THÀNH NGỮ
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN A. Thế nào là thành ngữ 1. Nhận xét về cấu tạo của cụm từ “lên thác xuống ghềnh” trong
câu ca dao
“Thác”: Chỗ dòng nước chảy vượt qua một vách đá cao nằm chắn ngang dòng sông, suối.
“Ghềnh”: Chỗ dòng sông, suối bị thu hẹp và nông, có đá lởm chởm nằm chắn ngang dòng nước chảy xiết.
Ý nghĩa: nói đến sự vất vả đặc biệt khi điều khiển thuyền bè lên thác (leo lên dốc nước chảy) và xuống ghềnh (nơi nước chảy xiết có đá lởm chởm rất nguy hiểm).
a. Không thể thay cụm từ “lên thác” bằng lên núi, xuống ghềnh bằng “xuống đồi”. Và cũng không thể chêm xen một vài thứ khác vào cụm từ được (không ai nói “lên thác” (0ới, và) xuống ghềnh). Đặc điểm của cụm từ này là có vần điệu, ngữ điệu nên cũng không thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ.
b. Từ nhận xét trên ta thấy đặc điểm cấu tạo của cụm từ “lên thác xuống ghềnh” vừa có ý nghĩa thực, cụ thể và vừa có ý nghĩa bóng bẩy.
giaibai5s.com
2. a. Cụm từ “lên thác xuống ghềnh” có nghĩa những công việc trên sông nước là những công việc khó khăn nguy hiểm, có thể liên tưởng đến con người bươn chải trong cuộc đời. b. Nhanh như chớp: chớp có vận tốc rất cao, “nhanh như chớp” chỉ sự việc, hành động mau lẹ.
B. Sử dụng thành ngữ 1. Xác định vai trò ngữ pháp trong các câu sau
– “Thân em, vừa trắng lại vừa tròn” C
V1 … bảy nổi ba chìm với nước non
V2 * Thành ngữ đóng vai trò vị ngữ thứ hai trong câu. – Anh đã nghĩ thương em như thế ..
C – Anh, đào giúp cho em một cái ngách sang nhà anh
… phòng khi “tắt lửa tối đèn” có đứa nào
đến bắt nạt thì em chạy sang …
* Thành ngữ đóng vai trò trạng ngữ trong câu. 2. Cái hay của việc dùng các thành ngữ trong hai câu trên
– Dùng thành ngữ thường biểu hiện được một ý nghĩa trọn vẹn nhất định.
– Dùng thành ngữ có thể biểu hiện ý nghĩa từ nghĩa đen, trực tiếp, và nghĩa bóng.
– Dùng thành ngữ thường có thể thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh.
II. LUYỆN TẬP 1. Gạch dưới và giải thích nghĩa các từ ngữ
a. Sơn hào hải vị, nem công chả phượng: có nghĩa các thức ăn ở trên núi, dưới biển và các món ăn cao quý.
b. Khoẻ như voi: voi là con vật tượng trưng có sức khoẻ nhất trong các con thú ở rừng. Ví người “khoẻ như voi” là cách nói phóng đại.
Tứ cố vô thân: ý nói người mồ côi, sống cô đơn không có người thân thuộc.
c. Da mồi tóc sương: da và tóc của người đã già, da rám đen, tóc bạc như sương.
giaibaiss.com
2. Kể vắn tắt các truyền thuyết và ngụ ngôn
– Con Rồng cháu Tiên: truyền thuyết về thời đại các vua Hùng, kể về Lạc Long Quân kết duyên với u Cơ sinh ra một trăm trứng nở ra một trăm người con. Đó là nguồn gốc của người Việt.
Rồng: động vật tượng trưng theo truyền thuyết minh dài có vảy, có chân, biết bay, được coi là cao quý nhất trong các loài vật.
Tiên: nhân vật tượng trưng trong các truyện thần thoại, đẹp khác thường, có những phép mầu nhiệm, sống rất yên vui
Đây là truyền thuyết nói lên nguồn gốc cao quý và đáng tự hào của dân tộc và đoàn kết dân tộc. – Ếch ngồi đáy giếng: truyện ngụ ngôn kể bằng văn xuôi, mượn chuyện của con ếch nhỏ bé để nói bóng, nói gió, kín đáo khuyên nhủ con người phải nhìn ta trông rộng, đừng như con ếch huênh hoang bị trâu giẫm chết bẹp.
Ếch: loài ếch nhái không có đuôi, thân ngắn, da trơn, màu sẫm, sống ở ao, giếng, dầm, thịt ăn được. (Theo Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, 2004) Giếng: hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, để lấy nước. (Theo Từ điển Tiếng Việt, sđd).
– Thầy bói xem voi: truyện ngụ ngôn lấy sự việc 5 thầy bói mù sờ tay để xem voi, mỗi người chỉ sờ được một bộ phận: tai, vòi, chân, đuôi rồi cãi nhau, đánh nhau… để khuyên nhủ người ta không nên khẳng định đó là toàn bộ sự thật khi mới chỉ biết một khía cạnh, một mặt nào đó.
“Thầy bói”: người mù làm nghề bói toán.
“Voi”: thú rừng lớn nhất ở vùng nhiệt đới, mũi dài thành vòi, răng nanh dài thành ngà, tai to, da rất dày, có thể nuôi làm vật vận tải. (sđd) 3. Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn
– Lời ăn tiếng nói. – Một nắng hai sương. – Ngày lành tháng tốt.
Các em điền tiếp các câu còn lại. 4. Sưu tầm thêm thành ngữ
– Chín nhớ mười thương (thương nhớ trong tình yêu) – Đầu bạc răng long (chung thủy trọn đời) – Phun châu nhả ngọc (có tài thuyết trình) – Phượng múa rồng bay (chữ viết đẹp)
Viết bài tập làm văn số 3
– Văn biểu cảm
Đề bài: Cảm nghĩ về người thân.
giaibai5s.com
Bài 12: Thành ngữ – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
5 (100%) 4 votes