Chính tả

1. a) Điền vào chỗ trống r, d hoặc gi:

Mưa giăng trên đồng                Hoa xoan theo gió

Uốn mềm ngọn lúa                   Rải tím mặt đường.

b) Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên những chữ in nghiêng:

   Mỗi cánh hoa giấy giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng liền tản mát bay đi mất.

2. Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn, điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh bài văn sau:

   Cây mai cao trên hai mét, dáng thanh, thân thẳng như thân trúc..! Tán tròn tự nhiên xòe rộng ở phần gốc, thu dần thành một điểm ở đỉnh ngọn. Gốc lớn bằng bắp tay, cành vươn đều, nhánh nào cũng rắn chắc.

   Mai tứ quý nở bốn mùa. Cánh hoa vàng thẫm xếp làm ba lớp. Năm cánh dài đỏ tía như ức gà chọi, đỏ suốt từ đời hoa sang đời kết trái. Trái kết màu chín đậm, óng ánh như những hạt cườm đính trên tầng áo là lúc nào cũng xum xuê một màu xanh chắc bền.

   Đứng bên cây ngắm hoa, xem lá, ta thầm cảm phục cái mầu nhiệm của tạo vật trong sự hào phóng và lo xa: đã có mai vàng rực rỡ góp với muôn hoa ngày Tết, lại có mai tứ quý cần mẫn thịnh vượng quanh năm.

(dáng / giáng / ráng, giần / dần / rần, điểm / điểm, giản / dắn / rắn, thẫm / thẩm, dài / giài / rài, rở / rỡ, mẫn / mẩn)

                                 Luyện từ và câu

                           CÂU KẾ AI THẾ NÀO?

I. Nhận xét

1. Gạch dưới những từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong những câu văn dưới đây. Đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được.

M : Bên đường, cây cối xanh um.
Nhà cửa thưa thớt dần.Chúng thật hiền lành.Anh trẻ và thật khỏe mạnh.
M : Cây cối thế nào?

Nhà cửa thế nào? 

Chúng (đàn voi) thế nào?

Anh (người quản tượng) thế nào?

2. Gạch dưới những từ ngữ chỉ các sự vật được miêu tả trong mỗi câu văn trên. Đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được.

M : Bên đường, cây cối xanh um. 

Nhà cửa thưa thớt dần.

Chúng thật hiền lành.

Anh trẻ và thật khỏe mạnh.

M : Cái gì xanh um?

Cái gì thưa thớt dần?

Những con vật gì hiền lành?

Ai trẻ và thật khỏe mạnh?

II. Luyện tập

1. Gạch một gạch dưới chủ ngữ, gạch hai gạch dưới vị ngữ của mỗi câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau:

   Rồi những người con cũng lớn lên và lần lượt lên đường. Căn nhà trống vắng. Những đêm không ngủ, mẹ lại nghĩ về họ. Anh Khoa hồn nhiên, xởi lởi. Anh Đức lầm lì, ít nói. Còn anh Tịnh thì đĩnh đạc, chu đáo.

2. Kể về các bạn trong tổ em, trong lời kể có sử dụng một số câu kể Ai thế nào?

   Tổ em có tám bạn. Tổ trưởng là bạn Tuấn, Tuấn vui vẻ, học giỏi. Cô thường khen bạn Thúy vì Thủy không những giỏi văn mà còn kể chuyện rất vui. Bạn Hương hát hay, chúng em thường gọi đùa là ca sĩ Quỳnh Hương.

   Còn lại năm chúng em bạn nào cũng học khá.

   Bạn Duyên viết chữ đẹp. Bạn Huyền thật thà ít nói, bạn Trung hay đùa, bạn Trâm đánh cầu lông rất hay, còn em thì vẽ đẹp.

                                   Tập làm văn

               TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT

1. Học sinh tự sửa lỗi cụ thể của mình theo yêu cầu sgk, như sau:

Sửa lỗi trong bài kiểm tra của em theo yêu cầu dưới đây:

Loại lỗi các lỗi cụ thể sửa lại từng lỗi
Chính tả
Từ
Câu

2. Chọn viết lại một đoạn văn của em cho hay hơn (học sinh tự làm, tham khảo đoạn văn sau):

   Từ ngày có chiếc bàn học ấy, em đã học tập siêng năng và tiến. bộ rõ rệt. Mỗi lần ngồi vào bàn là em cảm thấy thích thú, tập trung làm bài và học bài, ba mẹ rất bằng lòng.

                                Luyện từ và câu

             VỊ NGỮ TRONG CÂU KẾ AI THẾ NÀO?

I. Nhận xét

1. Gạch một gạch dưới chủ ngữ, gạch hai gạch dưới vị ngữ của câu kể Ai thế nào? có trong đoạn văn sau:

II. Luyện tập

1. Gạch một gạch dưới chủ ngữ, gạch hai gạch dưới vị ngữ của mỗi câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau:

2. Bộ phận vị ngữ của mỗi câu vừa tìm được do những từ ngữ nào (tính từ hay cụm tính từ) tạo thành?

Câu Ai thế nào?

Từ ngữ tạo thành vị ngữ

Cánh đại bàng rất khỏe.

Mỏ đại bàng dài và cứng.

Đôi chân của nó giống như cài móc hàng của cần cẩu.

Đại bàng rất ít bay.

Khi chạy trên mặt đất nó giống như một… hơn nhiều.

Cụm TT

Hai TT

Cụm TT 

Cụm TT

2 cụm TT

 

3. Đặt 3 câu kể Ai thế nào?, mỗi câu tả một cây hoa mà em yêu thích.

Những chậu hoa mai của bố em rất đẹp.

Hoa quỳnh trắng muốt rất thơm.

Hoa hồng đỏ thắm tươi.

                                         Tập làm văn

               CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI

I. Nhận xét

1. Đọc bài văn Bãi ngô (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 30 – 31), xác định các đoạn và nội dung từng đoạn.

Đoạn Nội dung
M: Đoạn 1 (3 dòng đầu) M: Giới thiệu bao quát về cây ngô (từ khi cây còn  non đến lúc trở thành cây ngô với lá rộng dài, nõn nà).
Đoạn 2: 4 dòng tiếp Tả hoa và búp ngô non giai đoạn đơm hoa kết trái 
Đoạn 3 : phần còn lại  Tả hoa và lá ngô giai đoạn bắp ngô đã mập và chắc có thể thu hoạch.

2. Đọc lại bài Cây mai tứ quý (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 23), xác định trình tự miêu tả của bài.

Đoạn Nội dung
Đoạn 1:3 dòng đầu Giới thiệu bao quát về cây mai (chiều cao, dáng thân, tán, gốc, cành, nhánh)
Đoạn 2: 4 dòng tiếp Đi sâu tả cánh hoa, trái cây.
Đoạn 3 : phần còn lại Nêu cảm nghĩ của người miêu tả.

Trình tự miêu tả trong hai bài trên khác nhau như thế nào?

Bài Cây mai tứ quý tả từng bộ phận của cây.

Bài Bãi ngô tả từng thời kỳ phát triển của cây.

II. Luyện tập

1. Đọc bài văn  (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 32) và ghi lại trình tự miêu Cây gạotả (Gợi ý: Tả từng bộ phận của cây, hay tả từng thời kì phát triển của cây. Nêu cụ thể).

   Bài văn tả cây gạo theo từng thời kì phát triển của bông gạo, từ lúc hoa còn đỏ mọng đến lúc mùa hết, những bông hoa đỏ trở thành quả gạo, những mảnh vỏ tách ra, lộ những múi bông khiến cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

2. Viết dàn ý miêu tả một cây ăn quả theo một trong hai cách đã học:

a) Tả lần lượt từng bộ phận của cây. 

b) Tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây.

Tả cây xoài nhà em:

Dàn ý: TẢ TỪNG BỘ PHẬN CỦA CÂY

I. Mở bài: Giới thiệu cây xoài (do ai trồng, cây mọc ở đâu?)

II. Thân bài:

a) Hình dáng bao quát:

– Cây xoài cao áng chừng 4 mét, tán tròn xanh um xòe rộng tự nhiên như một cây nấm khổng lồ.

b) Từng bộ phận của cây:

– Gốc xoài to như cái đôn sứ, đứng vững chãi trên mặt đất. Rễ cắm sâu xuống đất.

– Thân cây cao lớn, chia cành, đâm nhánh, tán lá xanh um.

– Vỏ cây xù xì, màu xám mốc.

– Lá xoài thon dài, hơi bầu ở giữa, gân lá ẩn chìm trong mặt lá, hơi cứng để giữ cho lá rắn rỏi với gió mưa.

– Quả xoài hình bầu dục, hơi nhọn nhọn ở hai đầu. Khi chín quả hơi ngả sang màu vàng mơ.

c) Sự chăm sóc của em đối với cây:

Giúp ba tưới nước cho cây.

III. Kết luận:

– Nêu tình cảm của em với cây xoài.

– Nêu giá trị kinh tế của cây xoài.

           TẢ TỪNG THỜI KÌ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY

I. Mở bài:

      Giới thiệu cây xoài (do ai trồng, cây mọc ở đâu?).

II. Thân bài:

a) Thời kì cây xoài còn là cây non:

– Thân và gốc chỉ to bằng ống kem đánh răng, cây cao to độ tám tất, đơm lá xanh non, mảnh dẻ.

b) Cây phát triển thành cây trưởng thành.

– Cao 4 m, tán lá xanh um xòe rộng mát một khoảng sân.

c) Cây ra hoa, kết trái.

– Gần Tết và sang tháng Giêng, cây ra hoa li ti trắng cành. Lá cũng sung sức màu xanh mượt.

– Thân cây to bằng vòng tay ôm, đỡ tán xòe rộng, vững chãi.

– Vỏ cây xù xì nhưng dường như nhắn đi một chút nhờ đầy đủ nước. Thân cây nuôi hoa lá xum xuê chuẩn bị kết trái.

Hoa xoài rụng đi để lại cuống hoa đeo trái xoài bé xíu xanh ngắt, to bằng quả nhót.

– Quả xoài lớn dần, hình bầu dục, da xanh bóng chuyền vàng mơ là có thể hái được.

d) Sự chăm sóc của em đối với cây:

– Giúp ba tưới nước, bón phân cho cây.

III. Kết bài:

– Nêu tình cảm của em, cảm xúc của em khi chăm sóc cây.

– Mở rộng: nêu ích lợi của cây; tầm quan trọng trong kinh tế vườn của cây.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải vở bài tập Tiếng Việt 4 Tập 2-Tuần 21
Đánh giá bài viết