Văn bản:
MẸ TÔI I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Tác giả đã chọn hình thức bức thư lồng vào tình huống đặc biệt để thể hiện chủ đề của văn bản. Ở đây chứng tỏ tác giả có tài nắm bắt tâm lí nhân vật và hiểu rõ quy luật tình cảm con người, khuyên răn với một cảm xúc rõ ràng. Qua bức thư của người bố gửi cho En-ri-cô, người cha đang buồn bã và tức giận về đứa con đã thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm. Từ lời lẽ của người bố, đã làm bộc lộ những tình cảm và thái độ đối với người mẹ. Người đọc thấy hiện lên hình tượng người mẹ cao cả lớn lao.
Dưới hình thức viết thư, tác giả đã diễn đạt bằng nhiều kiểu câu rất linh hoạt, khi dùng câu trần thuật, khi dùng câu cảm thán và cầu nghi vấn.
Đây là bức thư người cha viết cho con, khi chứng kiến đứa con có lỗi với mẹ bằng một lời nói thiếu lễ độ. GHI NHỚ:
Cả bài văn là sự giận dữ và dạy dỗ con theo một quan niệm rất đẹp và trong sáng: “Con hãy nhớ rằng tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó”. II. TRẢ LỜI C U HỎI 1. Tại sao tác giả lại lấy nhan đề là Mẹ tôi? Điểm nhìn trong bài viết từ người bố, từ đó bộc lộ những tình cảm và thái độ đối với người mẹ. Người đọc thấy hiện lên hình tượng người mẹ cao cả, lớn lao. Vì vậy tác giả lấy nhan đề là Mẹ tôi. 2. Thái độ của người bố? Dựa vào đâu mà em biết? Lí do gì mà ông
có thái độ ấy?
Qua bức thư của người bố gửi cho En-ri-cô, người bố đang buồn bã và tức giận về đứa con đã thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm. 3. Những hình ảnh, chi tiết nói về người mẹ? Mẹ của En-ri-cô là
người thế nào? Qua bức thư, người mẹ En-ri-cô là người thương con hết mực:
“Cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ và khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con”! Có lúc người mẹ có thể “bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn”. “Người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”. .. 4. Điều gì khiến En-ri-cô xúc động? Lí do?
Thái độ của người bố vừa tha thiết, vừa nghiêm khắc lại vừa chân tình, Qua đó ta thấy người mẹ của En-ri-cô ngoài lòng thương con hết mực, còn biểu hiện là người người phụ nữ đôn hậu, đảm đang, cao cả và giàu lòng vị tha.
5. Tại sao người bố không trực tiếp nói với con mà lại viết thư? Văn bản viết dễ bộc lộ cảm xúc một cách đầy đủ.
– Những tình cảm kín đáo, tế nhị nhiều khi khó nói trực tiếp được. – Qua thư, đứa con đỡ bị tự ái, xấu hổ.
– Người cha muốn tạo điều kiện cho con đọc nhiều lần để thấm thía, sâu sắc hơn.
Dưới hình thức viết thư, tác giả đã diễn đạt bằng nhiều kiểu câu rất linh hoạt, khi dùng câu trần thuật, khi dùng câu cảm thán và câu nghi vấn, nhằm tôn vinh người mẹ và nhắc nhở con.
III. LUYỆN TẬP. 1. Học thuộc lời thoại trực tiếp của người bố với con. 2. Hãy kể lại một sự việc em lỡ gây ra khiến bố mẹ buồn phiền.
Giaibai5s.com
Bài 1: Văn bản: Mẹ tôi – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
5 (100%) 6 votes