Văn bản:
PHÒ GIÁ VỀ KINH (Tụng giá hoàn kinh sư)
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Bài thơ Phò giá về kinh thể hiện lòng tự hào dân tộc qua những chiến thắng vang dội ở bến Chương Dương và cửa Hàm Tử, nhằm làm sống lại cái không khí của chiến trường. Những chiến thắng này đã mang lại thái bình cho đất nước. Đồng thời bài thơ còn thể hiện một khát vọng lớn lao là xây dựng lại một đất nước giàu mạnh, trường tồn trong cảnh thái bình. Qua đó tác giả nhắc nhở, động viên phát triển đất nước trong hoà bình.
Chủ ngữ trong hai câu thơ đầu được lược bớt, do vậy đọc lên ta cảm nhận được diễn tiến của chiến trận dồn dập, sôi động và quyết liệt về nhịp thơ nhanh, gấp, ngôn ngữ rắn rỏi, hàm súc.
Các động từ được sử dụng như “cướp, bắt” được đặt ở đầu câu rồi tiếp đến là đối tượng (cướp giáo giặc, bắt quân Hồ) làm cho câu thơ toát lên một cách hùng dũng, hiển hách.
Hai câu tiếp theo chuyển nhịp kể và lắng lại ở hai chữ “Thái bình” khẳng định cho sự xây dựng, trường tồn của đất nước. II. TRẢ LỜI C U HỎI 1. Nhận dạng thể thơ? Số câu? Số chữ? Cách hiệp vần?
* Đây là bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt (4 câu, mỗi câu 5 chữ) của Thượng tướng Trần Quang Khải, con thứ ba vua Trần Thái Tông.
Bài thơ gồm 20 chữ. Theo cách hiệp vần: đề – thực – luận – kết. 2. Nội dung thể hiện ở 2 câu đầu và 2 câu sau khác nhau thế nào? Nhận xét?
Hào khí chiến thắng và tư thế của dân tộc được thể hiện rất hào sảng trong thơ:
– Trước hết đó là áng văn toả rạng hào khí Đông A (đó là khí thế là tinh thần tự cường tự chủ của triều đại nhà Trần).
– Hai câu đầu của bài thơ nói về hai chiến thắng. Chiến thắng Chương Dương sau nhưng được nói trước chiến thắng Hàm Tử, để làm sống lại cái không khí của chiến trường.
Hai câu thơ như một ghi chép cảnh chiến trường kinh thiên động địa: “Đoạt sáo Chương Dương độ. Cầm Hô Hàm Tử quan”. Lời thơ rõ ràng, rành
mạch và mạnh mẽ gân guốc làm sống dậy một không khí trận mạc như có tiếng va chạm của đao kiếm, tiếng ngựa hí quân reo!
– Hai câu sau là lời động viên, phát triển đất nước trong hoà bình. “Thái bình nên gắng sức, Non nước ấy ngàn thu”. Như vậy, thái bình vừa là thành quả chiến đấu vừa là cơ hội, phải cướp lấy thời cơ đó mà gắng sức. Đó là phương lược giữ nước lâu bền.
giaibaiss.com
3. So sánh hai bài thơ Phò giá về kinh và bài Sông núi nước Nam ta thấy:
– Hai bài thơ đều thể hiện một chân lí lớn lao và thiêng liêng đó là: “Nước Việt Nam là của người Việt Nam”, không ai được xâm phạm, xâm phạm sẽ thất bại! Và bài thứ hai ca ngợi khí thế hào hùng, ca ngợi chiến thắng oanh liệt của quân dân thời nhà Trần và khát vọng xây dựng phát triển đất nước trong hoà bình. – Hai bài thơ đều là thể loại thơ Đường luật. Một theo thể thất ngôn tứ tuyệt, một theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt. Nhưng cả hai bài thơ đều diễn đạt ngắn gọn, súc tích, cảm xúc và ý tưởng hoà quyện.
III. LUYỆN TẬP
Hãy tìm hiểu cách nói giản dị, cô đúc của bài thơ này có tác dụng gì trong việc thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình của dân tộc ta ở thời nhà Trần?
– Cách nói giản dị, cô đúc của bài thơ có tác dụng trong việc thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình của dân tộc ta ở thời nhà Trần bởi cảm xúc trữ tình đã được nén kín trong ý tưởng.
Bài 5: Văn bản: Phò giá về kinh – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
3.9 (77.78%) 9 votes