I. MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý

1. Câu hỏi chuẩn bị bài 

Vấn đề 1. Quá trình hô hấp và quang hợp diễn ra trong nhiệt độ môi trường như thế nào?

TRẢ LỜI 

Cây chỉ quang hợp tốt ở nhiệt độ từ 20 – 30°C. Cây ngừng quang hợp và hô hấp ở nhiệt độ quá thấp (0°C) hoặc quá cao (40°C).

Vấn đề 2. Hoàn thành bảng 43.1 trang 127 SGK.

Vấn đề 3. Hoàn thành bảng 43.2 trang 129 SGK.

2. Ghi nhớ

Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật. Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ 0 – 50°C. Tuy nhiên, cũng có một số sinh vật nhờ khả năng thích nghi cao nên có thể sống được ở nhiệt độ rất thấp hoặc rất cao. Sinh vật được chia thành 2 nhóm: sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt.

Thực vật và động vật đều mang nhiều đặc điểm sinh thái thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau. Thực vật được chia thành 2 nhóm: thực vật ưa ẩm và chịu hạn. Động vật cũng có 2 nhóm: động vật ưa ẩm và ưa khô.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 

Câu 1. Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lí của sinh vật như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật. Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ nhất định (0°C ~ 50°C). Tuy nhiên có một số sinh vật sống được ở vùng nhiệt độ rất cao (vi khuẩn suối nước nóng), hoặc nhiệt độ rất thấp (ấu trùng sâu ngô chịu nhiệt độ – 27°C). Đối với thực vật sống vùng nhiệt đới, ánh sáng mạnh thì cây có vỏ dày, tầng bần phát triển nhiều lớp bên ngoài, có vai trò cách nhiệt, lá có tầng cutin dày để hạn chế bớt sự thoát hơi nước. Ngược lại cây vùng ôn đới về mùa đông giá lạnh, cây thường rụng lá giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước. Chồi cây có vảy mỏng bao bọc, thân rễ cây có lớp bần dày bao bọc, bảo vệ cây. Ngoài hình thái cây, nhiệt độ còn ảnh hưởng đến hoạt động quang hợp và hô hấp của cây, ảnh hưởng tới quá trình hình thành hoạt động của diệp lục.

Đối với động vật cũng vậy, động vật hằng nhiệt ở xứ lạnh kích thước lớn hơn, tai, các chi, đuôi nhỏ. Ngược lại động vật sống ở vùng nhiệt đới thì có kích thước cơ thể nhỏ, tai, chi, đuôi lớn hơn động vật hằng nhiệt sống ở vùng lạnh. Mặt khác nhiệt độ còn ảnh hưởng tới các hoạt động sinh lí, lượng thức ăn, tốc độ tiêu hóa thức ăn, ảnh hưởng tới mức độ trao đổi khí, quá trình sinh sản của động vật.

Ví dụ: Cá chép đẻ trứng ở nhiệt độ từ 15°C trở lên, chuột sinh sản mạnh ở 18°C.

Khi nhiệt độ môi trường quá cao động vật có hiện tượng nghỉ hè. Còn nhiệt độ xuống thấp động vật có hiện tượng trú đông hoặc ngủ đông.

Câu 2. Trong 2 nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao? 

Hướng dẫn trả lời:

Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt thì nhóm sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ môi trường vì sinh vật hằng nhiệt đã phát triển cơ chế điều hòa thân nhiệt giữ cho nhiệt độ cơ thể ổn định không phụ thuộc vào môi trường ngoài.

Câu 3. Hãy so sánh đặc điểm khác nhau giữa hai nhóm cây ưa ẩm và chịu hạn. 

Hướng dẫn trả lời:

Sự khác nhau giữa hai nhóm cây ưa ẩm và cây chịu hạn:

– Cây ưa ẩm: sống nơi ẩm ướt thiếu ánh sáng phiến lá mỏng và rộng, mô giậu kém phát triển. Cây sống nơi ẩm ướt và có nhiều ánh sáng (như ở ven bờ ruộng, bờ ao) có phiến lá hẹp, mô giậu phát triển.

– Cây chịu hạn: sống nơi thiếu nước cơ thể mọng nước, lá tiêu giảm hoặc biến thành gai, có thể có phiến lá dày, hẹp, gân lá phát triển. 0 Câu 4. Hãy kể tên 10 loài động vật thuộc hai nhóm động vật ưa ẩm và ưa khô. Hướng dẫn trả lời:

Động vật ưa ẩm: giun đất, ếch, gián, ốc sên, sâu rau… 

Động vật ưa khô: rắn, rùa, cá sấu, lạc đà, chim..

 

Bài 43. Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật
Đánh giá bài viết