HƯỚNG DẪN 

I. Tìm hiểu đề

– Ý chủ yếu của câu trích là khẳng định vai trò của văn chương (là thứ vũ khí góp phần cải tạo con người). Khẳng định tác dụng của văn chương (Tố cáo và thay đổi thế giới giả dối tàn ác – Làm lòng người thêm trong sạch và phong phú).

– Tập trung giải thích và chứng minh phản tác dụng của văn chương. Dẫn chứng minh hoạ bằng những tác phẩm văn thơ đã học trong nhà trường.

II. Lập dàn ý

a. Mở bài:

Thạch Lam là một trong những cây bút trụ cột của dòng văn học lãng mạn những năm 30 của thế kỉ XX. Nếu các nhà văn lãng mạn thời kì này sản sinh ra thứ văn nghệ ngon ngọt, văn nghệ quanh quẩn vài tình cảm gầy gò của cá nhân co rúm lại (Nguyễn Đình Thi) thì Thạch Lam lại là người thương cảm và bất bình trước cuộc sống khốn khổ của những người tiểu tư sản nghèo. Ông đã nhận biết khá sâu sắc về vai trò tác dụng của văn chương. Ông thẳng thắn nói: Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự lãng quên. Ông khẳng định mạnh mẽ rằng: “Văn chương là một thứ vũ khí thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm chủ lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.

b. Thân bài:

Có thể có những luận điểm sau: 

+ Văn chương có tác dụng tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối, tàn ác.

* Phân tích giá trị tố cáo của tác phẩm Đời thừa, Chí Phèo, Số đỏ (đoạn trích: Hạnh phúc của một tang gia)..

* Nhấn mạnh tác dụng của sự tố cáo này làm cho người đọc thấy cần thiết phải thay đổi xã hội giả dối và tàn ác ấy đi. Khi ngọn cờ cách mạng của Đảng phất lên thì triệu triệu quần chúng đã đi theo như vũ bão.

+ Văn chương làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn.

* Thêm trong sạch vì biết cảm thương và phẫn nộ (Hai đứa trẻ), biết tin vào sự bất tử của cái đẹp, cái thiện (Chữ người tử tù).

* Thêm phong phú hơn vì thấy yêu quý những vẻ đẹp của cuộc sống trên đất nước này (Vội vàng, Đây mùa thu tới, Đây thôn Vĩ Dạ).

c. Kết bài:

Nên có hai ý: 

+ Ý kiến của Thạch Lam đúng với quan điểm của dòng văn học cách mạng đương thời:

Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ
Mỗi lần thơ: Bom đạn phá cường quyền.
                                                            (Sóng Hồng – Là thi sĩ) 

+ Ý kiến của Thạch Lam gần gũi với lí luận văn học hiện đại: Văn học có chức năng giáo dục, nhận thức, thẩm mĩ.

ĐỀ 152: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) đối với ý kiến của nhà văn Thạch Lam: “Văn chương là một thứ vũ khí thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
3 (60%) 2 votes