DÀN Ý

1. Đặt vấn đề:

– Giới thiệu đôi nét về tác giả Hồ Xuân Hương.

– Bài thơ Bánh trôi nước là một trong những tác phẩm xuất sắc của Hồ Xuân Hương viết về đề tài số phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

2. Giải quyết vấn đề:

– Bài thơ là một ẩn dụ lớn, xây dựng hình tượng bánh trôi nước là hình tượng phù hợp với phong cách thơ Hồ Xuân Hương: lối nói lấp lửng, đa nghĩa.

– Qua hình ảnh cái bánh trôi và quy trình làm bánh, Hồ Xuân Hương đã đề cập đến vấn đề số phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

+ Nhà thơ đã khẳng định vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Thân em vừa trắng lại vừa tròn.

+ Nhà thơ đã nói lên số phận bất hạnh của người phụ nữ (hoàn toàn phụ thuộc vào người khác, bị chà đạp, tước đoạt quyền sống), đồng thời lên tiếng bênh vực quyền sống, quyền được tự do, quyền được tự làm chủ cuộc sống của mình, của người phụ nữ.

+ Nhà thơ khẳng định vẻ đẹp trong tâm hồn của phụ nữ (tấm | lòng son), khẳng định giá trị của người phụ nữ trong cuộc sống.

3. Kết thúc vấn đề:

– Bài thơ chính là tiếng lòng của Hồ Xuân Hương, là ý thức của người phụ nữ có cá tính mạnh mẽ về giá trị, phẩm chất của mình trong xã hội.

– Bài thơ còn là tiếng lòng chung của tất cả những người phụ nữ trong xã hội cũ → giá trị nhân đạo sâu sắc.

BÀI LÀM

Đã từ lâu, hình tượng người phụ nữ đã đi vào thơ ca một cách thật tự nhiên và nhẹ nhàng. Họ trở thành trung tâm và là đề tài xuyên suốt .

trong lịch sử văn học dân tộc. Đã có rất nhiều nhà thơ, nhà văn viết về hình tượng người phụ nữ, tiêu biểu là Hồ Xuân Hương. Ta có thể thấy rõ điều này qua bài “Bánh trôi nước”. . .

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

Hồ Xuân Hương là người cùng thời với thi hào Nguyễn Du, bà từng giao thiệp, hoạ thơ với một số tạo nhân mặc khách thời bấy giờ. Với tài thơ ca xuất sắc, Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”. Thơ của bà có đề tài bình dị, đời thường, ngôn ngữ thuần Nôm, rất sắc sảo, hóm hỉnh và đa nghĩa. Đặc biệt, đó là tiếng nói ngợi ca phẩm chất tốt đẹp, là lời cảm thông, chia sẻ, bênh vực người phụ nữ trong cuộc đời. Có thể nói bài thơ “Bánh trôi nước” là tiêu biểu cho hồn thơ của Hồ Xuân Hương. Qua bài thơ này, tác giả muốn gửi gắm biết bao lời tâm sự và những tình cảm tốt đẹp về vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam xưa và nay.

Mới đọc bài thơ, ta tưởng chừng như đây là bài tả chiếc bánh trôi thông thường. Bánh trôi nước là một món ăn đậm đà bản sắc dân tộc. Chỉ chốc lát, Hồ Xuân Hương như hoá thân vào chiếc bánh để miêu tả chính mình. “Vừa trắng lại vừa tròn” Hiện lên trước mắt người đọc lúc này là hình ảnh chiếc bánh trôi làm bằng bột nếp sắc trắng với hình dáng tròn, nhân bánh làm bằng đường phên (“tấm lòng son”). Thật là một món ăn ngon! Hồ Xuân Hương chỉ đặc tả hình dạng, màu sắc của bánh thôi nhưng dường như chúng ta đang được tận hưởng cả hương vị đậm đà toả ra từ chiếc bánh ấy. Không những vậy, cả công đoạn làm bánh cũng được miêu tả thật tỉ mỉ: “Bảy nổi ba chìm với nước non – Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Bánh được nấu chín trong nồi nước sôi và chất lượng của bánh, ngon hoặc dở, rắn hay nát, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào bàn tay nhào bột nặn bánh của người làm ra nó. Với bốn câu thơ, không phô trương, không huyên náo nhưng Hồ Xuân Hương đã tái hiện được một cách thật độc đáo món ăn của dân tộc. Nữ sĩ viết về chiếc bánh trôi với tất cả lòng yêu mến tự hào bản sắc nền văn hoá Việt Nam. Có thể nói đây là một bài thơ giàu tính nhân dân.

Nhưng không phải chỉ vậy. Nếu như Hồ Xuân Hương chỉ viết về chiếc bánh trôi nước thì đây chỉ là bài thơ thông thường. Bà đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi để nói lên vẻ đẹp và số phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”  “Thân em” là cụm từ đã trở nên phổ biến trong ca dao Việt Nam, đặc biệt là ca dao than thân. Đây là cách nói khiêm nhường, dịu dàng,

kín đáo, một nét đẹp của người thiếu nữ. Bằng hai vế tiểu đối lừa trắng || vừa tròn”, câu thơ mở đầu không những gợi tả chất bánh ngon lành, tinh khiết, chiếc bánh xinh xắn, dân dã bình dị đáng yêu mà ẩn chứa sau nó là sự duyên dáng, trinh trắng của người thiếu nữ Việt Nam. . . . Một vẻ đẹp thật thanh khiết và trong sáng toát lên từ chính tâm hồn của họ!

Nếu như câu một là vẻ đẹp thuần khiết thì hai câu hai, ba lại làm – nổi bật rõ số phận của những người phụ  nữ

“Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Thành ngữ “Bảy nổi ba chìm” đã chia câu thơ thành nhịp 4/3 thật đều đặn. Đó là hiện trạng của chiếc bánh trôi khi luộc nhưng sâu xa hơn là số phận long đong, lận đận, chịu nhiều thiệt thòi do lễ giáo phong kiến trọng nam khinh nữ. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua số phận của Vũ Nương, của Thuý Kiều. Vũ Nương phải sống trong xã hội trọng nam khinh nữ, nàng xinh đẹp, đảm đang, chung tình nhưng lễ giáo và chiến tranh phi lí đã đẩy nàng đến cái chết, hạnh phúc đến với nàng chỉ là mơ hồ và chốc lát mà thôi. Xã hội đã xô đẩy họ hết bi kịch . này đến bị kịch khác. “Rắn nát mặc đầu tay kẻ nặn”. Bằng ngôn ngữ tương phản, hai chữ “rắn, nát” ám chỉ số phận của người phụ nữ được sung sướng, hạnh phúc hay bất hạnh đều do “tay kẻ nặn”, do cha mẹ hay chồng con định đoạt. Ngay cả hạnh phúc của đời con gái là được sống với người mình yêu thương thì họ cũng không được quyết định. Đến , đây, giọng thơ trở nên chậm rãi, Hồ Xuân Hương như chia sẻ và bộc lộ . niềm cảm thông sâu sắc đối với số phận của những người phụ nữ.

 “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

“Tấm lòng son”, một hình ảnh ẩn dụ thật đẹp nói về lòng son sắt thuỷ chung trong tình yêu của người phụ nữ. Đó là vẻ đẹp đôn hậu, vị tha, chịu thương, chịu khó của người mẹ, người chị, người con gái. Họ là thế đó. Dù có bị xô đẩy, bị áp bức nhưng người phụ nữ vẫn luôn một lòng yêu thương, lao động. Tình yêu gia đình, quê hương luôn luôn vẹn nguyên trong chính họ. Đây chính là vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam xa xưa. Cấu trúc câu thơ “Mặc dầu” vẫn giữ” vang lên như một sự khẳng định và ngợi ca tâm hồn trong sáng, tình yêu thuỷ chung. Nó biểu hiện một thái độ kiên trinh, bền vững. Bài thơ kết thúc trong niềm tự hào về phẩm chất cao quý của những người phụ nữ Việt Nam. .

Viết bài thơ này, Hồ Xuân Hương dường như muốn tâm sự với bạn đọc về chính số phận của mình. Cuộc đời của bà trải qua nhiều bất hạnh về mặt tình duyên. Có lẽ vì trải qua đau khổ nên bà mới hiểu rõ tâm trạng của những người phụ nữ đương thời. Bà xót thương, ngậm ngùi sẻ chia cùng với họ cũng như để sẻ chia với chính mình. Chính vì thế mà bài thơ mang giá trị nhân đạo sâu sắc.

– Cùng với “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, ta càng hiểu rõ thêm vẻ đẹp tâm hồn của những người phụ nữ. Họ bước vào thơ văn từ chính hiện thực và trở thành một hình tượng bất hủ của thơ văn muôn đời.

Giaibai5s.com

Đề số 4: Phân tích bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương – Văn mẫu lớp 7
3 (59.13%) 23 votes