CẢNH KHUYA RẰM THÁNG GIÊNG
Hồ Chí Minh
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Khát vọng lớn nhất của Hồ Chí Minh là: Không có gì quý hơn độc lập tự do. | Sự nghiệp sáng tác văn học của Hồ Chí Minh là một phần không nhỏ trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Bởi thế thơ văn của Bác dạt dào tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan cách mạng, tình cảm vì dân, vì nước, tấm lòng nhân ái mênh mông của Người đối với dân tộc như trời cao biển rộng.
Hai bài thơ Cảnh khuya (viết bằng tiếng Việt) và Rằm tháng giêng (viết bằng tiếng Hán) được Hồ Chí Minh sáng tác ở Việt Bắc trong những năm đầu cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp, đều bộc lộ một vẻ đẹp tâm hồn, tự tưởng của Bác và thể hiện rất rõ một phong cách thơ của Bác. Đó là tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, tâm hồn nghệ sĩ hoà hợp, thống nhất với cốt cách người chiến sĩ.
giaibai5s.com
Cả hai bài thơ viết theo thể tứ tuyệt đều có nghệ thuật diễn tả hết sức độc đáo.
Cách ngắt nhịp và sử dụng điệp từ, so sánh trong bài thơ rất mới mẻ. Riêng bài: Rằm tháng giêng, có sử dụng từ ngữ ước lệ và dùng điệp ngữ kết hợp với sự chuyển hướng đột ngột của tứ thơ làm cho bài thơ vừa có nét cổ kính vừa có nét hiện đại, tô đậm thêm phong cách của Bác.
II. TRẢ LỜI C U HỎI 1. Hai bài Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được làm theo thể thơ
nào? Hãy chỉ ra các đặc điểm…? * Bài Cảnh khuya được làm theo thể thơ tứ tuyệt. Bài thơ có 4 câu, mỗi câu (dòng) 7 tiếng (thất ngôn tứ tuyệt). Vần trong bài thơ có câu 1, 2, 4 – đều có ở tiếng thứ 7 (xa, hoa, nhà). Cách ngắt nhịp của bài Cảnh khuya:
Tiếng suối trong 7 như tiếng hát xa (nhịp 3 | 4) Trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa (nhịp 3 / 3) Cảnh khuya như vẽ 1 người chưa ngủ (nhịp 4 | 3)
Chưa ngủ / vì lo nỗi nước nhà. (nhịp 2 | 5) * Bài Rằm tháng giêng nguyên văn cũng là thơ tứ tuyệt. Bài thơ dịch gồm 4 câu, câu 1 và 3 có 6 tiếng câu 2, 4 có 8 tiếng (thể lục bát). Cách gieo vần: – “Soi” của câu 1 với “Trời” của câu 2. – “Quân” của câu 3 với “Ngân” của câu 4.
Cả hai bài thơ đều tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, nhưng cảnh trăng trong mỗi bài có nét đẹp riêng. 2. Phân tích 2 câu thơ đầu của bài Cảnh khuya
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” * Đêm khuya ở chiến khu Việt Bắc trong sự yên lặng của núi rừng, chỉ có trăng, chỉ có tiếng suối chảy róc rách hoà tiếng gió ngàn xa xưa, hư thực, giống “tiếng hát xa” – âm thanh ấy như được bay ra từ một cõi tiên kì ảo lung linh. | * Hình ảnh “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” thật đẹp bởi ánh trăng thấp thoáng đan xen, hoà nhập trong tán lá cây đung đưa trước gió ngàn, ánh trăng tạo hình bóng đen, trắng, đậm, nhạt của cành lá xuống mặt đất, cỏ hoa… tất cả hoà quyện với nhau tạo nên một khung cảnh thiên nhiên thơ mộng cho cuộc giao hòa giữa trăng và mặt đất.
giaibai5s.com
Hai câu đầu miêu tả cảnh thiên nhiên vào một đêm rất khuya ở núi rừng Việt Bắc. Đó là thời điểm thiên nhiên bộc lộ hết vẻ đẹp của nó.
– Thơ xưa thường so sánh tiếng suối với tiếng đàn, nhưng ở đây Bác lại cảm thấy tiếng suối chảy trong đêm sao “như tiếng hát xa” – đó là âm thanh của con người, thật gần gũi và đồng cảm biết bao. Cách so sánh thật sáng tạo và lãng mạn. 3. Hai câu cuối biểu hiện tâm trạng gì?
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà…” Hai câu thơ được miêu tả theo lối ước lệ của thơ cổ điển:
* Cảnh đẹp như tranh vẽ, nhưng trong cảnh đẹp đó có một con người không ngủ được không phải để thưởng ngoạn mà vì lo việc nước.
* Hình ảnh Bác hiện lên như một nét vẽ sống động và đậm nét nhất của thiên nhiên núi rừng Việt Bắc.
Trong hai câu thơ này, hai từ “chưa ngủ” được lặp lại nhấn mạnh thêm nỗi lo nước nhà của Bác và thể hiện rõ cốt cách của nhà thơ cách mạng. 4. Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả trong bài
Rằm tháng giêng?
Vẫn là chất liệu của Đường thi: vầng trăng, dòng sông, bầu trời, con thuyền, nhưng không hề lẻ loi, hiu quạnh, buồn tủi mà phơi phới. Bài Rằm tháng giêng gợi ta nhớ tới hình ảnh: một con thuyền, một sự kiện trên dòng sông trăng sáng.
Trong nguyên văn chữ Hán, có ba từ “xuân” được lặp lại, nhấn mạnh vẻ đẹp của mùa xuân. Cách miêu tả không tỉ mỉ, theo nghệ thuật thơ cổ phuơng Đông, chú ý nhiều hơn đến cảm quan chung, về cái toàn thể. 5. Bài Nguyên tiêu gợi em nhớ tới các bài thơ cổ Trung Quốc nào? | Bài Nguyên tiếp với em nhớ tới các bài thơ cổ Trung Quốc – Phong Kiều dạ bạc (Đêm ở bến Phong Kiều) của Trương Kế có câu cuối: “Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền” (nửa đêm, nghe tiếng chuông chùa đến thuyền khách). Câu “Thu thủy công trường thiên nhất sắc” trong bài phú Đằng Vương các (Gác Đăng Vương) của Vương Bột có nghĩa: nước thu một màu với trời cao. 6. Tâm hồn và phong thái của Bác Hồ trong hai bài thơ?
Ta thấy phong thái của Bác trong cả hai bài đều tỏ ra rất ung dung, lạc quan đối với thời cuộc. Giọng thơ vừa cổ điển vừa hiện đại lại khoẻ khoắn trẻ trung.
Cả hai bài đều viết trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp.
Hai bài thơ đều cho thấy tình yêu thiên nhiên của Bác Hồ – thể hiện qua cách nhìn nhận, liên tưởng độc đáo, lãng mạn trước cảnh đẹp của thiên nhiên
giaibai5s.com
(bài Cảnh khuya). Một tâm hồn thơ rất trẻ, đầy nhựa sống của người đã hoà nhập vào hơi thở và nhịp sống của mùa xuân (trăng xuân, sông xuân, nước xuân), thật gần gũi và gắn bó (bài Rằm tháng giêng).
Cùng với tình yêu thiên nhiên, nhà thơ còn bộc lộ một tình yêu thương đối với đất nước, một niềm day dứt khôn nguôi: “vì lo nỗi nước nhà”. Đó cũng chính là lòng yêu nước sâu nặng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm kháng chiến chống Pháp. 7. Hãy nhận xét cảnh trăng trong mỗi bài?
* Bài Cảnh khuya là một đêm trăng sáng tươi đẹp yên tĩnh, lung linh, huyền ảo như ở cõi tiên – một cảnh đẹp như tranh vẽ. Bác là thi nhân có tâm hồn lắng nghe và rung động trước ánh trăng thể hiện một cảm xúc thẩm mỹ tinh tế.
* Bài Rằm tháng giêng cũng là cảnh một đêm trăng trong rừng nhưng lại là đêm trăng Rằm tháng giêng (trăng của mùa xuân Việt Bắc), mỗi năm chỉ có một lần, trăng ở tháng đầu mùa xuân. Đó là một bức tranh đẹp, sinh động của mùa xuân.
Bài 12: Văn bản: Cảnh khuya và Rằm tháng giêng – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
4 (80.54%) 37 votes