Diện tích : 9572,8 nghìn km2

Dân số : 1 303,7 triệu người năm 2005)

Thủ đô : Bắc Kinh

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC

– Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Trung Quốc.

– Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với phát triển kinh tế.

– Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế.

– Tiêu và phân tích được đặc điểm phát triển kinh tế, một số ngành kinh tế chủ chốt và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới; phân tích được nguyên nhân phát triển kinh tế.

– Giải thích được sự phân bố của kinh tế Trung Quốc; sự tập trung các đặc khu kinh tế tại vùng duyên hải.

– Iliệu được quan hệ đa dạng giữa Trung Quốc và Việt Nam.

– Ghi nhớ một số địa danh (Hoàng Hà, Trường Giang, thủ đô Bắc Kinh, thành phố Thượng Hải, Đồng Kông, khu chế xuất Thâm Quyến).

– Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày sự khác biệt về tự nhiên, về sự phân bố dân cư và kinh tế giữa miền Đông và miền Tây của Trung Quốc.

– Phân tích các số liệu, tư liệu về thành tựu phát triển kinh tế của Trung Quốc.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

TIẾT 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

I. Vị trí địa lí và lãnh thổ

– Diện tích lớn thứ tư trên thế giới.

– Biên giới với các nước chủ yếu là núi cao, hoang mạc; phía đông giáp biển, mở rộng ra Thái Bình Dương.

– Miền duyên hải rộng lớn với đường bờ biển dài khoảng 9000 km, cách không xa Nhật Bản và các quốc gia, các khu vực có hoạt động kinh tế sôi động.

II. Điều kiện tự nhiên

1. Miền Đông

– Trải dài từ vùng duyên hải vào đất liền, đến kinh tuyến 105°Đ, chiếm gần 50% diện tích của cả nước.

– Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, phù sa màu mỡ, là nơi dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú.

– Từ Nam lên Bắc, khí hậu chuyển từ cận nhiệt đới gió mùa sang ôn đới gió mùa. Mùa hạ nhiều mưa, thường gây lũ lụt ở các đồng bằng.

– Nổi tiếng về các khoáng sản kim loại màu.

2. Miền Tây

– Gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.

– Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt đã tạo nên những vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn.

– Tài nguyên chính: rừng, đồng cỏ, các khoáng sản.

III. Dân cư và xã hội

1. Dân cư

– Chiếm 1/5 dân số thế giới, với trên 50 dân tộc, người Hán chiếm trên 90% dân số cả nước.

– Tiến hành chính sách dân số triệt để: mỗi gia đình chỉ có một con. Kết quả: tỉ suất gia tăng tự nhiên giảm (0,6% năm 2005).

– Dân thành thị chiếm 37% dân số. Các thành phố lớn (Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh, Vũ Hán, Quảng Châu,…) tập trung miền Đông.

2. Xã hội

– Rất chú ý đầu tư cho phát triển giáo dục.

– Người dân có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo. Nguồn nhân lực dồi dào ngày càng có chất lượng hơn.

TIẾT 2. KINH TẾ

1. Khái quát

– Những năm qua, tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới, trung bình năm đạt trên 8%.

– Tổng GDP đứng thứ 7 trên thế giới năm 2004).

– Đời sống của nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân theo đầu người tăng.

2. Các ngành kinh tế

2.1. Công nghiệp

– Các xí nghiệp, nhà máy được chủ động trong việc lập kế hoạch, sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ.

– Thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường trao đổi hàng hoá với thị trường thế giới và cho phép các công tin doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư, quản lí sản xuất công nghiệp tại các đặc khu kinh tế, khu chế xuất.

– Thành công trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, Trung Quốc còn chủ động đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị và chú ý phát triển, ứng dụng công nghệ cao cho các ngành công nghiệp.

+ Từ đầu năm 1994, thực hiện chính sách công nghiệp mới, tập trung chủ yếu vào 5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hoá dầu, sản xuất ô tô và xây dựng là những ngành có thể tăng nhanh năng suất và đáp ứng được nhu cầu người dân khi mức sống được cải thiện.

– Đã chế tạo thành công tàu vũ trụ và đã đưa người bay vào vũ trụ và trở về Trái Đất an toàn (tháng 10 – 2003).

– Các trung tâm công nghiệp lớn đều tập trung ở miền Đông, đặc biệt ở vùng duyên hải, tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải.

– Ở nông thôn, phát triển các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, đồ gốm, sứ, dệt may, sản xuất các mặt hàng tiêu dùng khác dựa trên lực lượng lao động dồi dào và nguyên vật liệu sẵn có. Các ngành này đã thu hút trên 100 triệu lao động và cung cấp tới 20% giá trị hàng hóa ở nông thôn.

2.2. Nông nghiệp

– Đất canh tác: 100 triệu ha (chiếm 7% đất canh tác của toàn thế giới).

– Áp dụng nhiều chính sách, biện pháp cải cách trong nông nghiệp: giao quyền sử dụng đất cho nông dân; cải tạo, xây dựng mới đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi phòng chống khô hạn và lũ lụt; đưa kĩ thuật mới vào sản xuất, phổ biến giống mới; miễn thuế nông nghiệp…) tạo điều kiện khai thác tiềm năng lao động, tài nguyên thiên nhiên của đất nước.

– Nhiều nông sản có năng suất cao, một số loại có sản lượng đứng đầu thế giới (lương thực, bông, thịt lợn).

– Ngành trồng trọt chiếm ưu thế so với ngành chăn nuôi. Cây lương thực chiếm vị trí quan trọng nhất về diện tích và sản lượng.

– Phân bố

+ Các đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc trồng lúa mì, ngô, củ cải đường.

+ Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam: lúa gạo, mía, chè, bông.

3. Mối quan hệ Trung Quốc – Việt Nam

– Quan hệ lâu đời và ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực, trên nền tảng của tình hữu nghị và sự ổn định lâu dài.

– Từ 1999 đến nay, hai nước phát triển quan hệ hợp tác phát triển

phương châm: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.

– Kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước đang tăng nhanh. Các mặt hàng trao đổi ngày càng đa dạng hơn.

III. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

TIẾT 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

1. Vị trí địa lí, quy mô lãnh thổ có ảnh hưởng như thế nào tới địa hình và khí hậu của Trung Quốc?

– Vị trí địa lí, quy mô lãnh thổ

+ Diện tích lớn thứ tư trên thế giới

+ Biên giới với các nước chủ yếu là núi cao, hoang mạc; phía đông giáp biển, mở rộng ra Thái Bình Dương.

+ Miền duyên hải rộng lớn với đường bờ biển dài khoảng 9000 km, cách không xa Nhật Bản và các quốc gia, các khu vực có hoạt động kinh tế sôi động.

– Anh hưởng tới địa hình, khí hậu của Trung Quốc:

+ Khí hậu chủ yếu là ôn đới và cận nhiệt.

+ Tạo nên sự khác biệt giữa vùng ven bien và vùng nội địa.

2. Dựa vào hình 10.1 và kiến thức trong bài, hay:

– Nêu tên các dạng địa hình chính và các sông lớn của Trung Quốc

+ Các dạng địa hình chính: dãy núi, núi cao, bồn địa, sơn nguyên, hoang mạc, đồng bằng, đảo.

+ Các sông lớn: IIoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang.

– So sánh sự khác biệt về địa hình, sông ngòi giữa miền Tây và miền Đông.

+ Miền Đông: thấp, chủ yếu là đồng bằng phù sa châu thổ màu mỡ (Đông Bắc, loa Bắc, Hoa Trung,…). Có hạ lưu các sông lớn (Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang).

+ Miền Tây: cao, có các dãy núi lớn (Thiên Sơn, Côn Luân, Hi-ma-lay-a, Nam Sơn…), sơn nguyên (Tây Tạng,..), bồn địa (Duy Ngô Nhĩ, Ta-rim, …) Là nơi bắt nguồn của các sông lớn (Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang…).

– Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc.

+ Miền Đông: có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ là nơi dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú. Khí hậu thích hợp cho trồng cây ôn đới ở phía bắc, cây cận nhiệt ở phía nam. Có nhiều mưa về mùa hạ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nhưng thường gây lụt lội ở các đồng bằng. Giàu khoáng sản kim loại màu, tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp.

+ Miền Tây: gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa khó khăn cho sản xuất và cư trú. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt tạo nên những vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn. Tài nguyên chính là rừng, đồng có phát triển chăn lìuôi), khoáng sản.

3. Quan sát hình 10.3, nhận xét sự thay đổi tổng dân số, dân số nông thôn và dân số thành thị của Trung Quốc.

– Sự thay đổi tổng dân số rất nhanh, gia tăng dân số rất lớn từ năm 1949 đến 1975 (đường đô thị rất dốc). Mức độ gia tăng dân số giảm trong vòng 30 năm gần đây (đường đô thị bớt dốc).

– Tỉ lệ dân số nông thôn tăng chậm, tỉ lệ dân số đô thị tăng nhanh.

4. Dựa vào hình 10.4 và kiến thức trong bài, nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư Trung Quốc.

– Nhận xét: dân cư tập trung chủ yếu ở phía đông, tập trung với mật độ cao ở các đồng bằng lớn, vùng duyên hải, ở các thành phố. Vùng phía tây và phía bắc, dán cư rất thưa thớt, nhiều vùng rộng lớn ở phía bắc và phía tây có nhật độ dưới 1 người/km.

– Giải thích: Miền Đông có nhiều thuận lợi về tự nhiên địa hình thấp, đồng bằng phù sa màu mỡ với diện tích rộng, khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào,…). Miền Tây rất khó khăn về tự nhiên (diện tích khô hạn lớn, địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt,…).

TIẾT 2. KINH TẾ

1. Trung Quốc có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển các ngành công nghiệp khai thác, luyện kim và sản xuất hàng tiêu dùng?

– Có nhiều tài nguyên khoáng sản (than, dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng sắt, kim loại màu quý hiếm,…).

– Dân số đông, vừa cung cấp nguồn lao động dồi dào, vừa là thị trường tiêu thụ rộng lớn hàng tiêu dùng.

– Có nhiều chính sách và biện pháp tích cực để phát triển công nghiệp địa phương, sản xuất mặt hàng tiêu dùng.

2. Dựa vào bảng 10.1, nhận xét sự tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc.

– Sản lượng của các sản phẩm công nghiệp đều tăng rất nhanh.

– So với năm 1985, đến năm 2004, than tăng 1,7 lần, điện tăng 5,6 lần, thép tăng 68,2 lần, xi măng tăng 6,6 lần, phân đạm tăng gần 2,2 lần.

3. Dựa vào hình 10.8, nhận xét sự phân bố một số ngành công nghiệp của Trung Quốc. Phân tích những điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tác động đến sự phân bố này.

– Nhận xét sự phân bố:

+ Luyện kim đen: khu vực Đông Bắc.

+ Luyện kim màu: khu vực Đông Bắc và giữa Trung Quốc.

+ Điện tử, viễn thông: các thành phố lớn ở giữa và đông nam Trung Quốc.

+ Cơ khí: khắp các thành phố ở miền Đông.

+ Chế tạo máy bay: Trùng Khánh, Thượng Hải, Thẩm Dương.

+ Sản xuất ô tô: Bắc Kinh và Nam Kinh.

+ Đóng tàu biển: ở khu vực ven biển.

+ Hóa chất: Cáp Nhĩ Tân, Thành Đô.

+ Hóa dầu: ở khu vực ven biển (Thiên Tân, Thượng Hải, Hồng Kông).

+ Dệt may: phân bố rộng khắp ở nhiều nơi phía Đông.

– Phân tích:

+ Sự phân bố gắn với vùng nguyên, nhiên liệu (luyện kim đen, hóa dầu), gắn với thị trường tiêu thụ (dệt may), gắn với các trung tâm có nguồn lao động chất lượng cao (điện tử, viễn thông), gắn với nơi có điều kiện sản xuất đặc thù (đóng tàu biển, chế tạo máy bay), gắn với nguồn năng lượng dồi dào và rẻ tiền (luyện kim màu,…).

+ Các nhân tố tác động đến sự phân bố công nghiệp Trung Quốc bao gồm cả tự nhiên (địa hình, tài nguyên khoáng sản, …), lẫn kinh tế – xã hội (dân cư và nguồn lao động, cơ sở hạ tầng, đường lối chính sách, thị trường,…).

4. Dựa vào hình 10.9 và kiến thức đã học, nhận xét sự phân bố cây lương thực, cây công nghiệp và một số gia súc của Trung Quốc. Vì sao có sự khác biệt lớn trong phân bố nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây?

– Nhận xét

+ Cây lương thực (lúa mì, lúa gạo): lúa mì phân bố tập trung ở đồng bằng sông Hoàng Hà và đồng bằng sông Hắc Long Giang, rải rác ở một số bồn địa Tây Bắc. Lúa gạo tập trung ở đồng bằng sông Trường Giang.

+ Cây công nghiệp: phân bố tập trung ở phía Đông, đặc biệt là ở đông nam.

+ Gia súc (ngựa, cừu, bò, lợn): cừu được nuôi nhiều ở phía Tây và phía Bắc, bò ở phía Đông, ngựa ở phía Tây Bắc và Bắc, lợn ở các đồng bằng trồng cây lương thực phía Đông.

– Nguyên nhân của sự khác biệt lớn trong phân bố nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây:

+ Miền Đông có đồng bằng ở hạ lưu các sông lớn, núi thấp, lượng mưa lớn thuận lợi cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi bò, lợn.

+ Miền Tây có các đồng cỏ trên núi, cao nguyên cao, … chủ yếu phát triển chăn nuôi gia súc lớn (cừu, ngựa),…

IV. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI

TIẾT 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

1. Dựa vào hình 10.1, nêu đặc điểm địa hình của miền Đông và miền Tây Trung Quốc.

+ Miền Đông: thấp, chủ yếu là đồng bằng phù sa châu thổ màu mỡ (Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung,…).

+ Miền Tây: cao, có các dãy núi lớn (Thiên Sơn, Côn Luân, Hi-ma-lay-a, Nam Sơn…), sơn nguyên (Tây Tạng,..), bồn địa (Duy Ngô Nhĩ, Ta-rim, …).

2. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên của miền và miền Tây đối với sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp Trung Quốc.

+ Miền Đông: có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ là nơi dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú. Khí hậu thích hợp cho trồng cây ôn đới ở phía bắc, cây cận nhiệt ở phía nam. Có nhiều mưa về mùa hạ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nhưng thường gây lụt lội ở các đồng bằng. Giàu khoáng sản kim loại màu, tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp. .

+ Miền Tây: gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa khó khăn cho sản xuất và cư trú. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt tạo nên những vùng haong mạc và bán hoang mạc rộng lớn. Tài nguyên chính là rừng, đồng cỏ (phát triển chăn nuôi), khoáng sản.

3. Dựa vào hình 10.1 và hình 10.4, nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố dân cư của Trung Quốc.

– Nhận xét: dân cư tập trung chủ yếu ở phía đông, tập trung với mật cao ở các đồng bằng lớn, vùng duyên hải, ở các thành phố. Vùng phía tây và phía bắc, dân cư rất thưa thớt, nhiều vùng rộng lớn ở phía bắc và phía tây có mật độ dưới 1 người/km.

– Giải thích: Miền Đông có nhiều thuận lợi về tự nhiên (địa hình thấp, đồng bằng phù sa màu mỡ với diện tích rộng, khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào,…). Miền Tây rất khó khăn về tự nhiên (diện tích khô hạn lớn, địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt,…).

4. Chính sách dân số đã tác động đến dân số Trung Quốc như thế nào?

– Làm giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên (năm 2005 chỉ còn 0,6%), giảm mức tăng dân số, dân số dần tiến tới sự ổn định.

– Gây mất cân bằng về giới, số lượng nam có xu hướng lớn hơn số lượng nữ. Về lâu dài, điều này sẽ ảnh hưởng tới nguồn lao động và một số vấn đề xã hội của đất nước.

TIẾT 2. KINH TẾ

1. Dựa vào số liệu trong bài, chứng minh kết quả hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp của Trung Quốc. Phân tích những nguyên nhân đưa đến kết quả đó.

a) Nông nghiệp

– Kết quả:

+ Sản xuất được nhiều nông sản có năng suất cao, một số loại có sản lượng đứng đầu thế giới (lương thực, bông, thịt lợn).

+ Ngành trồng trọt chiếm ưu thế so với ngành chăn nuôi. Cây lương thực chiếm vị trí quan trọng nhất về diện tích và sản lượng.

+ Đồng bằng châu thổ sông lớn là các vùng nông nghiệp trù phú của Trung Quốc. Các đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc trồng lúa mì, ngô, củ cải đường; đồng bằng hoa Trung, Hoa Nam: lúa gạo, mía, chè, bông.

– Nguyên nhân: Áp dụng nhiều chính sách, biện pháp cải cách trong nông nghiệp: giao quyền sử dụng đất cho nông dân; cải tạo, xây dựng mới đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi phòng chống khô hạn và lũ lụt; đưa kĩ thuật mới vào sản xuất, phổ biến giống mới; miễn thuế nông nghiệp…) tạo điều kiện khai thác tiềm năng lao động, tài nguyên thiên nhiên của đất nước.

b) Công nghiệp

– Kết quả:

+ Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp tăng trưởng nhanh, nhiều sản phẩm đứng hàng đầu thế giới (than, thép, xi măng, phân đạm).

+ Các ngành công nghiệp kĩ thuật cao như điện tử, cơ khí chính xác, sản xuất máy móc tự động phát triển và góp phần quyết định trong việc Trung Quốc chế tạo thành công tàu vũ trụ và đã đưa người bay vào vũ trụ và trở về Trái Đất an toàn (tháng 10 – 2003).

– Nhiều trung tâm công nghiệp lớn. Các trung tâm này đều tập trung ở miền Đông, đặc biệt ở vùng duyên hải, tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh, Vũ Hán, Quảng Châu, …

– Ở nông thôn, phát triển các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, đồ gốm, sứ, dệt may, sản xuất các mặt hàng tiêu dùng khác dựa trên lực lượng lao động dồi dào và nguyên vật liệu sẵn có. Các ngành này đã thu hút trên 100 triệu lao động và cung cấp tới 20% giá trị hàng hóa ở nông thôn.

– Nguyên nhân:

+ Các xí nghiệp, nhà máy được chủ động trong việc lập kế hoạch, sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ.

+ Thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường trao đổi hàng hoá với thị trường thế giới và cho phép các công tin doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư, quản lý sản xuất công nghiệp tại các đặc khu kinh tế, khu chế xuất.

+ Thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài. Chủ động đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị và chú ý phát triển, ứng dụng công nghệ cao cho các ngành công nghiệp.

+ Từ đầu năm 1994, thực hiện chính sách công nghiệp mới, tập trung chủ yếu vào 5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hoá dầu, sản xuất ô tô và xây dựng là những ngành có thể tăng nhanh năng suất và đáp ứng được nhu cầu người dân khi mức sống được cải thiện.

2. Dựa vào hình 10.8, nhận xét và giải thích sự phân bố công nghiệp của Trung Quốc.

– Nhận xét sự phân bố: Luyện kim đen: khu vực Đông Bắc. Luyện kim màu: khu vực Đông Bắc và giữa Trung Quốc. Điện tử, viễn thông: các thành phố lớn ở giữa và Đông Nam Trung Quốc. Cơ khí: khắp các thành phố ở miền Đông. Chế tạo máy bay: Trùng Khánh, Thượng Hải, Thẩm Dương. Sản xuất ô tô: Bắc Kinh và Nam Kinh. Đóng tàu biển: ở khu vực ven biển. Hóa chất: Cáp Nhĩ Tân, Thành Đô, Hóa dầu: ở khu vực ven biển (Thiên Tân, Thượng Hải, Hồng Kông). Dệt may: phân bố rộng khắp nhiều nơi phía Đông.

– Giải thích: Sự phân bố gắn với vùng nguyên, nhiên liệu (luyện kim đen, hóa dầu), gắn với thị trường tiêu thụ (dệt may), gắn với các trung tâm có nguồn lao động chất lượng cao (điện tử, viễn thông), gắn với nơi có điều kiện sản xuất đặc thù (đóng tàu biển, chế tạo máy bay), gắn với nguồn năng lượng dồi dào và rẻ tiền (luyện kim màu,…).

3. Vì sao sản xuất nông nghiệp của Trungg Quốc lại chủ yếu tập trung miền Đông?

   Vì miền Đông có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp: địa hình thấp; có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ. Khí hậu thích hợp cho trồng cây ôn đới ở phía bắc, cây cận nhiệt ở phía nam. Có nhiều mưa về mùa hạ và đây là nơi có hạ lưu của các con sông lớn, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.

V. CÂU HỎI TỰ HỌC

TIẾT 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

1. Vị trí địa lí, quy mô lãnh thổ Trung Quốc đã có ảnh hưởng đến thiên nhiên và phát triển đất nước Trung Quốc, biểu hiện ở:

A. Thiên nhiên đa dạng, có sự khác biệt giữa các vùng.

B. Việc mở rộng quan hệ với các quốc gia, khu vực có nhiều thuận lợi.

C. Tài nguyên khoáng sản nhiều loại phong phú.

D. Câu A và B đúng.

2. Thiên nhiên miền Đông giống với miền Tây ở điểm:

A. Khí hậu gió mùa cận nhiệt, ôn đới.

B. Hạ lưu các sông lớn, dồi dào nước.

C. Chủ yếu đồng bằng phù sa châu thổ, màu mỡ.

D. Tài nguyên khoáng sản giàu có.

3. Điểm khác biệt của thiên nhiên miền Tây so với miền Đông không phải là:

A. Có hoang mạc rộng.

B. Giàu rừng và đồng cỏ.

C. Lượng mưa tương đối lớn.

D. Ít sông.

4. Khó khăn của tự nhiên Trung Quốc đối với phát triển kinh tế là:

A. Lãnh thổ rộng lớn khô hạn ở miền Tây.

B. Bão, lụt dữ dội ở đồng bằng Hoa Nam.

C. Gió lạnh kéo dài ở vùng Hoa Bắc.

D. Câu A và B đúng.

5. Nhận xét nào dưới đây không đúng với tình hình dân số Trung Quốc từ năm 1949 đến 2002?

A. Gia tăng rất lớn.

B. Dân số nông thôn tăng.

C. Mức độ gia tăng giảm.

D. Xu hướng phát triển dân số dần đi vào ổn định.

6. Dân số Trung Quốc tập trung đông đúc ở:

A. Vùng ven biển.

B. Các thành phố lớn.

C. Miền Đông.

D. Các đồng bằng châu thổ.

7. Chính sách dân số rất cứng rắn của Trung Quốc đã đưa đến kết quả là:

A. Cơ cấu giới tính hợp lí.

B. Dân số phát triển ổn định.

C. Mỗi gia đình chỉ sinh 1 con.

D. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm.

8. Điểm nào sau đây không đúng với dân cư, xã hội Trung Quốc?

A. Chú ý đầu tư phát triển giáo dục.

B. Người dân có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo.

C. Có ít dân tộc.

D. Phát minh ra chữ viết 500 năm trước công nguyên.

TIẾT 2. KINH TẾ

1. Giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, Trung Quốc ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ, không phải vì ngành này:

A. Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp vững chắc.

B. Tốn ít vốn.

C. Tận dụng nhân công sẵn có.

D. Đưa lại nguồn lợi nhanh.

2. Các ngành công nghiệp trụ cột được tập trung phát triển là những ngành:

A. Đảm bảo cho việc xây dựng nền công nghiệp vững chắc.

B. Đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao.

C. Tốn ít vốn, đưa lại nguồn lợi nhanh, tận dụng nhân lực sẵn có.

D. Có khả năng tăng nhanh năng suất, sinh lãi cao.

3. Sự phân bố công nghiệp ở miền Đông giống với miền Tây ở điểm:

A. Có nhiều điểm công nghiệp tập trung.

B. Có ngành luyện kim.

C. Phân bố tập trung ngành chế tạo máy.

D. Có ngành sản xuất thiết bị điện tử.

4. Kết quả nào sau đây không phải của sản xuất nông nghiệp Trung Quốc?

A. Nhiều loại nông sản có năng suất 

B. Giá trị sản lượng nông nghiệp tăng nhanh.

C. Chăn nuôi chiên giá trị sản lượng lớn hơn trồng trọt.

D. Cây lương thực chiếm vị trí quan trọng nhất.

5. Khác biệt của miền Tây So với miền Đông trong phát triển chăn nuôi ở điểm nơi đây chủ yếu chăn nuôi:

A. Cừu.                                      B. Lợn.

C. Bò.                                        D. Trâu.

TIẾT 3. THỰC HÀNH
TÌM HIỂU SỰ THAY ĐỔI CỦA NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC

1. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC

– Kiến thức: Chứng minh được sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc (qua tăng trưởng của GOI, sản phẩm nông nghiệp và của ngoại thương.

– KI năng: Tính toán, so sánh số liệu, vẽ biểu đồ.

2. GỢI Ý NỘI DUNG THỰC HÀNH

2.1. Thay đổi trong giá trị GDP

– Dựa vào bảng số liệu để tính từ trong GDP cua Trung QuỐC SO với thế giới, thành lập bảng số liệu.

– Nhận xét. Gợi ý:

+ Nhìn chung từ năm 1985 đến năm 2004, tỉ trọng GDP của Trung Quốc đóng góp vào GDP của thế giới tăng, từ 1,93% năm 1985 lên 4,03% năm 2004; tăng đều.

+ Trung Quốc ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới.

2.2. Thay đổi trong sản lượng nông nghiệp

– Từ bảng số liệu 10.3 SGK (Sai lượng một số nóng sau của Trung Quốc ), tính toáì sự thay đổi sau lượng từ năm 1985 đến năm 2004.

– Nhận xét chung: từ kết (qui tính toán, có thể rút ra một số nhận xét như sau:

+ Nhìn chung sản lượng nông sản tăng. Tuy nhiên, nhột số nông sản (lươ11g thức, bong, lia) có sản lượng năm 2000 gian so với năm 1995 (2) biên đo11g thất thường của thời tiết .

+ Một số nông sản có sản lượng đá ng đầu thế giới (lương thực, bóng, lạc, thịt lợn, thịt cừu).

2.3. Thay đổi trong cơ cấu giá trị xuất – nhập khẩu

– Dựa vào bảng số liệu 10.4 SGK, vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu xuất, nhập khẩu của Trung Quốc.

– Nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu xuất, nhập khẩu của Trung Quốc:

   Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc trong thời gian gần đây có bước chuyển biến tích cực:

+ Tỉ trọng xuất khẩu tăng lên từ năm 1985 đến năm 1995, sau đó lại giả vào năm 2004, nhưng nhìn chung thời kì 1985 đến 2004 có ti trọng xuất khẩu tăng.

+ Tỉ trọng nhập khẩu giảm từ năm 1985 đến năm 1995, sau đó lại tăng vào năm 2004, nhưng nhìn chung cả thời kì là giảm.

+ Năm 1985, Trung Quốc nhập siêu. Các năm 1995, 2004, Trung Quốc xuất siêu.

ĐÁP ÁN CÂU TRẮC NGHIỆM

Tiết 1. Tự nhiên, dân cư và xã hội.

Câu 1D, Câu 2D, Câu 3C, Câu 4D, Câu 5B, Câu 6C, Câu 7D, Câu 8C

Tiết 2. Kinh tế.

Câu 1A, Câu 2D, Câu 3B, Câu 4C, Câu 5A

Nguồn website giaibai5s.com

B. Địa lí khu vực và quốc gia-Bài 10. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc)
Đánh giá bài viết