I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Ngày Hạnh phúc được lấy ý tưởng từ Bital, nuột lượng quốc bé nhỏ nằm sâu trong lục địa miền đông Himalayas, là nước được đánh giá là có chỉ số hạnh phúc cao dựa trên các yếu tố về môi trường, tinh thần, mức sống của người dân, chất lượng quản lí, sức khỏe và giáo dục. Đây là đất nước ghi nhận uy thế của hạnh phúc quốc gia hơn là thu nhập quốc lần từ những năm đầu tiên của thập kỉ 70, thế kỉ XX và nổi tiếng với việc thực thi mục tiêu tổng hạnh phúc quốc gia thay vì tổng sản phẩm quốc nội.

Ngày Quốc tế Hạnh phúc được Liên hợp quốc lựa chọn và tuyên bố vào tháng 6 – 2012. 193 nước thành viên, trong đó có Việt Nam, cùng cam kết sẽ ủng hộ ngày này bằng các nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững nhằm đem lại hạnh phúc cho người dân.

Liên hợp quốc chọn ngày 20 – 3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc bởi đây là một ngày đặc biệt trong năm, mặt trời nằm ngang đường xích đạo, độ dài của đêm và ngày bằng nhau, là biểu tượng cho sự cân bằng, hài hoà của vũ trụ, cũng là biểu tượng của sự cân bằng giữa âm và dương, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa ước mơ và hiện thực… Bởi vậy, ngày 20 – 3 – Ngày Quốc tế Hạnh phúc, cũng truyền tải thông điệp: cân bằng, hài hoà là một trong những chìa khóa của hạnh phúc.

(Tổng hợp từ Internet) 

Câu 1 ở vương quốc Bhutan, chỉ số hạnh phúc được đánh giá dựa trên các yếu tố nào?

 Câu 2 Vì sao Liên hợp quốc chọn ngày 20 – 3 hằng năm làm Ngày Quốc tế Hạnh phúc? 

Câu 3 Từ đoạn trích trên, anh/ chị hiểu mối quan hệ giữa thu nhập quốc dân với chỉ số hạnh phúc như thế nào? 

Câu 4 Một quan niệm khác của anh/ chị về hạnh phúc.

 II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Anh/ Chị có ý kiến như thế nào về quan niệm được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “cân bằng, hài hoà là một trong những chìa khóa của hạnh phúc”?

Trình bày ý kiến của mình trong đoạn 01 văn (khoảng 200 chữ). 

Câu 2 (5,0 điểm)

Màu sắc Tây Bắc trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài).

GỢI Ý VÀ HƯỚNG DẪN

I. ĐỌC HIỂU 

Câu 1 Ở vương quốc Bhutan, chỉ số hạnh phúc được đánh giá dựa trên các yếu tố về môi trường, tinh thần, mức sống của người dân, chất lượng quản lý, sức khỏe và giáo dục.

Câu 2 HS nêu được 2 lí do:

– Ngày 20 – 3 là một ngày đặc biệt trong năm, mặt trời nằm ngang đường xích đạo, độ dài của đêm và ngày bằng nhau, là biểu tượng cho sự cân bằng, hài hoà của vũ trụ; cùng là biểu tượng của sự cân bằng giữa âm và lượng, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa ước mơ và hiện thực.

– Đặc điểm của ngày 20 – 3 liên quan đến quan niệm về hạnh phúc là cân bằng, hài hoà, “cân bằng, hài hoà là một trong những chìa khóa của hạnh phúc.”

Câu 3 HS nêu được ý: thu nhập quốc dân có ảnh hưởng (tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục…) nhưng không phải là yếu tố quyết định hạnh phúc của người dân. Thu nhập quốc dân không tỉ lệ thuận với chỉ số hạnh phúc.

Câu 4 HS có thể nêu một quan niệm riêng của mình về hạnh phúc, ví dụ như: 

– Hạnh phúc là có một gia đình văn ấm, hòa thuận;

 – Hạnh phúc là được yêu thương, chia sẻ; 

– Hạnh phúc là được sống thật với chính mình và với người khác;

 – Hạnh phúc là được cống hiến, làm những việc có ý nghĩa.

II. LÀM VĂN

Câu 1 HS cần nêu rõ quan điểm của mình về ý kiến “cân bằng, hài hoà là một trong những chìa khóa của hạnh phúc”, lập luận thuyết phục, có lí lẽ và dẫn chứng cụ thể; đoạn văn đảm bảo dung lượng (khoảng 200 chữ), có thể theo một trong các cách diễn dịch, quy nạp, song hành hoặc tông – phân – hợp; đảm bảo quy tắc chính ta, dùng từ, đặt câu.

Sau đây là một hướng giải quyết:

– Khẳng định: cân bằng, hài hoà là chìa khoá – yếu tố then chốt mở ra cánh cửa của hạnh phúc.

– Cân bằng giữa đời sống vật chất và tinh thần, hài hòa trong các mục tiêu phát triển xã hội sẽ đem đến cuộc sống thực sự đáng sống cho mỗi người dân.

– Nếu phá vỡ sự cân bằng, hài hoà, con người sẽ khó có được cuộc sống an vui, bình yên (tăng trưởng kinh tế quá nhanh ở một số nước dẫn tới môi trường sống của con người bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng sống…).

Câu 2 Viết 01 bài văn nghị luận, có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài; xác định đúng vấn đề cần nghị luận: màu sắc Tây Bắc trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài; triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, có sáng tạo trong diễn đạt, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận; đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Có thể trình bày theo định hướng sau:

a) Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:

– Tô Hoài là nhà văn sinh ra ở Hà Nội, nhưng thiên nhiên và cuộc sống của con người miền núi lại là đề tài đem lại cho ông nhiều thành công. Ở mảnh đất ấy, hứng thú và sở trường của một “nhà văn phong tục” đã có cơ hội thăng hoa.

– Bằng vốn hiểu biết qua những chuyến đi thực tế thâm nhập đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi và tài năng văn chương xuất sắc, Tô Hoài đã sáng tạo nên những tác phẩm đặc sắc, mang đậm màu sắc Tây Bắc mà tiêu biểu nhất là truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (trích từ tập Truyện Tây Bắc ). Màu sắc Tây Bắc thấm đẫm tác phẩm, làm nên sức hấp dẫn riêng của truyện ngắn này.

b) Màu sắc Tây Bắc trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài biểu hiện trước tiên ở những trang văn miêu tả đời sống con người, những cuộc đời, số phận nhân vật với những phong tục tập quán riêng. Từ tên gọi đến chân dung ngoại hình, hành động… mỗi nhân vật dù là chính diện hay phản diện đều toát lên bản sắc khó trộn lẫn của người dân vùng cao Tây Bắc. Mị, A Phủ, thống lí Pá Tra, A Sư,… mỗi nhân vật có một diện mạo riêng, cuộc đời, thân phận khác nhau nhưng đều in đậm dấu ấn một vùng đất với văn hoá, phong tục riêng.

– Mị là cô gái Mông xinh đẹp, có tài thổi sáo rất hay, được bao nhiêu chàng trai theo đuổi. Mị cũng đã có người yêu. Một cô gái như vậy đáng lẽ phải sống cuộc đời hạnh phúc, song những hủ tục của người Mông đã giết chết hạnh phúc của Mị. Cha me Mị từ hồi cưới nhau đã vay tiền nhà thống lí Pá Tra để làm lễ cưới, mỗi năm nộp một nương ngô cho nhà thống lí. Vậy mà đến khi mẹ Mị mất, tiền nợ vẫn chưa trả xong.

Tô Hoài rất khéo léo đưa những tập tục của người Mông vào trong tác phẩm, từ đám cưới của cha mẹ Mị đến đám cưới của Mị, tục bắt vợ, tục cúng trình ma,… A Sử và người nhà thống lí Pá Tra dựa vào quyền thế đã lợi dụng những tập tục ấy bày ra những hành động ti tiện bắt Mị về ép duyên để gạt nợ, biển những ngày tháng còn lại của Mị trở thành cơn ác mộng. Tình cảnh của Mị chính là minh chứng tố cáo mãnh liệt nhất bọn cường hào cho vay nặng lãi. Nạn cho vay nặng lãi khiến cho bao nhiêu người nghèo phải phụ thuộc, cột chặt số phận vào chúa đất. Làm bao nhiêu năm, chăm chỉ cật lực cũng không trả hết nợ, Mị phải về nhà thống lí Pá Tra làm dâu, thân phận thậm chí còn không bằng con trâu, con ngựa. Lúc đầu Mị còn có ý thức phản kháng, Mị khóc ròng mấy tháng liền, đêm nào cũng khóc, thậm chí còn định ăn lá ngón tự tử. Vì lòng hiếu thuận, vì nghĩ cha mình đã già, đến chết vẫn không yên, vẫn mang cái nợ lớn trên đầu nên Mi mới thôi. Ý thức phản kháng, sức trẻ của Mị đã tiêu tan chỉ vì ý nghĩ: mình đã bị đem trình ma thì có chết cũng trở thành ma cua nhà thống lí Pá Tra. Cũng kể từ đó, Mị không còn biết đến năm tháng, đêm ngày nữa. Một cô gái tài năng, tràn đầy sức sống, đẹp ca về tâm hồn lẫn thể chất vậy mà giờ đây chỉ còn như một cái bóng, một cái xác không hồn, làm lùi như con rùa trong xó cửa.

Thân phận nô lệ tủi nhục của Mị tiêu biểu cho số phận người phụ nữ miền núi dưới ách cai trị của chế độ phong kiến miền núi Tây Bắc. Họ là nạn nhân của hủ tục lạc hậu, của xã hội phong kiến thực dân tàn bạo, vô nhân đạo, chà đạp quyền sống, cướp đi quyền được hưởng hạnh phúc của con người.

– A Phủ là một thanh niên khoẻ mạnh, cường tráng, chăm chỉ nhưng lại rất nghèo. Hoàn cảnh của A Phủ cũng là hoàn cảnh của rất nhiều người Mông khác: nghèo khổ, không có ruộng nương, bị bọn quan lăng, thống lí bắt chẹt và trở thành nô lệ. Nhiều cô gái ước ao lấy được A Phủ. Thế nhưng vì dũng cảm đánh nhau với

A Sử khi hắn đến phá đám chơi tết nên A Phủ bị bắt về làm đứa ở cho nhà thống  lí. Tô Hoài đã phản ánh một tập tục nữa của người Mông, đó là tục phạt vạ, một tục lệ hết sức vô nhân đạo nhưng đã trở nên quá quen thuộc với tất cả đồng bào Mông. A Phủ bị đánh, bị bắt làm việc một cách cưỡng bức song cũng không có cách nào phản kháng lại được vì dường như tất cả những chuyện này là điều hiển nhiên tất yếu. A Phủ chính là nhân vật điển hình cho tầng lớp nông nô ở vùng cao Tây Bắc.

– Thống lí Pá Tra và A Sử là hai nhân vật đại diện cho thế lực phong kiến chúa đất tàn bạo ở miền cao Tây Bắc, không từ một thủ đoạn nào để bóc lột tận cùng sức lao động của người dân, làm giàu trên mồ hôi, xương máu của người lao động. Không chỉ bóc lột sức lao động của người dân lương thiện, chúng còn đây đọa tinh thần, bóp nghẹt lòng ham sống của họ. Cách A Sử bắt cóc Mị giữa đêm tình mùa xuân khi cô đang rạo rực khát vọng yêu đương; cách A Sự tàn nhẫn trói Mị vào cột khi cô lấy váy hoa chuẩn bị đi chơi, cách hắn trói A Phu khi anh để mất bò; những câu nói lạnh lùng của hắn… tất cả đều được Tô Hoài miêu tả chính xác, hấp dẫn khiến chân dung nhân vật toát lên vẻ riêng của một tầng lớp người ở vùng cao Tây Bắc.

c) Truyện sẽ mất đi sức sống tự nhiên khi nhân vật của Tô Hoài không được đặt trong một bầu không khí đậm màu sắc Tây Bắc. Đó là bức tranh thiên nhiên đặc trưng của vùng núi cao khi mùa xuân đến: “gió thổi vào cỏ gianh vàng ưng, gió và rét rất dữ dội…”. Đó là cảnh “trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xoè như con bướm sặc sỡ”. Đặc biệt là cái không khí rạo rực, ăm ắp sức xuân qua những cảnh “đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi…”. Tóm lại, cùng với bức tranh thiên nhiên đa sắc, biến ảo là những tập tục, những cảnh sinh hoạt đậm màu sắc vùng cao: trẻ con đi hái bí đỏ, tinh nghịch đã đốt những lều canh nương để sưởi lửa, cảnh người Mèo Đỏ “thành lệ cứ ăn Tết khi gặt hái vừa xong”, rồi cảnh “trai gái, trẻ con ra sân chơi ấy tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi khèn và nhảy”.

d) Nhà văn sử dụng ngôn ngữ đời thường, tự nhiên, mang màu sắc dân tộc vùng cao rõ nét: lối kể chuyện theo hơi hướng cổ tích ngay từ mở đầu truyện “Ai xa về…”; lối so sánh theo kiểu vật hoá (Mị “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”, “Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”…); lối độc thoại nội tâm, nhập sâu vào thế giới tinh thần của Mị để suy tư bằng giọng của người phụ nữ Mông bộc trực, thật thà, hồn nhiên, mộc mạc (“Huống chi A Sử Với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau!”, “Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi… Người kia việc gì mà phải chết thế.”)…

e) Nhận xét, đánh giá: Sắc màu Tây Bắc đậm đà trong tác phẩm Vợ chồng – Phủ là kết quả của những quan sát tinh tường sau chuyến thực tế của nhà văn Tô Hoài tại vùng reo cao Tổ quốc; thể hiện tấm lòng của nhà văn với mảnh đất. con người Tây Bắc và tài năng văn chương độc đáo.

Đề thực hành luyện tập thi THPT quốc gia môn Ngữ văn – Đề 12
Đánh giá bài viết