I. Hướng dẫn đọc

– Đọc toàn bộ vở kịch, thể hiện rõ lời của từng nhân vật:

• Lời của anh Thành: hồ hởi, thể hiện tâm trạng phấn chấn, vui mừng vì sắp được lên đường.

• Lời anh Lê: thể hiện thái độ lo lắng cho bạn.

• Lời anh Mai: điềm tĩnh, thể hiện sự từng trải.

– Đọc đúng các từ: Phú Lãng Sa, La-tút-sơ Tơ-rê-bin, khoác…

II. Trà lời câu hỏi

1. Anh Lê, anh Thành đều là những thanh niên yêu nước, nhưng giữa họ có gì khác nhau?

Sự khác nhau giữa anh Lê và anh Thành:

– Anh Lê: Thiếu tự tin, cam chịu cảnh sống nô lệ vì thấy mình quá nhỏ bé trước sức mạnh về vật chất của kẻ thù.

– Anh Thành: Không cam chịu làm nô lệ, tin tưởng vào con đường mà mình đã chọn, quyết tâm ra nước ngoài để học cái mới, cái hay về cứu đất nước, cứu dân tộc.

2. Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước được thể hiện qua những lời nói, cử chỉ nào?

Quyết tâm của anh Thành được thể hiện qua những lời nói, cử chỉ sau:

– Lời nói: 

• Để giành lại non sông, chỉ có lòng tâm tráng khí chưa đủ, phải có chí, có lực… Tôi muốn sang nước họ xem cách làm ăn của họ, lọc cái trí khôn của họ để về cứu dân mình…

• Làm thân nô lệ mà muốn xóa bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta… Đi ngay có được không, anh?

• Sẽ có một ngọn đèn khác anh ạ.

– Cử chỉ: Xòe hai bàn tay ra: “Tiền đây chứ đâu?”

3. “Người công dân số Một” trong đoạn kịch là ai? Vì sao có thể gọi như vậy?

– “Người công dân số Một” trong đoạn kịch là Nguyễn Tất Thành, sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

– Gọi Nguyễn Tất Thành là “Người công dân số Một” vì Nguyễn Tất Thành là công dân của nước Việt Nam sớm ý thức được vai trò của mình nên đã quyết tâm ra nước ngoài tìm đường cứu nước, cứu dân.

4. Đọc phân vai theo các nhân vật trong đoạn kịch.

(Học sinh tự phân vai đọc, chú ý giọng đọc của các nhân vật).

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập Tiếng Việt 5 Tập 2-Tuần 19. Người công dân-Tập đọc. Người công dân số một (tiếp theo)
Đánh giá bài viết