Nguồn website giaibai5s.com

  1. Nội dung của chương

Chương “Phép trừ có nhớ trong phạm vi 100” có sáu vấn đề.

sau :

  1. Các bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20. 2. Các phép trừ có nhớ trong phạm vi 100. 3. Tìm số hạng, số bị trừ, số trừ. 4. Đường thẳng. 5. Ngày, giờ, xem đồng hồ.
  2. Ngày, tháng, xem lịch. II. Yêu cầu

Học xong 37 tiết (hơn 5 tuần) của chương này, trẻ cần phải : 1. Thuộc lòng tất cả các bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20. 2. Làm được tất cả các phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, tức

là làm được tất cả các phép trừ trong phạm vi 100%) 3. Biết cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ. 4. Nhận dạng và gọi đúng tên đường thẳng. Nhận biết được ba

điểm thẳng hàng. 5. Biết được 1 ngày có 24 giờ, biết xem đồng hồ khi kim phút

chỉ số 12. 6. Biết xem lịch tờ để xác định số ngày trong một tháng và một

ngày trong tháng là thứ mấy trong tuần lễ.

Vì ở lớp 1, trẻ đã biết làm các phép trừ không nhớ trong phạm vi 100.

III. Cách kiểm tra để biết trẻ đã đạt yêu cầu chưa

Yêu cầu 1:

Các bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20 gồm có : – Bảng “11 trừ đi một số”:

11 – 2 = 9; 11 – 3 = 8; 11 – 4 = 7; …; 11 – 9 = 2 – Bảng “12 trừ đi một số”:

12 – 3 = 9; 12 – 4 = 8; …; 12 – 9 = 3 – Bảng “13 trừ đi một số”:

13 – 4 = 9; …; 13 – 9 = 4 – Bảng “14 trừ đi một số” :

14 – 5 = 9; 14 – 6 = 8; …; 14 – 9 = 5 – Bảng “15 trừ đi một số”:

15 – 6 = 9; …; 15 – 9 = 6 – Bảng “16 trừ đi một số” :

16 – 7 = 9; 16 – 8 = 8; 16 – 9 = 7 – Bảng “7 trừ đi một số” : 17 – 8 = 9; 17 – 9 = 8

Bảng “18 trừ đi một số”:

18 – 9 = 9.

Để thuộc được tất cả các bảng này trẻ phải thuộc được tất cả các phép trừ ở bài 1/69. Ở đây, khi PH hỏi bất cứ phép trừ nào trong các bảng trên thì trẻ phải nói ngay được kết quả mà không cần phải đếm ngón tay hoặc que tính.

‘Cách đếm ngón tay như sau, chẳng hạn : 13 – 5 = ?

Trẻ xòe 5 ngón tay, đếm ngược các ngón tay kể từ 13 : “Mười hai, mười một, mười, chín, tám”. Vậy 13 – 5 = 8.

Yêu cầu 2: Khi PH nêu bất cứ phép trừ có nhớ nào trong phạm vi 100 thì trẻ phải làm được. Chẳng hạn : 74 – 28 = ?

74

Nhẩm :

14 – 8 = 6, viết 6, nhớ 1

28

2 nhớ 1 là 3, 7 – 3 = 4, viết 4 46

74 – 28 = 46. Yêu cầu 3:

Trẻ phải thuộc ba quy tắc sau : – Muốn tìm một số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia. – Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng số trừ. – Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.

Khi PH yêu cầu tìm x trong ba trường hợp sau thì trẻ phải tìm được : x + 7 = 13; x – 16 = 28; 36 – x = 19 Chẳng hạn : x – 16 = 28

.)

x = 28 + 16

x = 44

ã

Хе

Yêu cầu 4: – Khi PH chấm hai điểm A, B rồi yêu cầu vẽ đường thẳng AB

thì trẻ biết dùng thước nối A với B rồi kéo dài về cả hai phía

để có đường thẳng AB. – Trẻ biết ướm thước kẻ vào ba điểm đã cho để xem chúng có thẳng hàng hay không.

Yêu cầu 5: – Khi PH hỏi trẻ thì trẻ trả lời được, chẳng hạn : “3 giờ chiều còn gọi là mấy giờ ?” (15 giờ), 21 giờ còn gọi là mấy giờ ?” (9 giờ tối) v.v…

– Khi PH yêu cầu quay kim trên mặt đồng hồ để chi, chẳng

hạn 20 giờ, thì trẻ biết quay kim phút chỉ số 12, kim giờ chỉ số 8. Yêu cầu 6:

Nhìn vào một tờ lịch tháng” trẻ phải xác định được : – Tháng đó có bao nhiêu ngày ? – Một ngày trong tháng, chẳng hạn ngày 23, là thứ mấy trong | tuần ?

Bài 3. Giúp trẻ học chương III “Phép trừ có nhớ trong phạm vi 100”-A. Các vấn đề chung
Đánh giá bài viết