BÀI LÀM 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 

1. Thạch Lam (1910 – 1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi là Nguyễn Tường Lân) sinh tại Hà Nội, trong một gia đình công chức gốc quan lại. Ông là em ruột Nhất Linh và Hoàng Đạo, Thạch Lam học ở Hà Nội. Sau khi đỗ tú tài phán thứ nhất, ông ra làm báo, viết văn. ông là người điềm đạm, tinh tế, đôn hậu. Thạch Lam có biệt tài về viết truyện ngắn. Ông thường viết những truyện “không có chuyện”, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những xúc cảm mong manh. Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc. 

2. Truyện ngắn Hai đứa trẻ rút từ tập truyện Nắng trong vườn (1938), là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Thạch Lam. Trong tác phẩm, bằng một truyện ngắn trữ tình với cốt truyện đơn giản, Thạch Lam đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo đói trước Cách mạng. Đồng thời, ông cũng thể hiện sự trân trọng ước mong đổi đời tuy còn mơ hồ của họ.

II. PHÂN TÍCH

1. Cảnh vật trong truyện đã được miêu tả tại một phố huyện nghèo, vào khoảng thời gian xê dịch từ cảnh chiều tà đến khi trời tối. Trong tác phẩm, Thạch Lam đã thể hiện khá chân thực khung cảnh nghèo nàn, đơn điệu của phố huyện nhỏ, xen lẫn . cái thăm thẳm, mênh mông của bầu trời, vũ trụ để tạo nên một khung cảnh miền quê êm ả, đượm buồn với những con người lao động chất phác. 

2. Cuộc sống nơi phố huyện nghèo được miêu tả cặn kẽ với những con người mộc . mạc trong cảnh sống bình thường, đơn điệu, quẩn quanh. Đó là chị Tí với gánh hàng nước đơn sơ, là gia đình bác phở Siêu bận rộn, là cụ Thi điên với tiếng cười khanh , khách. Hơn tất cả là hai chị em Liên với tâm trạng buồn và nỗi khao khát được nhìn những vầng sáng của đoàn tàu đêm. Tất cả họ đều bị bóng tối mênh mông bao phủ lên cuộc đời, vậy riết họ trong một nỗi buồn u ám nặng nề.

3. Nhân vật chính của truyện ngắn Hai đứa trẻ là Liên. Trong tác phẩm, Thạch Lam đã cố gắng soi tỏ tâm trạng buồn của cô để qua đó làm nổi bật chủ đề của truyện. Chứng kiến sự tàn lụi dần của ánh sáng, nghe “tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào”, Liên cảm thấy “lòng buồn man mác”. Liên càng cảm thấy lòng xao xuyến hơn khi chứng kiến cảnh chợ tàn với những chi tiết thực của nó: mùi vị của chợ tàn, của đất; hình ảnh những đứa trẻ sớm phải lo loan; những câu nói vu vơ của chị Tí; nghe tiếng cười khanh khách của cụ Thi; cảm nhận sâu sắc về bóng tối bao phủ nơi phố huyện; nhìn thấy ngọn đèn leo lét, của chị Tí, mùi thơm từ gánh phở của bác Siêu,… Hai chị em Liên và An đã quan sát tỉ mỉ, cảm nhận sâu sắc cuộc sống và không gian quanh mình. Riêng ánh lửa ở gánh phở của bác Siêu đã gợi Liên nhớ về một thời kì sung sướng khi còn sống nơi đô thị, để trong lòng cứ nôn nao một niềm mong đợi mơ hồ với một khát khao được thay đổi từ một chuyến tàu đêm nhiều ánh sáng đi qua.

4. Hình ảnh đoàn tàu trong truyện đã được miêu tả như là biểu tượng của một thế giới thật đáng sống, một thế giới khác với cái không gian phố huyện nghèo nàn đang lụi dần trong bóng tối. Dù chuyến tàu đêm chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc, nhưng chỉ chừng ấy cũng đủ khuấy động niềm mong mỏi về một sự đổi thay. Hai chị em Liên và An cố thức để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua phố huyện vì hai chị em muốn hướng tới một nơi có ánh sáng hấp dẫn, khao khát có được những đổi thay để vượt qua cái hiện tại nhạt nhẽo, quẩn quanh đang vây bọc quanh mình.

5. Giọng văn Thạch Lam nhẹ nhàng, trong sáng, mềm mại, uyển chuyển, vừa miêu tả chính xác sự vật, vừa có khả năng bộc lộ cái tôi của tác giả – một cái tôi nhân hậu, đầy lòng bao dung, biết nâng niu, trân trọng những nét đẹp bình dị, đơn sơ của cuộc sống con người. 

6. Bằng một truyện ngắn trữ tình cốt truyện đơn giản, Thạch Lam đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo đói trước Cách mạng. Đồng thời, ông cũng thể hiện sự trân trọng với ước mong đổi đời tuy còn mơ hồ của họ.

ĐỀ 153: Phân tích truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
Đánh giá bài viết