HƯỚNG DẪN

 Diễn biến tâm trạng và tính cách của Đan Thiềm:

– Đan Thiềm là người thị tài, trọng tài. Người ta thường hay nhắc đến cái gọi là “bệnh của Đan Thiềm” khi phân tích vở kịch này: Căn “bệnh” của Đan Thiềm cùng là căn bệnh của những trí thức có tài, có hoài bão xây dựng, sáng tạo, ước mong cháy bỏng của Đan Thiềm là nước ta phải có một Cửu Trùng Đài tráng lệ, Cứu Trùng Đài cũng trở thành lẽ sống của Đan Thiềm. Trước khi bị ám hại, Đan Thiềm vẫn say sưa ngắm Cửu Trùng Đài “Cầu cho đài chóng được hoàn thành, trường thọ với non sông”. Lửa cháy Cửu Trùng Đài chứng thực một nỗi đau khác cho Đan Thiềm.

– Nhưng khi “có biến”, Đan Thiềm không nghĩ đến mạng sống của mình mà đi tìm Vũ Như Tô, van lạy Vũ Như Tô hãy mau trốn đi bởi vì Vũ Như Tô mà mất thì “nước ta không còn ai tô điểm nữa”. Đan Thiềm lập luận rằng: Trong lúc biến cố này, ông hãy tạm lánh đi. Khi dân nổi lên, họ nông nổi vô cùng…ông trốn đi. Tài kia không nên để uổng. Đan Thiềm cũng là người yêu cái đẹp khát khao những giá trị trường tồn, song cũng là người “chấp kinh, tòng quyền”, sắc sảo, tài năng, thấu tình đạt lí. Đan Thiềm nhìn nhận rõ nguy cơ của cuộc dấy loạn: Cửu Trùng Đài có thể bị cháy, Vũ Như Tô có thể bị giết, nên đã vội vàng thúc giục Vũ Như Tô “trốn đi để chờ cơ hội khác”. Mặc dù vậy bản thân Đan Thiềm lại nhất quyết ở lại “Tôi ở đây (…) Tôi chết đi không thiệt hại cho đời”.

– Khi loạn quân vào cung, bị lũ cung nữ đổ oan tội “mê hoặc, xúc xiểm” nhà vua và Vũ Như Tô, Đan Thiềm vẫn một lòng kiên trình bất khuất : “Tôi không sợ chết, nguyện xin được chết”. Nhưng tôi không phải là con người bất khuất và vẫn tha thiết xin cho Vũ Như Tô “Bao nhiêu tội tôi xin chịu hết. Nhưng xin tướng quân tha cho ông Cả. Ông ấy là một người tài…”. Đan Thiềm là một người trọng tài, thị tài, trung trinh tình nghĩa đến mức quên mình, sẵn sàng đánh đổi cả sinh mệnh của mình để bảo toàn cho một nghệ sĩ tài năng mà nàng trân trọng. Đó cũng là biểu tượng cho một trí tuệ và bản lĩnh hơn người, trong lòng xã hội phong kiến mà người phụ nữ (nhất là người cung nữ trong cung cấm) chỉ có một vai trò là chịu đựng và tuân phục.

– Có thể nói, Đan Thiềm là hình ảnh đẹp đẽ, kiêu hãnh, mạnh mẽ trong kịch nói Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Và trong hồi V này, mặc dù cũng có kết cục bi kịch như Vũ Như Tô, nhưng dưới ngòi bút của Nguyễn Huy Tưởng, hình tượng Đan Thiềm cứ tỏa sáng và tỏa sáng mãi.

ĐỀ 112: Tính cách và diễn biến tâm trạng của Đan Thiềm trong hồi V.
Đánh giá bài viết