I. MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý

1. Câu hỏi chuẩn bị bài 

Vấn đề 1. Trả lời các câu hỏi sau:
– Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ?

TRẢ LỜI 

Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có tác dụng giảm bớt sức thổi của gió, làm cây không bị đổ.

 – Trong tự nhiên, động vật sống thành bầy đàn có lợi gì?

TRẢ LỜI 

Động vật sống thành bầy đàn có lợi trong việc tìm kiếm được nhiều thức ăn hơn, phát hiện kẻ thù nhanh hơn và tự vệ tốt hơn.

Vấn đề 2. Nhận biết các nhóm quan hệ hỗ trợ và đối địch trong các ví dụ trang 132 SGK.

TRẢ LỜI 

Cộng sinh: tảo và nấm trong địa y; vi khuẩn trong nốt sần rễ cây họ Đậu.

Hội sinh: cá ép và rùa; địa y bám trên cành cây. Cạnh tranh: lúa và cỏ dại; dê và bò.

Kí sinh: rận, bét kí sinh trên trâu, bò; giun đũa kí sinh trong cơ thể người.

Sinh vật ăn sinh vật khác: hươu, nai và hổ; cây nắp ấm và côn trùng.

Vấn đề 3. Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài là gì?

TRẢ LỜI 

Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ có lợi (hoặc ít nhất không có hại) cho tất cả các sinh vật. ,

Trong quan hệ đối địch, một bên sinh vật được lợi còn bên kia bị hại, hoặc 2 bên cùng bị hại.

2. Ghi nhớ

Trong tự nhiên, thường không có sinh vật nào sống tách biệt với các sinh vật khác. Thông qua các mối quan hệ cùng loài và khác loài các sinh vật luôn luôn hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau.

Các sinh vật cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các nhóm cá thể. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện bất lợi các cá thể cùng loài cạnh tranh nhau dẫn tới một số cá thể sống tách ra khỏi nhóm.

Trong mối quan hệ khác loài, các sinh vật hoặc hỗ trợ hoặc đối địch với nhau. Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ có lợi (hoặc ít nhất không có hại) cho tất cả các sinh vật. Trong quan hệ đối địch, một bên sinh vật được lợi còn bên kia bị hại hoặc cả hai bên cùng bị hại.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 

Câu 1. Các sinh vật cùng loài hỗ trợ hoặc cạnh tranh nhau trong những điều kiện nào? 

Hướng dẫn trả lời:

– Hỗ trợ khi sinh vật sống với nhau thành nhóm tại nơi có diện tích (hoặc thể tích) hợp lí và có nguồn sống đầy đủ.

– Cạnh tranh khi gặp điều kiện bất lợi như số lượng cá thể quá cao dẫn tới thiếu thức ăn, nơi ở… 

Câu 2. Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mě? 

Hướng dẫn trả lời:

Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ cạnh tranh cùng loài và khác loài. Hiện tượng các cành cây phía dưới nhận được ít ánh sáng quang hợp kém, tổng hợp ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích lũy không đủ bù lại năng lượng tiêu hao do hô hấp. Mặt khác khả năng lấy nước của cây kém nên cành phía dưới khô héo và rụng.

Khi trồng cây quá dày, thiếu ánh sáng, hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ.

Câu 3. Hãy tìm thêm các ví dụ minh hoạ quan hệ hỗ trợ và đối địch giữa các sinh vật khác loài. Trong các ví dụ đó, những sinh vật nào là sinh vật được lợi hoặc bị hại? 

Hướng dẫn trả lời:

a. Quan hệ hỗ trợ giữa các sinh vật khác loài.

 Cộng sinh => cả hai bên đều có lợi.

 – Cộng sinh giữa tảo đơn bào với nấm và VK trong địa y.

– VK cố định đạm (Rhizobium) cộng sinh trong nốt sần rễ cây họ Đậu.

– Trùng roi sống trong ruột mối: giúp mối tiêu hóa xenlulôzơ thành đường (là nguồn cung cấp cho cả mối và trùng roi).

– Một số loài cua mang trên thân những con hải quỳ (hải quỳ tiết chất độc giúp cua tự vệ, cua giúp hải quỳ di chuyển khỏi nơi khô hạn). 

Quan hệ hợp tác => cả hai bên cùng có lợi

– Hợp tác giữa chim sáo và trâu rừng (chim ăn con ve, bét dưới lớp lông của trâu, khi có thú dữ chim bay lên báo động cho trâu).

– Hợp tác giữa chim nhỏ ăn thức ăn thừa ở răng cá sấu (cá sấu không khó chịu vì thức ăn thừa trong răng, chim nhỏ có thức ăn).

Quan hệ hội sinh => chỉ 1 bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không bị hại

– Cá ép sống bám trên cá lớn (cá voi, cá mập), nhờ đó cá ép được mang đi xa, kiếm thức ăn dễ dàng.

– Hội sinh giữa dương xỉ và cây gỗ (dương xỉ bám trên thân cây để lấy nước và ánh sáng, cây gỗ chẳng hại gì).

b. Quan hệ đối địch giữa các loài 

Quan hệ cạnh tranh => cả hai loài đều có hại 

– Cạnh tranh chất dinh dưỡng giữa lúa và cỏ dại.

– Cạnh tranh giữa cú và chồn trong rừng (vì cùng hoạt động vào ban đêm và bắt chuột).

– Cạnh tranh làm dẫn đến phân hóa kích thước mỏ chim (có 3 loài chim mỏ chéo ở châu Âu chuyện ăn hạt thông).

Kí sinh => loài kí sinh có lợi còn vật chủ thì bị hại 

– Chấy, rận, kí sinh trên cơ thể người và động vật

– Cây tầm gửi sống bám trên thân cây khác. 

Câu 4. Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng? 

Hướng dẫn trả lời:

Để giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật người ta thường áp dụng các biện pháp sau:

Trong trồng trọt: trồng cây với mật độ thích hợp, kết hợp tỉa thưa cây, chăm sóc đầy đủ, tạo điều kiện cho cây trồng phát triển tốt, năng suất cao.

Đối với chăn nuôi: khi đàn quá đông, nhu cầu về nơi ăn, chỗ ở trở nên thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm ta cần tách đàn, cung cấp đầy đủ thức ăn cho chúng kết hợp vệ sinh môi trường sạch sẽ, tạo điều kiện cho vật nuôi phát triển tốt.

Bài 44. Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
Đánh giá bài viết