TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
I. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI THÍCH 1. Trong đời sống, khi nào người ta cần giải thích? Hãy nêu một số
câu hỏi về nhu cầu giải thích hằng ngày
– Giải thích là dùng các lí lẽ có sức thuyết phục để làm cho người đọc, người nghe hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực.
– Nhu cầu này thường xuất hiện trong đời sống con người, nhất là khi gặp một hiện tượng mới lạ, khó hiểu, con người cần có một lời giải đáp. Nói đơn giản hơn, khi nào không hiểu thì người ta cần giải thích rõ.
– Đối tượng của văn giải thích khá rộng và đa dạng. Có thể là nội dung và ý nghĩa của một từ, một khái niệm, một câu. Có thể là một hiện tượng xã hội, một sự kiện lịch sử. Có thể là một tư tưởng, một đạo lí, một nhận định, một quan điểm. Và cũng có thể là một phẩm chất, một quan hệ, một hoạt động, một việc làm, một thái độ trong cuộc sống hàng ngày 2. Trong văn nghị luận, người ta thường yêu cầu giải thích các vấn đề
tư tưởng đạo lí lớn nhỏ, các chuẩn mực hành vi của con người.
* Trong quá trình làm văn nghị luận giải thích, ta phải xác lập và lần lượt trả lời được hệ thống câu hỏi:
– Như thế nào? – Tại sao? – Làm như thế nào? v.v…
Muốn trả lời các câu hỏi ấy nhằm thuyết phục người đọc, người nghe thì cần phải biết phối hợp hài hoà giữa lí lẽ và các dẫn chứng cần thiết. Tức là phải biết kết hợp giữa văn giải thích với văn chứng minh.
– Giải thích bằng cách nêu định nghĩa (chiết tự, nêu ý nghĩa của từ ngữ câu chữ, kể cả nghĩa đen và nghĩa bóng).
– Giải thích bằng cách dựa vào quy luật, mục đích, ý nghĩa của vấn đề.
– Giải thích bằng cách lấy dẫn chứng, kể cả các biểu hiện, sử dụng hình thức so sánh, đối chiếu, hoặc cụ thể hoá vấn đề bằng những lời diễn giải chi tiết, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo… của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích.
Trong một bài văn giải thích, có thể sử dụng, kết hợp linh hoạt các cách trên. 3. Đọc bài văn Lòng khiêm tốn và trả lời câu hỏi
a. Bài văn giải thích vấn đề về “lòng khiêm tốn” và đã giải thích bằng lí lẽ.
b. Trong bài văn, những câu giải thích có tính chất định nghĩa về lòng khiêm tốn rất nhiều:
– Lòng khiêm tốn có thể coi như một bản tính căn bản. – Khiêm tốn là tính nhã nhặn. – Khiêm tốn là chính nó tự nâng cao giá trị cá nhân.
159
giaibai5s.com
– Khiêm tốn là biểu hiện của con người đúng đắn… c. Cách liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn, cách đối lập với kẻ không khiêm tốn là một cách giải thích bằng hiện tượng.
d. Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn cũng là cách giải thích về lòng khiêm tốn. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một con người giản dị, khiêm tốn:
“Như đỉnh non cao tự giấu mình Trong rừng xanh lá ghét hư vinh”.
(Tố Hữu)
II. LUYỆN TẬP
Đọc bài văn Lòng nhân đạo, cho biết vấn đề được giải thích và phương pháp giải thích trong bài:
Hướng dẫn Đây là bài văn nghị luận giải thích bằng phương pháp vừa dùng lí lẽ vừa dùng dân chứng để giải thích một vấn đề.
a. Bài văn giải thích vấn đề về “lòng nhân đạo” và đã giải thích bằng lí lẽ.
b. Trong bài văn, những câu giải thích có tính chất định nghĩa về lòng nhân đạo rất nhiều.
– Lòng nhân đạo có thể coi như một bản tính căn bản của loài người. – Nhân đạo là chính nó tự nâng cao giá trị cá nhân. – Nhân đạo là biểu hiện của con người đúng đắn.
– Nhân đạo là tình thương, lòng mến yêu… c. Cách liệt kê các biểu hiện của lòng nhân đạo, cách đối lập với kẻ không nhân đạo là một cách giải thích bằng hiện tượng. | d. Việc chỉ ra cái lợi của nhân đạo, cái hại của không nhân đạo cũng là cách giải thích về lòng nhân đạo.
Bài 25: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
4.6 (92.5%) 16 votes