B1: Giới thiệu về cạnh và chu vi hình tam giác :

a) Dùng hình tam giác ABC (ở tr.130, SGK) PH vừa chỉ vào từng cạnh vừa giới thiệu, chẳng hạn : Tam giác ABC có ba cạnh là AB, BC, CA. Cho trẻ nhắc lại để nhớ hình tam giác có ba cạnh.

Cho trẻ quan sát hình vẽ trong SGK để tự nêu độ dài của mỗi cạnh, chẳng hạn : Độ dài cạnh AB là 3cm, độ dài cạnh BC là 5cm, độ dài cạnh CA là 4cm.

b) PH cho trẻ tự tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ABC :

                          3cm + 5cm + 4cm = 12cm

– PH giới thiệu : Chu vi của hình tam giác là tổng độ dài các cạnh của hình tam giác đó. Như vậy, chu vi hình tam giác ABC là 12cm. PH nêu rồi cho trẻ nhắc lại : Tổng độ dài các canh của hình tam giác là chu vi của hình tam giác đó.

B2: Tính chu vi hình tứ giác :

– Pi yêu cầu trẻ nêu độ dài các cạnh của hình tứ giác DEGH và tự tính tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác đó, rồi PH  giới thiệu về chu vi của hình tứ giác (tương tự như đối với chu vi hình tam giác).

– PH hướng dẫn trẻ tự nêu : Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác (hình tứ giác) là chu vi của hình đó. Từ đó, muốn tính chu vi hình tam giác (hình tứ giác) ta tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác (hình tứ giác) đó.

B3 : Luyện tập (sử dụng SGK):

– Bài 1: Tính chu vi các hình tam giác (theo mẫu).

– Bài 2: Tính chu vi các hình tứ giác.

– Bài 3 : Tự đo độ dài các cạnh của một tam giác rồi tính chu vi

XII. Dạy trẻ về phút và xem đồng hồ

B1: Giới thiệu cách xem giờ (khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6):

a) PH nói : “Ta đã học đơn vị đo thời gian là giờ, một đơn vị đo thời gian khác, đó là phút. Một giờ có 60 phút”.

PH viết :1 giờ = 60 phút (trẻ đọc lại).

Kim phút quay một vòng từ số 12 đến số 12 trong 1 giờ hay 60 phút.

Kim phút quay được 1 vạch nhỏ trong 1 phút.

Kim phút quay từ số 12 đến số 1, hoặc số 1 đến số 2, … trong 5 phút.

b) PH sử dụng mô hình đồng hồ, kim đồng hồ chỉ vào 8 giờ. Hỏi : “Đồng hồ đang chỉ mấy giờ ?”

– PH quay tiếp các kim đồng hồ cho kim phút chỉ vào số 3 và nói : “Đồng hồ đang chỉ 8 giờ 15 phút” (trẻ nhắc lại).

– Sau đó tiếp tục quay kim đồng hồ sao cho kim phút chỉ vào  số 6 và nói : “Lúc này đồng hồ chỉ 8 giờ 30 phút hay là 8 giờ rưỡi”.

– PH ghi : 8 giờ 30 phút hay là 8 giờ rưỡi (trẻ nhắc lại).

c) PH yêu cầu trẻ làm lại các công việc đã nêu trên.

d) PH yêu cầu trẻ tự làm trên các mô hình đồng hồ, chẳng hạn : “Đặt đồng hồ chỉ 10 giờ; 10 giờ 15 phút; 10 giờ 30 phút”.

B2: Luyện tập (sử dụng SGK):

– Bài 1, 2 : Xem đồng hồ.

– Bài 3 : Cộng, trừ số đo thời gian.

Nguồn website giaibai5s.com

Bài 5. Giúp trẻ học chương V “Phép nhân và phép chia”-XI-XII. Dạy trẻ tính chu vi hình tam giác, tứ giác. dạy trẻ về phút và xem đồng hồ
Đánh giá bài viết