HƯỚNG DẪN

Cách hiểu khổ thơ thứ 3 

Cả hai cách hiểu ngoài sự khác biệt nhỏ vẫn có sự gặp gỡ về ý tưởng.

– Cách hiểu thứ nhất: Ai biết tình ai có đậm đà? kết lại bài thơ với đầy nỗi hoài nghi. Chữ “ai” thứ nhất chỉ chủ thể thi sĩ, chữ “ai” thứ hai có thể hiểu theo nghĩa hẹp là “khách đường xa” kia, cũng có thể hiểu theo nghĩa rộng là tình người trong cõi nhân gian. Thực ra, sắc thái tâm lí ở đây không phải không tin vào sự “đậm đà” của “ai” đó, mà là không dám tin, không dám tin nghĩa là vẫn bao hàm cả một hi vọng sâu kín, một nỗi thiết tha. Đây thực là mối hoài nghi của một người yêu đời, yêu sống, mong được sống, được yêu. Uẩn khúc tâm trạng của thi sĩ là ở đó, vẻ đẹp bài thơ cũng từ đó.

– Cách hiểu thứ hai: Khổ thơ thứ ba của Đây thôn Vĩ Dạ là khổ thơ giãi bày những ấn tượng chân thành của nhà thơ với người thiếu nữ thôn Vĩ. Hình ảnh người em áo trắng quyện vào huyễn hoặc khói sương của một vùng đất man mác ánh lên vẻ đẹp hiện hữu đó mà mộng ảo đó rất khó nắm bắt. Có phải vì vậy mà lòng người đau đáu, vừa mơ hồ vừa hi vọng: Ai biết tình ai có đậm đà? Từ “ai” thứ nhất mang tính phiếm chỉ (chỉ chung – trong đó có khách đường xa”); từ “ai” thứ hai chỉ người thiếu nữ thôn Vĩ. Ẩn chứa sau nỗi cô đơn của khách đường xa vẫn là niềm tin, niềm tha thiết với cuộc đời.

ĐỀ 203 : Cách hiểu khổ thứ 3 của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.
Đánh giá bài viết