TỪ HÁN VIỆT
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN A. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt . 1. Các tiếng Nam, quốc, sơn, hà có nghĩa gì? Tiếng nào có thể dùng
như một từ đơn để đặt câu, tiếng nào không? * Nghĩa của các tiếng Nam, quốc, sơn, hà:
– Nam: nước Nam; quốc: nước; sơn: núi; hà: sông. * Các tiếng quốc, sơn, hà không thể dùng độc lập trong bài thơ. Riêng tiếng Nam có thể dùng độc lập vì có thể nói miền Nam, phía Nam. 2. Tiếng thiên trong các từ sau đây có nghĩa gì? Tiếng thiên trong các từ:
– Thiên niên kỉ: thiên là ngàn (ngàn năm) – Thiên lí mã: thiên là ngàn (nghìn con ngựa)
Thiên độ: thiên là dời (dời đô về Thăng Long) B. Từ ghép Hán Việt 1. Các từ sơn hà, xâm phạm (trong bài Nam quốc sơn hà), gian san
(trong Tụng giá hoàn kinh sư) thuộc loại từ ghép chính phụ hay đẳng lập?
Các từ sơn hà, xâm phạm (trong bài Nam quốc sơn hà) gian san (trong Tụng giá hoàn kinh sư) thuộc loại từ ghép đẳng lập.
giaibai5s.com
2. a. Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép gì? Có trật tự gì?
Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép Hán Việt, có trật tự giống từ ghép thuần Việt: yếu tố (tiếng) chính đứng trước (ái: yêu), yếu tố (tiếng) phụ đứng sau (quốc: nước).
b. Các từ thiên thư (trong bài Nam quốc sơn hà), thạch mã (trong bài Tức sự), tái phạm (trong bài Mẹ tôi) thuộc loại từ ghép gì?
– Thiên thư: từ ghép chính phụ (từ chính đứng sau)
– Thạch mã: từ ghép chính phụ (từ chính đứng sau, mã: ngựa), khác với trật tự tiếng Việt.
II. LUYỆN TẬP 1. Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm:
– hoa 1: đoá hoa, bông hoa. – hoa 2: đẹp (trang sức bên ngoài). – phi : bay. – phi 2: trái, không phải. – phi 3: vợ lẽ vua. – tham 1: lòng tham, mong cầu không biết chán. – tham 2: xen vào, can dự vào. – gia 1: nhà.
– gia 2: thêm vào. 2. Những từ ghép có chứa yếu tố Hán Việt: quốc, sơn, cư, bại (đã
được chủ nghĩa dưới bài Nam quốc sơn hà). – quốc: quốc nạn, quốc kì, quốc văn… – sơn: sơn trại, sơn lâm, sơn cùng… – cư: cư dân, thổ cư, cư ngụ…
– bại: đại bại, bại vong, bại liệt, thất bại… 3. Xếp các từ ghép hữu ích, thi nhân, đại thắng, bảo mật, tân binh,
hậu đãi, phòng hoả vào các nhóm thích hợp: a. Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau:
– Hữu ích, bảo mật, phòng hoả. b. Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau:
– Thi nhân, tân binh, đại thắng, hậu đãi 4. Năm từ ghép có yếu tố chính đứng trước:
– Tham chiến, đình chiến, điện báo, đính hôn, tuyệt vọng.
giaibai5s.com
Bài 5: Từ Hán Việt – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
2.8 (56.15%) 26 votes