HƯỚNG DẪN LÀM BÀI 

Nét đặc sắc trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng được thể hiện qua đoạn trích:

– Từ một tình huống trào phúng cơ bản (hạnh phúc của một gia đình có tang), tác giả đã triển khai nhiều tình huống khác nhau tạo nên một màu đại hài kịch phong phú và rất biến hoá. Một trong những thủ pháp quen thuộc được Vũ Trọng Phụng sử dụng là phát hiện những chi tiết đối lập nhau gay gắt nhưng cùng tồn tại trong một sự vật, một con người, để từ đó làm bật lên tiếng cười.

– Ngoài ra, các thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa được sử dụng đan xen rất linh hoạt và đã mang lại hiệu quả nghệ thuật đáng kể. Cái độc đáo là ở chỗ cường điệu, nói qua nhưng lại rất hợp lí, làm cho người đọc thấy có lí và chấp nhận.

– Đặc biệt, với bút pháp nghệ thuật già dặn, tác giả đã xây dựng nhân vật rất độc đáo, mỗi nhân vật là một tên hề trên sân khấu cuộc đời. Tác giả đã tô đậm, phóng đại để gây nên tiếng cười. Nhiều nhân vật hiện lên như con rối, hoạt động, ăn nói ngớ ngẩn, lố bịch, vô nghĩa lặp đi lặp lại: cụ cố lồng lúc nào cũng lặp lại một câu: “biết rồi khổ lắm nói mãi”; Min Đơ, Min Toa thì bạ chỗ nào cũng vênh váo tự giới thiệu : “me xừ Min Toa, cánh binh hàng năm, giải nhất vòng quanh Hà Nội, giải nhất Hà Nội – Nam Định, một niềm vẻ vang của sơ cấm là Nội, một cái hi vọng của Đông Dương!..”.

– Tác giả đi sâu miêu tả tâm trạng nhân vật bằng những hành vi trào phúng: Mấy ông tai to mặt lớn đi sát ngay với linh cửu nhưng lại không xúc động vì người quá cố, vì tiếng kèn Xuân nữ ai oán mà lại cảm động khi thấy làn da trắng thập thò trong làn áo toan trên cánh tay và ngực Tuyết”. Về mặt bên ngoài thì cố ra vẻ buồn buồn rất hợp với đám tang nhưng vừa di họ vừa thì thầm với nhau đủ mọi thứ chuyện nhảm nhí vô dạo đức. Ông Phán mọc sừng, một mặt cố nức nở cho to, oặt người đi để tỏ lòng thương xót dây hiểu nghĩa của người cháu rể, mặt khác lại tính toán việc giữ chữ tín trong doanh thương, lén dúi vào tay Xuân tờ bạc năm đồng gấp tư.

Tất cả những nét nghệ thuật đó đã làm bật lên tiếng cười trào phúng sâu cay, sổ toẹt vào bọn người nhố nhăng trong xã hội đó.

ĐỀ 132: Hãy chỉ ra những nét đặc sắc trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng ở đoạn trích này?
Đánh giá bài viết