bản tin thời sự ấy liệu đã nhói vào lòng được bao nhiêu công dân của đất Việt về vấn nạn môi trường sống có còn được sống?

Liệu có phải kinh tế phát triển đồng nghĩa với môi trường suy thoái? Nếu đúng vậy con người đã làm những gì cho môi trường – người mẹ nuôi sống cá nhân loại? Môi trường là toàn bộ thế giới tự nhiên (đất, nước, không khí, hệ động thực – vật) mà con người đang cùng chung sống. Tất cả những gì loài người có được ngày nay đều do “người mẹ” môi trường ban tặng. Môi trường cho chúng ta không khí để thở, thức ăn, nước uống,… Ngay cả con người cũng là một thành phần tiến hoá của giới tự nhiên đó. Không có môi trường, loài người không thể sinh tồn, loài người là một phần trong quán thể sinh vật của thế giới tự nhiên.

Nhận từ môi trường rất nhiều loài người đã làm gì để đáp lại. Rừng cho ta gỗ làm nhà, giữ và điều hoà lượng nước, ta cho rừng nhiều bàn tay chặt phá. Biển cho ta muối, cho cá, cho tôm,… ta đổ dầu và chất thải ra biển. Các nguyên tố và quy luật tự nhiên cho ta làm ra nhà máy điện nguyên tử, vệ tinh nhân tạo, tàu con thoi, tiện thể ta sản xuất thêm vũ khí hạt nhân để tàn sát môi trường… Chính vì những việc làm đó của loài người, môi trường sống của chúng ta đang chết dần, đang hấp hối. Đất, nơi con người sống và canh tác trên đó, cũng bị hoang hóa, bị biến thành sân gôn, khu cao tầng, những nhà máy nhả khói phì phì vào khí quyển. Thậm chí những mẫu đất ít ỏi để canh tác cũng được tưới đẫm mẫu thuốc bảo vệ thực vật và phân tươi. Trung bình một huyện ngoại thành ở Hà Nội sử dụng 30.000 tấn phân tươi chưa qua xử lí để bón rau. Một vụ chìm tàu ở vùng biển Thành phố Hồ Chí Minh “tặng” cho mẹ đất 72 tấn dầu thô. Hỏi sao đất không nhiễm độc mà kêu cứu không ra tiếng, khóc không ra nước mắt. Bởi nước cũng không còn cho “đất khóc”. Các con sông đang nghẹt thở vì rác thải, nguồn nước ngầm vô giá bị ô nhiễm. Đây là những con số đáng sợ: 600.000m3 nước thải và 250 tấn rác được thải ra các sống quanh Hà Nội. Trong đó có 260.000m3 chất thải công nghiệp vô cùng độc hại nhưng chỉ 10% trong số đó được xử lí. Chúng ta hãy làm một phép tính đơn giản: Trung bình một ngày, một người Việt Nam dùng 100 lít nước sinh hoạt, cả nước dùng hơn 8 tỉ lít. Như vậy, chúng ta đã lấy của môi trường bao nhiêu và cho lại môi trường những gì? Bạn hãy nhìn lại dòng sông Hồng và sông Cửu Long, hai dòng sữa nuôi dưỡng hai vựa lúa lớn, giờ cũng đang bị ô nhiễm. Có người lại bảo: “Thiếu nước nhà lũ quét?”. Nhưng thực chất, lũ quét là do nước ngầm không được giữ lại bởi rừng đầu nguồn đã bị chặt hết. Những cánh rừng đã thua trong cuộc tranh luận: “rừng hay tiền?” Cây rừng bị chặt phá lấy gỗ, cán bộ kiểm lâm bị đe dọa, rừng thì trút giận lên con người. Một dự án cấp nhà nước đã bị hoàn lại do thiếu tính toán. Họ định chặt 25.000 ha rừng tràm để trồng keo lấy gỗ. Keo kinh tế hơn tràm nhưng không giữ được sự cân bằng sinh thái cho cả khu vực. Không dừng lại đó, rừng phòng hộ quốc gia Phú Quốc cũng đang bị bức tử cho một dự án khác. Càng ngày con người càng chạy theo lợi nhuận mà phó mặc số phận của môi trường và nhân loại. Không khí mà bạn đang thở – một thứ tưởng chừng như rất nhiều, cũng bị ô nhiễm vì những cơ sở sản xuất thiếu trách nhiệm như thế.

Hậu quả mà con người phải gánh chịu do thiếu tôn trọng nuôi trường là gì? Thực phẩm ô nhiễm vì hóa chất, thuốc tăng trưởng là nguyên nhân mắc bệnh ung thư, phổi, lao, dịch tả, SARS… của hàng triệu người trên thế giới. Bao nhiêu người dân châu Phi chết vì nạn đói do thiếu lương thực mà nguyên nhân sâu xa là ô nhiễm môi trường dẫn đến hạn hán, lũ lụt, mất đất canh tác. An ninh lương thực của thế giới đang bị đặt vào tình trạng đáng báo động và chắc chắn nó sẽ dẫn theo nhiều bất ổn khác. Con người chặt phá rừng, sử dụng tài nguyên vô ý thức nên phải trả giá nặng nề. Tôi xem trên truyền hình mà ứa nước mắt: món quà quý giá cho người dân ở cao nguyên đá Đồng Văn là những cản nước ngọt chở lên theo xe các đoàn công tác, lũ quét ở các tỉnh miền núi phía bắc khiến bao người dân mất nhà cửa, người thân, bao em bé mồ côi, mất trường học,… Bão số 5 cướp đi bao sinh mạng cùng với thiệt hại hàng nghìn tỉ đồng. Quá đau xót, nhưng càng đau xót hơn khi chính chúng ta góp phần gây ra những thiên tai ấy!

Vẫn trở lại đau đáu trong tôi là câu hỏi: Kinh tế phát triển đồng nghĩa với môi trường suy thoái? Môi trường sống đang chết dần thì liệu con người có được sống? Câu trả lời là: Điều đó tùy thuộc hành động của bạn!”. Vẫn còn có rất nhiều người đang ra sức bảo vệ môi trường. Đó là hai học sinh THPT ở Thái Nguyên dùng vỏ cam chế ra nước rửa bát không độc hại và vận dụng người xung quanh dùng để bảo vệ môi trường. Đó là những tình nguyện viên môi trường đang từng ngày tuyên truyền và hành động vì một hành tinh xanh. Đó là mẹ tôi, người luôn nhắc nhở chị em tôi dùng ít nước rửa bát, xà phòng để không hại da tay, tiết kiệm nước, góp phần bảo vệ “đất mẹ”. Đó là hai cha con người hướng dẫn viên du lịch tổ chức những “tour du lịch xanh”, đưa du khách thăm quan thế giới tự nhiên Nam Bộ, vừa chèo thuyền ngắm cảnh, vừa vớt rác trên kênh. Rất nhiều những con người như thế đang từng ngày, từng giờ cống hiến chút sức lực nhỏ bé để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta. Tất cả các quốc gia, các cộng đồng đều đã ý thức tình trạng SOS của môi trường sống. Và nhiều hiệp định thư đã được đưa ra để hạn chế khí thải, nhiều giải pháp vĩ mô về trồng rừng, xử lý chất thải, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên đang được thực thi… Tuy nhiên, bản thân bạn, tôi và chúng ta cần phải ý thức rằng: Đây là vấn đề về sự sống còn của trái đất và của chính bản thân ta. Hãy làm ngay bây giờ, bắt đầu từ những việc nhỏ nhất nếu không là quá muộn. Bạn hãy xem: 4 doanh nghiệp ở Thanh hóa bị đình chỉ sản xuất vì gây ô nhiễm trầm trọng, nếu đình chỉ thêm nhiều doanh nghiệp khác thì ý thức của họ về môi trường sẽ tăng cao hơn. Nếu bạn biết màn hình LCD vẫn được quảng cáo là thân thiện với môi trường vì tốn ít năng lượng nhưng để sản xuất ra nó, người ta dùng chất NF, một chất cực độc hại, gây hiệu ứng nhà kính gấp 17.000 lần CO2 Bạn hãy cho mọi người cùng biết điều đó và đừng đòi bố mẹ mua cho bạn màn hình LCD mới cho máy tính, môi trường sẽ được tiếp thêm sức sống. Túi nilon bạn vẫn dùng phải 500 năm mới phân hủy hết, bạn hãy hạn chế dùng nó và thay vì đó sử dụng bao bì phân huỷ được. Chỉ cần chúng ta bắt tay vào làm những việc nhỏ như vậy là trái đất sẽ xanh hơn rất nhiều. 

Bản thân tôi cũng có những lúc thật thờ ơ, thiếu ý thức với ngôi nhà chung của chúng ta. Tôi đã từng vứt rác bừa bãi ra đường, xả tràn nước, dùng nhiều xà phòng, sữa tắm,… Nhưng đến một ngày tôi bị viêm mũi dị ứng, nguyên nhân là không khí ô nhiễm. Khi lên mạng tìm hiểu về môi trường không khí quanh tôi, tôi giật mình bởi không chỉ có không khí, mà còn có những con số đáng sợ về các ô nhiễm khác. Tôi chợt nghĩ, tại sao bác sĩ không khuyên tôi trồng thêm nhiều cây xanh, giữ vệ sinh khu vực mình sống… mà lại khuyên tôi ít đi ra đường và nhớ đeo khẩu trang. Và đến giờ, tôi vẫn luôn tự nhủ mình: vì chính ta, vì cộng đồng, vì trái đất, hãy tắt bớt một bóng đèn không cần thiết, tận dụng nước sinh hoạt, không lạm dụng chất tẩy rửa, vứt rác đúng nơi quy định, hạn chế dùng túi nilon,… Chỉ cần chúng ta cùng làm những việc nhỏ như vậy, việc nhỏ sẽ tích thành việc lớn và hành tinh thân yêu, nơi chúng ta đang sống, sẽ dẫn khoẻ mạnh trở lại!

Hãy nhìn quanh bạn xem, đất bạn đang sống, thóc gạo bạn ăn, nước bạn uống, khí trời ban thơ,… Tất cả đều là quà tặng vô giá từ thiên nhiên. Thế nhà thiên nhiên đang kêu cứu, đang bị bức tử. Chẳng lẽ bạn lỡ thờ ở đứng nhìn chúng ta và hành tinh thần yêu dẫn đến ngày tận thế? Không! Chẳng ai mong điều đó cả! Vậy thì, bạn hãy nhớ: “Điều đó tuỳ thuộc hành động của bạn, chỉ thuộc vào bạn mà thôi”. Hãy làm ngay hôm nay bất cứ điều gì có thể, muộn còn hơn không? Hãy chung tay cứu lấy trái đất.”

ĐỀ 60: Môi trường sống có còn được sống?
Đánh giá bài viết