CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BIỂU CẢM
I. TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN BIỂU CẢM 1. Những yếu tố tự sự và miêu tả trong bài: Bài ca nhà tranh bị gió
thu phá và ý nghĩa của chúng đối với bài thơ Đoạn 1: – hai câu đầu: Tự sự
– ba câu sau: Miêu tả Có vai trò tạo nên bối cảnh chung. Đoạn 2: Kể lại chuyện trẻ con cướp giật mất tranh, cảm thấy uất ức vì già yếu không làm gì được: tự sự kết hợp với biểu cảm.
Đoạn 3: Sáu câu trên kết hợp với miêu tả để kể và tả lại cảnh khổ ban đêm lạnh không ngủ được. Hai câu cuối biểu cảm biểu lộ thân phận cam chịu.
Đoạn 4: Tất cả năm câu là biểu cảm, nêu lên tình cảm cao thượng vị tha và vươn tới sáng ngời một tinh thần nhân đạo. 2. Đọc bài văn của Duy Khán | a. Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn?
Đoạn văn miêu tả và kết hợp với kể chuyện về bàn chân của bố, bàn chân vất vả… bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ:
“đêm nào cũng ngâm nước nóng hoà muối”. Bố đi “ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu, bố đi sớm về khuya…” Đó là những câu văn làm nền tảng cho cảm xúc thương bố ở cuối bài.
Như vậy nếu không có yếu tố tự sự và miêu tả thì không thể bộc lộ được biểu cảm.
b. Đoạn văn trên miêu tả, tự sự trong niềm hồi tưởng. Hãy cho biết tình cảm đã chi phối tự sự và miêu tả như thế nào?
Đoạn văn trên miêu tả, tự sự trong niềm hồi tưởng đã góp phần khêu gợi cảm xúc cho người đọc.
giaibai5s.com
II. LUYỆN TẬP 1. Kể lại nội dung bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ
bằng bài văn xuôi biểu cảm.
“Trời mưa, một cơn gió thổi mạnh cuộn mất ba lớp tranh trên mái ngôi nhà của nhà thơ Đỗ Phủ.
Những mảnh tranh bay tung toé khắp nơi, mảnh thì treo trên ngọn cây xa, mảnh thì bay lộn vào mương sa. Thấy vậy, trẻ con xô đến cướp giật lấy tranh mang vào sau luỹ tre, mặc cho nhà thơ kêu gào khô miệng, rát cổ. Ông đành chống gậy quay về, trong lòng vừa ấm ức, lại vừa thông cảm với bọn trẻ, chúng cũng nghèo nên tham lam, tàn nhẫn.
Trận gió lặng đi thì đêm buông xuống tối như mực, một đêm đen dày đặc nỗi buồn. Nhà thơ nằm xuống đắp cái mền vải cũ nát nên lạnh như cắt. Đã thế, đứa con còn đạp nát cái lót. Đầu giường thì nhà dột, mưa nặng hạt đều đều không dứt. Nhà thơ không sao ngủ được vì mưa lạnh, vì nghèo đói bệnh tật và điều day dứt nhất là vì lo lắng cho vận dân vận nước. | Nhà thơ ước muốn có cái nhà rộng muôn ngàn gian, vững vàng như thạch bàn để cho kẻ sĩ khắp thiên hạ có chỗ nương thân vững vàng, chẳng sợ gì gió mưa nữa”. (Vũ Tiến Quỳnh)
Bài 11: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
5 (100%) 2 votes