HƯỚNG DẪN 

Đây thôn Vĩ Dạ là một bài thơ mà mỗi khổ thơ đều gắn với một câu hỏi. Những câu hỏi trải đều ba khổ thơ làm nên âm điệu khắc khoải, day dứt đến mênh mang khắc khoải của Đây thôn Vĩ Dạ. Cả ba câu hỏi đều không phải là những câu nghi vấn thông thường mà là câu hỏi tu từ.

– Câu hỏi thứ nhất (Sao anh không về chơi thôn Vĩ?) chứa đựng nhiều sắc thái, vừa hỏi han, gọi mời, vừa nhắc nhở, lại có chút trách hờn. Ai hỏi và hỏi ai? Tác giả đang tưởng tượng một người đang hỏi mình hay tự phân thân để tư vấn về việc sao không về thăm chốn xưa, thăm một miền kỉ niệm. Sự phân vân và những sắc thái phức tạp đan xen ở một câu hỏi đã cho thấy nỗi ước ao trở về thôn Vĩ thật mãnh liệt nhưng mong ước đó không dễ thực hiện vì nhiều điều mà bài thơ không dễ bày tỏ). 

– Câu hỏi thứ hai (Thuyền ai đậu bến sông trăng đó – Có chở trăng về kịp tối nay?) chuyên chở cả niềm đau đớn, khắc khoải lẫn khát khao đến cháy bỏng của con người đang nhớ nhung về thôn Vĩ.

– Câu hỏi thứ ba (Ai biết tình ai có đậm đà?) là lời dò hỏi nhằm bày tỏ một mối hoài nghi chưa giải đáp, cứ vướng vít trong lòng.

Diễn biến tâm trạng của Hàn Mặc Tử qua ba khổ thơ là ao ước đắm say – hoài vọng phấp phỏng – mơ tưởng hoài nghi. Về cuối bài, tâm trạng ấy càng thêm day dứt, sầu đau. Nhưng tận cùng những sầu đau, cô đơn ấy vẫn ánh lên niềm thiết tha với đời, niềm khát khao gắn bó khôn nguôi với tình, niềm mơ tưởng yêu thương hoà hợp với người. Nói Đây thôn Vĩ Dạ là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người là vì vậy.

ĐỀ 204: Mỗi khổ thơ trong bài đều chứa đựng câu hỏi. Các câu hỏi ấy đã góp phần tạo nên âm điệu riêng cho bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. Âm điệu ấy đã thể hiện mạch tâm trạng gì của tác giả?
Đánh giá bài viết