HƯỚNG DẪN 

a) Bị tuyệt tình: Bi kịch cuộc đời Chí Phèo chỉ thực sự xảy ra khi bị Thị Nở tuyệt tình, đỉnh điểm của nó là cái chết đau đớn. Mong ước được sống với Thị Nở, người đàn bà cả làng chê vậy mà cũng không được. Chính thị đã cứu vớt hắn, làm cho hắn thành người, rồi lại chính thì lại tàn nhẫn giết chết những hi vọng đây nhân tính trong hắn. Từ phía Thị Nở, đó là một điều bình thường vì thị là người dở hơi, nhưng cái dở hơi của thị trực tiếp đẩy Chí Phèo vào bi kịch đau đớn.

Hắn bị cự tuyệt một cách tàn nhẫn và bất ngờ. Hàng loạt động từ mạnh được Nam Cao sử dụng diễn tả hành động tàn nhẫn, bất ngờ và tội nghiệp với người trong cuộc (Khi thị hả hê ra về, hắn gọi lại, đuổi theo nắm lấy tay. Thị gạt ra, giúi thêm một cái nữa. Hắn lăn khoèo xuống sân.) Định kiến xã hội: Ai lại đi lấy thằng Chí Phèo cùng với thái độ hả hê, vô tình của Thị Nở đã tạo nên tâm lí phẫn uất tột cùng ở hắn.

b) Phẫn uất vì bị cự tuyệt: Hắn toan đập đầu nhưng chưa say, muốn say rượu nhưng càng uống càng tỉnh, hơi rượu không ít được hơn cháo hành. Hơi cháo hành lại một lần nữa trở thành biểu tượng của tình người, của khát khao nhân tính trong Chí Phèo. Hắn khóc cho đến lúc say mềm. Nhân vật của Nam Cao thường khóc khi rơi vào cực điểm của bi kịch (xem lại các tác phẩm Đời thừa, Lão Hạc). Nhân tính khi đã được đánh thức thì không thể chôn vùi được nữa, khóc trước khi say mềm là nỗi đau tột cùng của trạng thái tuyệt vọng. 

c) Cái chết của Chí Phèo: Chí Phèo xách dao đi khi đã say, hắn không đi đến nhà Thị Nở, tiềm thức mách bảo hắn đến nhà Bá Kiến. Không như những lần đến trước, lần này Chí Phèo không đòi rượu, không xin tiền mà đòi làm người lương thiện. Trước lúc chết, hắn trăng trối những lời tỉnh táo: Tao muốn làm người lương thiện. Không được, ai cho tao lương thiện. Tao không thể là người lương thiện nữa. Khi nhân phẩm trở về, Chí Phèo không thể sống tiếp cuộc sống của con vật dữ nhưng cánh cửa bước vào thế giới loài người cũng đã khép chặt trước mắt hắn, chỉ có cách duy nhất để giải thoát cho số phận là chết. 

Nam Cao miêu tả kĩ những giây phút giằn quại của Chí Phèo trong vũng máu. Đến cả cái chết, sự giải thoát cho số phận mà cũng khó khăn, đau đớn, vật vã đến thế. Cái chết của Chí Phèo và bi kịch bị cự tuyệt của cuộc đời hắn là bản cáo trạng về tính chất khốc liệt, tàn bạo của xung đột ở nông thôn trước 1945, xung đột đó không thể xoa dịu, chỉ có thể giải quyết bằng máu. Cũng như nhiều nhà văn hiện thực phê phán khác, Nam Cao đã giải quyết số phận Chí Phèo bằng cái chết thảm khốc. Qua cái chết của Chí Phèo. Tác giả thể hiện niềm tin vào bản chất tốt đẹp của người dân lao động có cùng. Chỉ khi chết, Chí Phèo mới thực sự là một con người, vẫn vẹn nguyên là một con người.

ĐỀ 173: Chứng minh rằng: Chí Phèo bị cự tuyệt và rơi vào bi kịch thê thảm.
Đánh giá bài viết