Nguồn website giaibai5s.com

1 Về nội dung

– Thời Thịnh Đường, Trung Quốc ở trong cảnh thái bình an lạc. Người phương Đông, người Trung Quốc vốn yêu thiên nhiên. Hoàn cảnh ấy, tâm tình ấy là cơ sở cho sự phát triển của phái thợ sơn thủy điện viên – thơ viết về đề tài thiên nhiên.

– Cùng với Mạnh Hạo Nhiên, Vương Duy là đại biểu của phái | thợ sơn thủy Thịnh Đường. Phái thợ sơn thủy còn được gọi là “phái Vương Mạnh”.

– Phong cách thơ Vương Duy trang nhã bình đạm (nhã đạm).

– Bài Điểu minh giản là một tác phẩm tiêu biểu của Vương Duy và của phái thợ sơn thủy Thịnh Đường. Nó thể hiện sự bình yên của tâm hồn trong khung cảnh thiên nhiên tĩnh lặng.

HS có thể tự nêu những câu hỏi để phát hiện ra những mối quan hệ được nhà thơ tạo dựng nên trong 20 chữ của bài thơ. Chẳng hạn:

– Hoa quế rất nhỏ, vậy mà nghe thấy tiếng “hoa quế rụng”. Chi tiết ấy khiến ta cảm nhận được điều gì?

Rõ là đêm rất tĩnh lặng và tâm hồn con người cũng rất bình yên.

– Trăng lên không tiếng, sao làm “kinh sơn điểu”? Cũng vì đêm rất lặng.

– Vậy là cái “tĩnh lặng” của đêm lại được cảm nhận qua… tiếng động của những âm thanh khẽ khàng. Sau vài tiếng kêu thưa thớt của “sơn điểu”, đem lại càng tĩnh lặng.

– Nhà thơ đã lấy cái động để thể hiện cái tĩnh – sự tĩnh lặng của đêm và sự bình yên của tâm hồn. Có thể nói bài thơ gợi nên cảm giác tiếng đêm xao động tâm hồn bình yên.

| Vương Duy lấy cái động khẽ khàng của đêm để thể hiện cái tĩnh lặng của tâm hồn. 2 Về nghệ thuật

– Bài Điểu minh giản cũng tiêu biểu cho đặc trưng thi pháp thơ Đường: thể hiện bằng quan hệ, gửi tình trong cảnh.

– Tô Đông Pha nói: “Đọc thơ Ma Cật thấy trong thơ có họa”. Nhưng cái diệu của “bức họa” Điểu minh giản lại là ở chỗ: không có màu sắc và đường nét. Vương Duy “vẽ” cảnh đêm bằng âm thanh (Vương Duy sành cả âm nhạc, thơ, thư pháp, hội họa – cầm, thi, thư, họa).

Học tốt Ngữ văn 10 Tập 1-Tuần 17: Đọc thêm: Khe chim kêu (Điểu minh giản)
Đánh giá bài viết