I. SỰ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?

Câu hỏi: Em hãy nhắc lại những phát minh lớn của người nguyên thủy thời Phùng Nguyên– Hoa Lộc?

                                   Trả lời câu hỏi

Người Phùng Nguyên – Hoa Lộc có hai phát minh lớn tạo ra

chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế của con người thời

kì này là: thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước.

Câu hỏi: Em có nhận xét gì về việc đúc một đồ dùng bằng đồng hay làm một bình đất nung so với việc làm một công cụ đá? 

                                        Trả lời câu hỏi

– Để có được một công cụ bằng đá, người ta chỉ cần lấy đá, ghè

đẽo đá, mài đá theo hình dạng như ý muốn của mình. 

– Đồng thì không thể đẽo hay mài được như đá, muốn có được

công cụ đồng người ta phải lọc quặng, làm khuôn đúc (khuôn đúc

bằng đất sét), nung chảy đồng đổ vào khuôn để tạo ra công cụ hay

đồ dùng.

– Để có được một bình đất nung, người ta phải tìm ra đất sét, tiếp

đó phải nhào, nặn, đưa vào nung cho khô cứng, sau đó mới dùng.

Câu hỏi: Việc đúc một công cụ bằng đồng có phải ai cũng làm được không?

                                    Trả lời câu hỏi

Không phải ai cũng đúc được công cụ bằng đồng. Vì việc đúc các

công cụ bằng đồng phải qua nhiều giai đoạn không phải ai cũng

làm được, một người không thể đảm đương được. Vì phải qua

nhiều công đoạn (lọc quặng, làm khuôn, nung chảy đồng…) Công

cụ càng phức tạp đòi hỏi chuyên môn hóa càng cao.

Câu hỏi: Để có được thóc lúa em có biết người nông dân phải làm những việc gì? Làm như thế nào không?

                                 Trả lời câu hỏi 

Để có được thóc lúa, người nông dân phải làm nhiều việc như:

cày,

bừa đất cho tơi xốp, gieo mạ, nhổ mạ, cấy lúa, chăm bón lúa, làm

cỏ, đưa nước vào ruộng, gặt lúa, xay, giã lúa thành gạo… những

việc làm đó không phải làm một lúc mà chia làm nhiều giai đoạn,

không phải ai cũng có thể làm được mà phải có sự phân công hợp

lí mới tạo ra hiệu quả trong lao động.

Câu hỏi: Vì sao cần có sự phân công chuyên môn hóa trong lao động?

                                     Trả lời câu hỏi 

Sản xuất càng phát triển thì lao động càng phức tạp. Trong nông

nghiệp không phải chỉ xới đất trồng cây mà phải chia ra nhiều

bước như làm đất, san đất, cấy lúa, gặt lúa. Một người không thể

đảm đương và thông thạo tất cả các khâu, vì vậy phải có sự phân

công.

Khi nghề làm đồ gốm và đặc biệt là đúc đồng ra đời, công việc

càng phức tạp, đòi hỏi phải có chuyên môn hóa, thủ công tách

khỏi nông nghiệp.

Câu hỏi: Khi sản xuất phát triển, sự phân công trong lao động diễn ra như thế nào?

                                      Trả lời câu hỏi

Khi sản xuất phát triển, trong lao động có sự phân công:

– Phụ nữ làm việc nhà, tham gia sản xuất nông nghiệp, làm đồ

gốm, dệt vải.

– Nam giới chế tác công cụ lao động, đúc đồng, làm đồ trang sức,

làm nông nghiệp, săn bắt, đánh cá.

Câu hỏi: Khi nghề nông trồng lúa nước ra đời có những biến t chuyển gì về sự phân công lao động ?

                                Trả lời câu hỏi

– Vị trí vai trò của người đàn ông trong sản xuất, gia đình, xã hội

ngày càng quan trọng, thay thế dần vị trí của người phụ nữ;

– Phụ nữ, ngoài việc nhà, thường tham gia sản xuất nông nghiệp

và làm đồ gốm, dệt vải. Nam giới, một phần làm nông nghiệp, đi

săn bắt, đánh cá; một phần chuyên hơn, thì phụ trách việc chế tác

công cụ, bao gồm cả việc đúc đồng, làm đồ trang sức, về sau được

gọi chung là các nghề thủ công.

II. XÃ HỘI CÓ GÌ ĐỔI MỚI?

Câu hỏi: Trước kia xã hội phân chia theo tổ chức xã hội nào?

                                      Trả lời câu hỏi

Trước kia xã hội phân chia theo tổ chức xã hội Thị tộc.

Câu hỏi: Cuộc sống của những cư dân ở lưu vực các sông lớn Bộ lúc này so với trước kia như thế nào?

                                  Trả lời câu hỏi

Từ tổ chức thị tộc cuộc sống của con người ngày càng đông đảo

hơn, ổn định hơn đã hình thành làng, bản, chiềng, chạ có quan hệ

mật thiết với nhau gọi là Bộ lạc. 

Câu hỏi: Chế độ phụ hệ đã được hình thành như thế nào?

                                Trả lời câu hỏi

Khi nghề luyện kim phát triển, nghề nông trồng lúa nước ra đời,

công việc nặng nhọc (luyện kim, cày bừa) đòi hỏi sức lao động

của người đàn ông, phụ nữ cần có công việc phù hợp (lo việc ăn

uống ở nhà) tham gia sản xuất nông nghiệp, làm đồ gốm, dệt) vì

thế vị trí của người đàn ông ngày càng cao hơn trong sản xuất

cũng như trong gia đình làng, bản. Chế độ phụ hệ dần thay thế chế

độ mẫu hệ.

Câu hỏi: Em nghĩ gì về sự khác nhau giữa các ngôi mộ trong thời kì này?

                                      Trả lời câu hỏi

Theo quan niệm tín ngưỡng, người chết về thế giới bên kia vẫn

phải lao động, nên khi chết, trong các ngôi mộ người ta chôn theo

công cụ và đồ trang sức.

– Số lượng và chủng loại công cụ, đồ trang sức có sự khác nhau,

chứng tỏ xã hội bắt đầu xuất hiện kẻ giàu, người nghèo, nguyên

tắc bình đẳng trong xã hội bị phá vỡ.

Câu hỏi: Điểm lại những biến chuyển chính về mặt xã hội trong thời kì này?

                                  Trả lời câu hỏi

– Biến đổi trong làng bản: từ tổ chức thị tộc đã hình thành làng,

bản, chiềng, chạ, có quan hệ chặt chẽ với nhau, được gọi là bộ lạc.

– Biến đổi trong gia đình: vị trí, vai trò của người đàn ông trong

sản xuất, gia đình, xã hội ngày càng quan trọng, thay thế dần vị

trí của người phụ nữ. Chế độ thị tộc mẫu hệ chuyển dần dần sang

chế độ thị tộc phụ hệ.

– Biến đổi trong xã hội: hình thành những người đứng đầu, quản lí

làng bản, chiềng chạ, bộ lạc. Họ là những người vừa có quyền,

vừa được hưởng phần thu hoạch lớn hơn, trở nên giàu có. Xã hội

bắt đầu xuất hiện kẻ giàu, người nghèo. Nguyên tắc bình đẳng

trong xã hội nguyên thủy bị phá vỡ.

III. BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI TRONG XÃ HỘI ĐƯỢC

NẢY SINH NHƯ THẾ NÀO?

Câu hỏi: Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ I TCN, trên đất nước ta đã hình thành những nền văn hóa phát triển, đó là những nền văn hóa nào? Ở đâu?

                                          Trả lời câu hỏi

Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ I TCN, trên đất nước ta đã hình thành các

nền văn hóa phát triển cao như Óc Eo (An Giang), Sa Huỳnh

(Quảng Ngãi), Đông Sơn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Câu hỏi: Nên văn hóa Đông Sơn hình thành trên những vùng B nào? Chủ nhân của nó là ai?

                                           Trả lời câu hỏi

Nền văn hóa Đông Sơn hình thành chủ yếu ở vùng đồng bằng

sông Hồng, sông Mã, sông Cả. Chủ nhân của nền văn hóa Đông

Sơn là người Lạc Việt.

Câu hỏi: Quan sát những mũi giáo trong H31 SGK trang 34 em thấy chúng có hình dáng như thế nào? Chúng được dùng để làm gì?

                                        Trả lời câu hỏi

Hình dáng những mũi giáo rất giống nhau, cân đối, bên dưới nhỏ,

có thể gắn vào cán tre hay cán gỗ bên trong có lưỡi sắc, mũi nhọn

có hiệu quả chiến đấu cao.

Câu hỏi: Quan sát H32 SGK trang 34, em có nhận xét gì về hình dáng và kĩ thuật đúc đồng ở thời kì này?

                                       Trả lời câu hỏi

Trong ảnh là những chiếc dao găm đồng. Cán dao được đúc như

hình thân người có đầu và hai tay, hoặc đúc thành hình quả bí,

phần to, phần nhỏ, cân đối, đẹp, mũi dao nhọn. Đây có thể là một

công cụ để cắt, chặt, săn bắn, cũng có thể một thứ vũ khí.

– Dao găm đồng là một biểu hiện của sự phát triển cao trong kĩ

thuật đúc đồng của cư dân Đông Sơn.

Câu hỏi: Quan sát hình 33 SGK trang 34, em hãy cho biết việc chế ra lưỡi cày đồng chứng tỏ điều gì?

                                          Trả lời câu hỏi

Lưỡi cày đồng Đông Sơn có nhiều loại, kích thước khác nhau,

thường có hình cánh bướm, có sống giữa hai bên có gờ nhỏ, tạo

nên sự chắc chắn, bền vững của lưỡi cày. Mũi cày nhọn, hình tam

giác, đầu trên của lưỡi cày có lỗ để tra vào thân cây. Khi cày có

thể dùng sức kéo của trâu bò hoặc của người.

 Đây thực sự là một sáng tạo to lớn của người đương thời. Nó

chứng tỏ rằng, người đương thời đã biết sử dụng động vật (trâu,

bò) vào canh tác nông nghiệp. Chính sự xuất hiện của lưỡi cày

đồng đã biến nền nông nghiệp trồng lúa thành ngành kinh tế chủ

yếu của con người thời Đông Sơn, góp phần nâng cao năng suất

lao động, tạo ra cuộc sống định cư lâu dài của con người ở vùng

đồng bằng, tạo ra những tiền đề cho một cuộc chuyển biến lớn về

sau.

Câu hỏi: Theo em những công cụ nào góp phần tạo nên bước | biến chuyển trong xã hội?

                                      Trả lời câu hỏi

Những công cụ góp phần tạo nên bước biến chuyển trong xã hội là

vũ khí đồng, lưỡi cày đồng thay thế hẳn công cụ đá góp phần tạo

nên bước biến chuyển trong xã hội.

Câu hỏi: Nêu những nét mới về tình hình kinh tế, xã hội của cư dân Lạc Việt.

                                      Trả lời câu hỏi

Những nét mới về tình hình kinh tế, xã hội của cư dân Lạc Việt là

– Về tình hình kinh tế:

+ Sản xuất nông nghiệp phát triển, của cải trong xã hội ngày càng tăng.

+ Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. Sự phân công lao động

giữa đàn ông và đàn bà xuất hiện. Vị trí của người đàn ông trong

gia đình và xã hội ngày càng quan trọng hơn. Chế độ phụ hệ dần

thay – thế chế độ mẫu hệ. 

– Về tình hình xã hội:

+ Xã hội có nhiều đổi mới, đã có sự phân biệt giàu nghèo.

+ Các chiềng, chạ (làng, bản) ra đời, liên minh các thị tộc, bộ lạc

xuất hiện. Đây là thời kì chuẩn bị hình thành nhà nước, quốc gia.

Câu hỏi: Hãy nêu những dẫn chứng nói lên trình độ phát triển của nền sản xuất thời văn hóa Đông Sơn.

                                        Trả lời câu hỏi

– Công cụ lao động bằng đồng rất phát triển, thay thế hẳn công cụ

bằng đá.

– Con người thời kì văn hóa Đông Sơn đã biết dùng trâu, bò để

kéo cày và canh tác nông nghiệp góp phần nâng cao năng suất lao

động, tạo ra cuộc sống định cư lâu dài.

IV. THAM KHẢO

                                    Văn hóa Đông Sơn

Văn hóa Đông Sơn có niên đại khoảng từ thế kỉ VIII TCN đến thế

– kỉ II sau công nguyên, đây là giai đoạn chuyển tiếp từ đồ đồng

sang sơ kì đồ sắt. Văn hóa Đông Sơn được đặt tên theo di chỉ

Đông Sơn thuộc Thanh Hóa, có địa bàn phân bố tương ứng vùng

Bắc Bộ và Bắc thuộc lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả.

 

Đồ đồng Đông Sơn phát triển rực rỡ đạt đến mức hoàn hảo về mặt

kĩ thuật cũng như về mặt nghệ thuật. Có hơn 50 loại hình với

nhiều kiểu dáng khác nhau: lưỡi cày, lưỡi cuốc, rìu chiến, trống

đồng, tượng đồng… Nông nghiệp dùng cày với những lưỡi cày

bằng kim loại đã thay thế dần nông nghiệp dùng cuốc.

 

hình: “Bộ vũ khí Đông Sơn với những lưỡi rìu chiến cong vút,

những thanh kiếm ngắn, lưỡi dao găm chắc khỏe, những mũi dao

sắc nhọn đủ kích cỡ được tra lắp những cán bằng cây song nhẹ,

chắc, bền, dẻo, những mũi tên đồng ba cánh hình múi khế đã mách

chỉ sở trường đánh gần, tài cung nỏ của chủ nhân nó”.

Bài 11. Những chuyển biến về xã hội
Đánh giá bài viết