ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
1. Các em vẽ lại các sơ đồ (theo Sách giáo khoa) và ghi thêm ví dụ. 2. Lập bảng so sánh quan hệ từ, động từ, tính từ về ý nghĩa và
chức năng. 3. Giải nghĩa các yếu tố Hán Việt đã học:
bạch (bạch cầu): trắng bán (bức tượng, bán thân): một nửa cô (cô độc): một mình cư (cư trú): nơi ở cửu (cửu chương): chín dạ (dạ hương, dạ hội): đêm đại (đại lộ, đại thắng): to, lớn điền (điền chủ, công điền): nông hà (sơn hà): sông hậu (hậu vệ): sau hồi (hồi tưởng, thu hồi): về hữu (hữu ích): có lực (nhân lực): sức mộc (thảo mộc, mộc nhĩ): cây, (gỗ) nguyệt (nguyệt thực): trăng nhật (nhật kí): ngày, (mặt trời) quốc (quốc ca): nước
110
giaibai5s.com
tam (tam giác): ba tâm (yên tâm): lòng, dạ thảo (thảo nguyên): có thiên thiên niên kỉ): ngàn, (trời) thiết (thiết giáp): thép thiếu (thiếu niên, thiếu thời): chưa đủ thôn (thôn xã, thôn nữ): khu vực dân cư ở nông thôn, gồm nhiều xóm. thư (thư viện): sách tiền (tiền đạo): trước tiểu (tiểu đội): nhỏ tiếu (tiếu lâm): cười vấn (vấn đáp): hỏi
Từ loại
Danh từ, động từ, Ý nghĩa
Quan hệ từ
tính từ và chức năng
Biểu thị người, sự vật, Biểu thị ý nghĩa quan Ý nghĩa
hoạt động, tính chất.
Có khả năng làm thành | Liên kết các thành phần Chức năng
1 phần của cụm từ, của câu. của cụm từ, của câu,
hê.
.
KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC KÌ I
1. Về phần văn
| Lục bát – Ca dao dân ca – Bài ca Côn Sơn – Rằm tháng giêng
Thất ngôn tứ tuyệt – Sông núi nước Nam – Thiên Trường vãn vọng – Bánh trôi nước – Vọng Lư sơn bộc bố – Hồi hương ngẫu thư – Cảnh khuya
Tự sự – Biểu cảm
Miêu tả – Biểu cảm
– Cổng trường mở ra – Mẹ tôi – Sông núi nước Nam – Phò giá về kinh – Bạn đến chơi nhà
– Thiên Trường vãn vọng – Bài ca Côn Sơn – Bánh trôi nước – Qua Đèo Ngang – Vọng Lư sơn bộc bố
giaibai5s.com
– Hồi hương ngẫu thư
– Tĩnh dạ tứ – Bài ca nhà tranh bị gió thu phá|- Cảnh khuya – Tiếng gà trưa
– Sau phút chia li – Cuộc chia tay của những con búp bê.
2. Về phần Tiếng Việt
Nhận diện các loại từ:
– Từ ghép: Từ ghép là một trong hai kiểu từ phức, được tạo thành bằng cách ghép hai hoặc lại tiếng có nghĩa lại với nhau.
Ví dụ: nhà cửa, xe máy, sân bay, hợp tác xã. Từ ghép có hai loại:
a. Từ ghép chính phụ: gồm một tiếng giữ vai trò chính, làm chỗ dựa và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
Ví dụ: xe đạp, hoa hồng, bút máy, đồ chơi.
b. Từ ghép đẳng lập: gồm cả hai hoặc nhiều tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (Nghĩa của nó khái quát hơn nghĩa của các tiếng.)
Ví dụ: quần áo, sách vở, ngon lành, lợi hại, to nhỏ. – Từ láy
Từ láy là một trong hai kiểu từ phức, gồm có tiếng gốc có nghĩa và một hay nhiều tiếng láy lại tiếng gốc.
+ Có từ láy tiếng gốc đứng trước.
Ví dụ: đẹp đẽ, vui vẻ, sạch sành sanh. + Có từ láy tiếng gốc đứng sau.
Ví dụ: loanh quanh, đem đẹp. + Từ láy hoàn toàn: lấy lại nguyên tiếng gốc.
Ví dụ: xinh xinh, xanh xanh, rầm rầm.. + Từ láy hoàn toàn có biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối. | Ví dụ: trăng trắng, đo đỏ, nho nhỏ, cỏn con.
+ Từ láy bộ phận: có tiếng láy lặp lại phụ âm đầu hoặc lặp lại phần vần của tiếng gốc.
Ví dụ: đẹp đẽ, trắng trẻo, thập thò, lờ mờ, lúng túng… Nghĩa của từ láy bộ phận có sắc thái riêng so với nghĩa tiếng gốc, không hoàn toàn giống nghĩa của tiếng gốc.
+ Đứng về mặt số lượng từ có từ láy đôi, láy ba
• Láy đôi: lạnh lùng, sạch sẽ, khoẻ khoắn •Láy ba: sạch sành sanh, khít khìn khịt • Lấy bốn: lúng ta lúng túng, vội vội vàng vàng…
112
giaibai5s.com
– Đại từ
Đại từ là từ dùng để xưng hô hoặc thay thế cái người ta muốn nói đến. Có mấy loại đại từ.
+ Đại từ để trỏ: Ví dụ: tao, tớ, chúng nó, bây, đây, nó, vậy.
• Đại từ xưng hô: trỏ người, sự vật • Đại từ trỏ số lượng: (bấy, bấy nhiêu…) • Đại từ trở vị trí và sự vật trong không gian, thời gian: (đó, kia, đấy…)
• Đại từ trỏ hoạt động, tính chất: (vậy, thế) + Đại từ để hỏi: Ví dụ: ai, gì, bao nhiêu, mấy, bao giờ, sao, thế nào:
• Hỏi về người, sự vật (ai, gì?) • Hỏi về số lượng (bao nhiêu, mấy…) •Hỏi về không gian, thời gian: (đâu, bao giờ)
• Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc: (vậy, thế…) Đại từ có thể đóng vai trò ngữ pháp: chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ, bổ ngữ. – Từ Hán Việt
Từ Hán Việt là những từ Việt có nguồn gốc mượn tiếng Hán. Có những yếu tố Hán Việt được dùng độc lập như: hoa, quả, học, tập… và có những yếu tố Hán Việt không dùng độc lập mà chỉ dùng để tạo từ ghép như: tiệt, nhiên, như, hà…
Từ ghép Hán Việt cũng có hai loại: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập: Ví dụ: thiên thu, mục đồng, ngư ông (ghép chính phụ)
Sơn hà, xâm phạm, giang sơn – từ ghép đẳng lập. Từ thuần Việt và từ Hán Việt có nghĩa tương đương thì khác nhau về sắc thái ý nghĩa, về sắc thái biểu cảm, về màu sắc phong cách: Có thể so sánh:
+ Sắc thái ý nghĩa: thảo mộc – cỏ cây, thi hài – xác chết… + Sắc thái biểu cảm: phu nhân – vợ, hi sinh – chết …
+ Màu sắc phong cách: từ trần – bộ xác, phát biểu – nói… – Quan hệ từ: Quan hệ từ có hai đặc điểm sau:
a. Liên kết các thành phần của cụm từ, các thành phần của câu (câu với câu trong đoạn văn).
b. Biểu thị các ý nghĩa quan hệ giữa các thành phần của cụm từ, của câu, làm rõ mối quan hệ hoạt động, tính chất trong thực tế:
giaibai5s.com
Ví dụ: Bạn tôi học ở trường Hùng Vương.
Học sinh của trường Hùng Vương học rất giỏi. •Ở và của là quan hệ từ (ở: quan hệ địa điểm, của: quan hệ sở thuộc).
• Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp. Ví dụ: Nếu … thì
| Vì … nên – Từ đồng nghĩa: là các từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, tức là cùng làm tên gọi một sự vật, hiện tượng hay biểu thị một khái niệm.
Ví dụ: trông – nhìn, ngó, coi sóc, mong.
Tuy vậy, người ta vẫn phân từ đồng nghĩa thành hai loại: đồng nghĩa hoàn toàn (chỉ sự vật, hiện tượng, biểu thị cùng một khái niệm), đồng nghĩa không hoàn toàn (chỉ sự vật, hiện tượng, biểu thị cùng một khái niệm nhưng sắc thái khác nhau).
– Các em nhận diện tiếp các từ trái nghĩa, từ đồng âm.
– Thành ngữ: Thành ngữ là cụm từ cấu tạo cố định, biểu hiện một ý nghĩa hoàn chỉnh, ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng cao. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó, nhưng thường thông qua một số phương thức chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh. Ví dụ: – Sông cạn đá mòn (nghĩa đen)
– Sư tử Hà Đông (nghĩa chuyển) Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ: Ví dụ: “Ở đây tai cách mạch rừng Thấy ai người cũ cũng đừng nhìn chi”.
(Truyện Kiều) “Xin đừng bắt cá hai tay Cá lội dưới nước chim bay trên trời”. – Điệp ngữ: là lặp lại có ý thức những từ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh ý, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những cảm xúc cho người đọc, người nghe.
Điệp ngữ có nhiều dạng: a. Điệp ngữ nối tiếp tạo ấn tượng mới mẻ, tăng tiến
| “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công”.
(Hồ Chí Minh)
114
giaibai5s.com
b. Điệp ngữ cách quãng:
“Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng buồn hét núi Với khi thét khác trường ca dữ dội Ta bước chân lên dõng dạc đàng hoàng”.
(Thế Lữ) c. Điệp ngữ vòng: diễn tả một cảm giác triền miên:
“Cùng trông lại mà cũng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dau xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sâu hơn ai”.
(Chinh phụ ngâm) – Chơi chữ: là cách vận dụng âm thanh, từ ngữ nhằm tạo ra cách hiểu bất ngờ thú vị. Ví dụ: “Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông Nó bảo nhau rằng ấy ái tuông”.
(Hồ Xuân Hương) Các lối chơi chữ thường gặp: + Dùng từ ngữ đồng âm:
“Thầy bói xem quẻ nói rằng Lợi thì có lợi nhưng răng không còn”.
(Ca dao) + Dùng lối nói trại âm (gần âm) | “Chữ tài liền với chữ tại một vần”.
(Nguyễn Du) + Dùng cách điệp âm:
“Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai”.
(Ca dao) + Dùng cách nói lái:
“Chú bảo, bảo chú cứ làm ngơ
Kinh tế, tê kính rất chính xác”. + Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa
“Vì cam cho quýt đèo bòng Vì em nhan sắc cho lòng anh say”.
(Ca dao)
115
.
giaibaiss.com
TỰ LUẬN Gợi ý: Thực hiện các đề theo Sách giáo khoa. Đề 1: Từ các văn bản Cổng trường mở ra và Cuộc chia tay của những con
búp bê, hãy tâm sự về niềm vui nỗi buồn tuổi thơ hoặc tình cảm với
một thứ đồ chơi thuở nhỏ. 1. Tìm hiểu đề
– Đề bài yêu cầu qua hai văn bản văn xuôi nêu lên cảm nhận của mình rồi từ đó mà viết ra một tâm sự của mình về một niềm vui hoặc tình cảm với một thứ đồ chơi. 2. Dàn ý – Về văn bản: Cổng trường mở ra
+ Đây là bài kí ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con trước ngày khai trường vào lớp Một.
+ Bài kí không có cốt truyện, chỉ có người mẹ với tâm trạng nhập phồng, không ngủ được, phần lo chuẩn bị cho con, phần nhớ lại tuổi thơ áo trắng đến trường của mình.
+ Qua bài kí ta hiểu được tấm lòng của người mẹ ở khía cạnh lo cho con học hành, lớn khôn. Với cách viết này đã làm nổi bật được tâm trạng của người mẹ và khắc hoạ được chiều sâu tâm hồn của người mẹ. – Về văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê
+ Đây là bài viết về một vấn đề rất phức tạp và tế nhị.
+ Hạnh phúc của bố mẹ bị tan vỡ thường gây nỗi buồn rầu, khổ sở cho các con. Hàng ngày trên sách báo, phim ảnh, đã cho thấy cái đắng cay của những người con mà cha mẹ bỏ nhau. Đó có thể là nỗi bất hạnh lớn trong đời.
+ Bài văn không miêu tả trực tiếp cảnh đổ vỡ của người lớn, cha mẹ mà tập trung khắc hoạ nỗi đau của hai anh em qua Cuộc chia tay của những con búp bê. Đây là cuộc chia tay của vật vô tri, vô giác, là thứ đồ chơi… nhưng nó mang tính chất gắn bó, và chia sẻ tình cảm của con người.
+ Đọc lại văn bản, ta cảm thông với hai anh em Thành và Thủy. Các em chịu một nỗi đau to lớn và cố gắng làm dịu nỗi đau ấy bằng cách không chia rẽ những con búp bê vốn kết đôi với nhau như con Em Nhỏ và con Vệ sĩ.
Qua hai văn bản này em nhận ra rằng tổ ấm gia đình là hạnh phúc.
– Thật hạnh phúc cho những ai được sinh ra, lớn lên trong tổ ấm gia đình, hạnh phúc có được tình thương của bố, có tình thương của mẹ.
“Ba mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con.” – Qua cảnh ngộ của hai em Thành và Thủy, em chợt nghĩ rằng mình cần quan tâm, gần gũi và có ý thức giúp đỡ cụ thể và chân tình với các bạn có hoàn cảnh éo le. Các bạn ấy cần có nhiều tình cảm của bạn bè để sưởi ấm tâm hồn vì trống vắng mẹ, cha…
116
giaibai5s.com
Bài 16: Ôn tập phần Tiếng Việt – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
5 (100%) 6 votes