TỪ GHÉP
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Các loại từ ghép
a. Tiếng chính và tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính trong các từ ghép “bà ngoại, thơm phức” ở những ví dụ (trong SGK tr.13).
– bà, tiếng chính, ngoại: tiếng phụ – bà ngoại: từ ghép chính phụ – một từ gồm hai tiếng chính phụ.
– thơm: tiếng chính, phức: tiếng phụ – cũng là từ ghép chính phụ. Nhận xét: tiếng phụ đi sau tiếng chính để bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.
5. Các tiếng trong hai từ ghép: quần áo, trầm bổng” trong những ví dụ (trích từ văn bản Cổng trường mở ra) có thể nhận xét như sau:
Các từ ghép “quần áo”, “trầm bổng” có ý nghĩa khái quát hơn, trừu tượng hơn nghĩa các tiếng tạo nên chúng (quần, áo, trầm, bổng), vì vậy từ ghép này không thể phân ra tiếng chính, tiếng phụ. Các từ ghép này là từ ghép đẳng lập.
Tóm lại
Từ ghép có các tiếng giữ vai trò chính và các tiếng giữ vai trò phụ: xe đạp, hoa hồng, bút máy, dạy học, làm việc, biết ơn, xanh biếc là những từ ghép chính phụ.
Từ ghép nhiều tiếng có vai trò tương đương với nhau về nghĩa như: sách Uở, sạch đẹp, ngon lành, lợi hại, to nhỏ… là những từ ghép đẳng lập.
Chú ý: Trật tự giữa các tiếng của từ ghép loại này có thể thay đổi vị trí đứng trước sau.
Ví dụ: quần áo – áo quần, nhà cửa – cửa nhà, cha mẹ – mẹ cha, to nhỏ – nhỏ to…
giaibai5s.com
2. Nghĩa của từ ghép
a. So sánh nghĩa của từ “bà ngoại” với nghĩa của từ bà và từ “thơm phức” với nghĩa của từ thơm, ta thấy:
– bà: người đàn bà sinh ra cha, mẹ. – bà ngoại: người đàn bà sinh ra mẹ. – thơm: có mùi như hương của hoa, dễ chịu.
– thơm phức: có mùi thơm bốc lên mạnh, hấp dẫn. Nhận xét: bà và thơm có ý nghĩa khái quát hơn, vì vậy là tiếng chính, “ngoại, phức” là tiếng phụ. Do đó “bà ngoại, thơm phức” là từ ghép chính phụ.
b. So sánh nghĩa của từ “quần áo” với nghĩa của mỗi tiếng “quần, áo”, nghĩa của từ “trầm bổng” với nghĩa của mỗi tiếng “trầm, bổng” ta thấy:
– quần: đồ mặc từ thắt lưng trở xuống, có hai ống che chân hoặc đùi. – áo: đồ mặc từ cổ trở xuống, chủ yếu che lưng và ngực. – trầm: giọng trầm
– bổng: giọng cao và trong. Nhận xét: mỗi tiếng: quần, áo, trầm, bổng đều có nghĩa riêng. “quần áo” và “trầm bổng” hợp lại có nghĩa khái quát hơn nghĩa của từng tiếng tạo nên chúng. Vì vậy đây là các từ ghép đẳng lập. II. LUYỆN TẬP 1. Xếp các từ ghép: suy nghĩ, lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi, cười nụ vào bảng phân loại: Từ ghép chính phụ
nhà máy, nhà ăn, xanh ngắt Từ ghép đẳng lập
suy nghĩ, chài lưới. (Các em xếp tiếp các từ ghép còn lại vào bảng phân loại.) 2. Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo ra các từ ghép chính phụ: – bút chì
– ăn bám – thước kẻ
– trắng xoá – mưa phùn
– vui vẻ – làm lụng
– nhát gan 3. Điền thêm tiếng đứng sau để tạo từ ghép đẳng lập: | sông
mũi
mặt non
mày thích
hành ham
muốn
núi
học
tập
giaibai5s.com
xinh
tươi
tré
tươi đẹp
cười (Các em điền nốt các từ còn lại). 4. Người ta nói “một cuốn sách”, “một cuốn sở” mà không thể nói “một cuốn sách
Uở”, vì “sách vở” là từ ghép đẳng lập có nghĩa tổng hợp chỉ chung cả sách vở. 5. a. Mọi thứ hoa có màu hồng không thể gọi là hoa hồng được, vì hoa hồng là thứ hoa riêng biệt (có hoa hồng bạch, hoa hồng đỏ v.v.).
Hoa hồng là từ ghép chính phụ, tên của một loại hoa đẹp, có màu sắc và hương thơi. b. Em Nam có thể nói “cái áo dài của chị em ngắn quá”. Vì có thể có cái áo dài rất dài hoặc ngắn quá so với kích thước nói chung của áo dài.
Áo dài là một từ ghép, tên gọi của một loại áo dài từ trên cổ xuống đến giữa ống chân, khuy áo, cài từ trên cổ xuống nách và một bên hông.
c. Không thể nói mọi loại cà chua đều chua! Nói “Quả cà chua này ngọt quá” có thể được vì “cà chua” là một loại quả có độ chua và ngọt, dùng để chế biến các thức ăn.
Cà chua là từ ghép: tên gọi một loại quả, chín có màu vàng đỏ, vị hơi chua.
d. Mọi loại cá màu vàng không thể gọi là cá vàng. Cá vàng là loại cá cảnh thân nhỏ và thường có màu vàng đỏ.
Cá vàng là từ ghép để gọi tên riêng cho loại cá chỉ để nuôi làm cảnh. 6. So sánh nghĩa của các từ ghép “mát tay, nóng lòng, gang thép (Anh ấy là
một chiến sĩ gang thép), tay chân (một tay chân thân tín)” với nghĩa những tiếng tạo nên chúng:
Nghĩa của các từ ghép “mát tay, nóng lòng, gang thép, tay chân” thường có ý nghĩa khái quát hơn, trừu tượng hơn nghĩa của các tiếng tạo nên chúng.
* Ở từ ghép chính phụ như “mát tay” tiếng ghép không bắt buộc cùng trường nghĩa (mát: biểu hiện độ nóng lạnh, tay biểu hiện một bộ phận cơ thể).
– Tiếng phụ có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.
– Nghĩa của từ ghép hẹp hơn nghĩa của từ chính. *Từ ghép đẳng lập thì các tiếng trong từ ghép đồng nghĩa, hoặc trái nghĩa, | hay cùng chỉ một sự vật, hiện tượng gần gũi nhau gang thép, tay chân).
– Nghĩa của các tiếng dung hợp để tạo nên nghĩa của từ ghép.
– Nghĩa của từ ghép đẳng lập so với nghĩa của các tiếng tạo nên nó rất đa dạng. *Nghĩa:
– mát: nhiệt độ không nóng, không lạnh, có cảm giác dễ chịu. – tay: bộ phận phía trên cơ thể dùng để cầm, nắm. – mát tay: người dễ đạt được kết quả tốt khi làm việc gì đó.
10
giaibai5s.com
– nóng: nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cơ thể. – lòng: bộ phận bụng dạ, liên tưởng ý nghĩa tình cảm sâu lắng. – nóng lòng: tâm trạng mong muốn cao độ phải làm một việc gì đó.
– gang thép: cứng cỏi, vững vàng đến mức không thể lay chuyển được (tựa như gang và thép là loại kim khí rắn chắc).
– tay chân: người giúp việc đắc lực và tin cần cho ai đó (thường có ý nghĩa xấu, mờ ám) như tay và chân của con người. 7. Phân tích cấu tạo của từ ghép có ba tiếng: máy hơi nước, than tổ
ong, bánh đa nem. máy hơi nước than tổ ong bánh đa nem
Bài 1: Từ ghép – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
5 (100%) 3 votes