Văn bản: SÔNG NÚI NƯỚC NAM
(Nam quốc sơn hà) I. KIẾN THỨC CƠ BẢN.
Bài thơ là tiếng nói yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Đó là khúc tráng ca biểu thị ý chí và sức mạnh của dân tộc Việt Nam, Nam quốc sơn hà biểu lộ một khí phách tự lập tự cường của một đất nước có chủ quyền. Giọng thơ
giaibai5s.com
đanh thép, căm giận, hùng hồn. Bài thơ vừa mang sứ mệnh lịch sử như một bài hịch cứu nước, lại vừa mang ý nghĩa của một tuyên ngôn độc lập lần thứ I của nước Đại Việt.
Bài Nam quốc sơn hà được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt.
Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt (danh tướng thời Lý – người con vĩ đại của Thăng Long ngàn năm văn vật) là bản tuyên ngôn độc lập vì nội dung bài thơ là tuyên bố về chủ quyền đất nước và khẳng định không ai có thể xâm phạm được. Tác giả bài thơ Nam quốc sơn hà bất hủ đã sử dụng các từ ngữ rất xác đáng, có ấn tượng sâu sắc. Các từ đế, cư, tiệt nhiên, thiên thư, thủ bại đã góp phần khẳng định chân lí thiêng liêng cao cả: “Nước Việt Nam là của người Việt Nam”.
II. TRẢ LỜI C U HỎI 1. Nhận dạng thể thơ? Số câu? Số chữ? Cách hiệp vần?
Đây là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, thể thơ gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ. Câu 1 là đề, câu 2 là thừa, câu 3 là luận, câu 4 là kết. Hợp vần:
Câu 1: … cư Câu 2: … thư
Câu 4: … hư 2. Thế nào là một bản Tuyên ngôn Độc lập? Nội dung trong bài thơ này?
Sông núi nước Nam được coi là một bản tuyên ngôn độc lập vì nội dung bài thơ là tuyên bố về chủ quyền đất nước và khẳng định không ai có thể xâm phạm được lãnh thổ Việt Nam.
* Hai câu đầu:
Nêu lên một nguyên lí khách quan, tất yếu, có giá trị như lời tuyên ngôn. Đó là quyền độc lập và tự quyết vốn có của dân tộc.
* Hai câu sau: Nêu lên hệ quả của nguyên lí trên, có giá trị như lời hịch, đó là truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân ta để bảo vệ quyền độc lập tự quyết nói trên. 3. Nội dung biểu ý được thể hiện bằng một bố cục như thế nào?
Nhận xét.
Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về biểu ý (nghị luận) nên thể hiện một bố cục hết sức gọn gàng và chặt chẽ.
– Về chủ đề: bài thơ thể hiện tinh thần độc lập và bất khuất của dân tộc Việt Nam.
– Bố cục bài thơ tập trung nêu lên và kết luận hai vấn đề hệ trọng.
giaibai5s.com
a. Vấn đề thứ nhất: Quyền độc lập và tự quyết của dân tộc ta từ hai câu thơ:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”. – Khẳng định quyền sở hữu lãnh thổ (nước Nam là của vua Nam ở).
– Điều này đã được sách trời định sẵn. b. Vấn đề thứ hai: Truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc ta. Hai câu thơ sau là hai câu luận và kết:
“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành than thủ bại hư!”. Kẻ thù không được xâm phạm vào bờ cõi của nước Nam. Nếu xâm phạm thì sẽ phải chuốc lấy thất bại thảm hại.
Nêu lên một nguyên lí có tính chất hệ quả đối với hai câu thơ trên kia của bài thơ “thần” bất hủ này. 4. Sông núi nước Nam ngoài biểu ý còn có biểu cảm rất sâu sắc trong hai
thái độ:
– Lộ rõ: bài thơ đã trực tiếp nêu rõ ý tưởng bảo vệ quyền độc lập và kiên quyết chống ngoại xâm.
Ấn kín: bài thơ có sắc thái biểu hiện cảm xúc mãnh liệt, với ý chí sắt đá trong lời nói, người đọc phải suy nghĩ, nghiền ngẫm mới thấy ý tưởng đó. Bài thơ của Lý Thường Kiệt là kết tinh ý chí độc lập đã ăn sâu trong máu thịt của dân tộc Việt Nam nghìn đời nay, như một sức mạnh kì diệu, mỗi khi đất nước gặp cảnh nguy nan là tinh thần ấy trỗi dậy chiến đấu với một niềm tin lớn không gì lay chuyển nổi và chiến thắng tất cả. 5. Qua các cụm từ “tiệt nhiên”; “định phận tại thiên thư”, và “hành khan thủ bại hư” người đọc cảm nhận được giọng điệu bài thơ rất dõng dạc, hùng hồn, đanh thép. III. LUYỆN TẬP 1. Tại sao không nói là “Nam nhân cư mà nói là “Nam đế cư”? Tác giả không nói là “Nam nhân cư” mà nói là “Nam đế cư” ý là để tỏ rõ một nguyên lí phổ biến ngàn đời: “Sông núi nước Nam cua Nam ở”. Câu thơ gồm hai vế, chữ Nam được dùng hai lần. Chữ Nam ở vế thứ nhất được coi là nền tảng, điểm tựa, chữ Nam ở vế thứ hai là thượng tầng.
Câu thơ này có chữ “quốc” và chữ “đến gần liền với chữ Nam láy đi láy lại và đứng ở đầu mỗi vế câu như hai nhịp khoan hoà, cân đối. Dịch câu thơ này là “Núi sông nước Nam cua Nam ở” bởi vì nước đi với vua, nước nào vua ấy. Chữ Nam (trong Nam quốc) còn đối xứng với một hàm ý ẩn của chữ Bắc (trong Bắc phương). Như vậy ta nhận ra “Nam đế cư” là điều thiêng liêng, là ý thức về chữ quyền, tinh thần độc lập ngang hàng với Bắc phương, Bắc quốc và dĩ nhiên nơi vua ở thì có dân ở.
giaibai5s.com
Bài 5: Văn bản: Sông núi nước Nam – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
5 (100%) 3 votes